Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 81,379
Coaching là thuật ngữ phổ biến trong những năm gần đây, Coaching giúp cho các doanh nghiệp, hay cá nhân có cơ hội khai mở tiềm năng của bản thân, tìm được mục tiêu mới, tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo có giá trị giúp ích cho công việc của họ. Vậy Coaching là gì? Phương pháp huấn luyện khai phá tiềm năng nhân viên, nhu cầu khách hàng. Công việc của người coach và bí quyết thành công. Mời bạn cùng theo dõi ngày bài viết này nhé!
Xem thêm:
Coaching là gì?
Coaching nghĩa là huấn luyện, là hoạt động giúp cải thiện hiệu suất của một cá nhân, hay tổ chức của công ty nào đó.
Cụ thể, Coaching chỉ là một cuộc trò chuyện giữa người Coach (chuyên gia) và một cá nhân, tổ chức (Coachee) để giải quyết những khó khăn mà họ đang mắc phải.
Trong đó, Coach sẽ là người dẫn dắt bạn, đặt câu hỏi cho bạn để thúc đẩy tư duy, tạo động lực để bạn tự tìm cách để giải quyết những vấn đề nan giải.
Từ đó, bạn có thể hiểu Coaching là gì? Là quá trình huấn luyện chỉ cho người học biết được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của bản thân, giúp họ tự nhìn nhận và đánh giá năng lực của mình để tự bứt phá trong công việc, cuộc sống.
Coaching xuất hiện lần đầu trong ấn phẩm “The Inner Game of Tennis” của tác giả Timothy Gallwey năm 1974 và dần trở nên phổ biến bởi những mô tả trong cuốn sách mà Gallwey viết đề cập rất chi tiết về tính ứng dụng của Coaching trong mọi lĩnh vực.
Bạn có thể nghe từ Coaching trong thể thao, chính là bắt nguồn từ đây. Mỗi vận động viên, hoặc một đội bóng cần phải có một người Coach để thúc đẩy tinh thần, tự tư duy chiến lược cho những trận đấu.
Đến cuối năm 1980, tiếp nối Timothy Gallwey, ông John Whitmore nghiên cứu và phát triển mô hình Grow (nói rõ hơn về Coaching là gì). Đến năm 1992, cuốn sách Coaching for Performance ra đời và trở thành tiêu chuẩn cho ngành Coaching, và John Whitmore cũng được xem là cha đẻ của Coaching hiện đại.
Vai trò của Coaching là gì?
Coaching sẽ giúp cho người được huấn luyện (Coachee) hiểu được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của mình để tự đưa ra phương án khắc phục. Cụ thể Coaching là gì?
+ Tạo ra môi trường sáng tạo, thoải mái cho mọi người có cơ hội phát triển tư duy của mình.
+ Giúp các Coachee đạt được những mục tiêu mong muốn
+ Thúc đẩy tính tự chủ, giúp họ tự giải quyết vấn đề của mình một cách có tư duy.
Ngày nay, ngành công nghiệp Coaching được mở rộng ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống như: Công việc, gia đình, tình yêu, mục tiêu phát triển bản thân,...
Vì thế, nói về lĩnh vực Coaching thì có rất nhiều dạng nhưng nổi bật nhất phải kể đến:
+ Life Coach (Huấn luyện cuộc sống)
+ Business Coach (Huấn luyện kinh doanh)
+ Career Coach (Huấn luyện nghề nghiệp)
+ Health Coach (Huấn luyện sức khỏe)
+ Relationship Coach (Huấn luyện phát triển mối quan hệ)
Từ đây bạn có thể hiểu các ngách của ngành Coaching là gì, chuyên ngành mà Coach muốn hướng đến.
Sự khác nhau giữa Coaching và Mentoring
Coaching
+ Khuyến khích các Coachee tự tìm ra câu trả lời cho mình, tự giải quyết những vấn đề trong công việc, cuộc sống
+ Vị trí giữa Coach và Coachee ngang bằng nhau, bình đẳng để tạo nên một cuộc trò chuyện thoải mái.
+ Người Coach luôn đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở, xây dựng
+ Coach có thể là bất cứ ai có chiều sâu, biết lắng nghe biết thúc đẩy tinh thần của mọi người.
Mentoring
+ Mentor là người cố vấn dẫn dắt mọi người đi đúng hướng trong công việc.
+ Mentor phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể.
+ Mentor định hướng tương lai và hỗ trợ bạn trong công việc để đạt được thành công ở một mảng bất kỳ.
+ Vị trí giữa Mentor và người được cố vấn(Mentee) sẽ có sự chênh lệch khi Mentor là người già dặn kinh nghiệm song hành cùng các Mentee để phát triển một mục tiêu nào đó.
Ứng dụng Coaching đối với cá nhân và doanh nghiệp như thế nào
Các Coach phải vận dụng kiến thức chuyên ngành, và khả năng đàm thoại của mình để thúc đẩy vận động trí nào cho tập thể nhân viên, các lãnh đạo để họ tìm ra cách giải quyết vấn đề hiện tại mà công ty gặp phải.
Mục tiêu là giúp bạn tìm ra công việc phù hợp, tự tin với bản thân để bước sang lĩnh vực mới.
Các Coach sẽ xác định mục tiêu của bạn, khả năng hiện tại và tiềm năng bản thân có thể phát triển được. Bạn sẽ dựa vào đó để tìm ra thế mạnh và khuyết điểm của bản thân.
Từ đó bạn sẽ tìm được công việc mong muốn, tìm thấy hướng đi mình cần phải làm.
Xác định và đạt được các thành tựu trong cuộc sống chính là mục tiêu của huấn luyện cuộc sống.
Mỗi người Coach sẽ có cách khác nhau để khai thác vấn đề của bạn. Nhưng với huấn luyện trong cuộc sống, họ sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của thực tại, những điểm mạnh bạn đang nắm giữ, từ đó giúp bạn phát triển bản thân.
Huấn luyện viên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn, mục tiêu, nghĩa vụ cần thực hiện và chiến lược kinh doanh cụ thể.
Các Coach sẽ khai vấn đi vào sâu các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, khuyến khích các lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp đóng góp ý kiến riêng của mình để tạo nên những điều phi thường.
Họ sẽ trực tiếp trao đổi về sức khỏe của bạn như thế nào, để tìm ra các các ảnh hưởng xấu gây hại cho sức khỏe, động viên tinh thần cho vận động viên chiến đấu hết mình trong các cuộc đấu.
Công việc của Coaching là gì?
Ngành Coaching hiện nay rất đa dạng ngành nghề và mọi lĩnh vực, nhưng quy chung lại thì công việc của người làm Coaching là gì?
+ Giao tiếp với học viên để nắm được mục tiêu và kỳ vọng của họ
+ Lên kế hoạch xây dựng lộ trình Coaching phù hợp
+ Khai vấn, đặt ra những câu hỏi khai thác sâu vào vấn đề của họ để giúp họ gợi mở ra được nhiều ý tưởng mới.
+ Đánh giá điểm mạnh của học viên và thúc đẩy họ khắc phục những điểm yếu.
+ Gợi ý cho học viên từng bước tiến dần đến mục tiêu
+ Theo dõi và ghi nhận kết quả đạt được của học viên.
Điều mà Coaching muốn hướng đến những Coachee đó là tự khai phá tiềm năng sâu thẳm của bản thân, đồng hành cùng Coachee chinh phục được mục tiêu của mình và xây dựng tính tự chủ để thúc đẩy hiệu suất làm việc.
+ Giúp Coachee tự khám phá những điểm mạnh yếu và tiềm năng bên trong mình
+ Xây dựng môi trường trao đổi sáng tạo, thoải mái, không phán xét và thiên vị bất cứ ai
+ Tập trung vào các câu hỏi mang tính tư duy, gợi mở vấn đề cho các Coachee vận động suy nghĩ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang có ảnh hưởng rất đáng kể đối với ngành coaching. Nó là một công cụ tiềm năng giúp tăng cường hiệu quả và chất lượng của chương trình huấn luyện. Các công nghệ AI như chatbot, tương tác giọng nói, cung cấp nội dung phù hợp với nhu cầu và trình độ của học viên giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. AI cũng giúp tăng khả năng truy cập và phân phối của chương trình huấn luyện bằng cách cung cấp các nội dung đào tạo qua các nền tảng trực tuyến và các phương tiện khác.
Sử dụng các công nghệ AI có thể giúp giảm chi phí và thời gian trong quá trình đào tạo bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, tối ưu hóa thời gian học tập và đánh giá năng lực của học viên.
AI ảnh hưởng đến Coaching như thế nào?
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng AI không thể thay thế hoàn toàn vai trò của các nhà huấn luyện trong ngành Coaching. Nó chỉ giúp công việc Coaching diễn ra hiệu quả và thuận lợi hơn. Cuối cùng, yếu tố con người là cần thiết nhất để đảm bảo chất lượng và giá trị của chương trình huấn luyện, đồng thời giúp đỡ và hỗ trợ học viên trong quá trình học tập.
Được biết AI có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành Coaching. Nhưng suy cho cùng “AI không phải là ma thuật”, do vậy cần phải có một quy trình ứng dụng AI hợp lý để tránh phản tác dụng. Bạn có thể áp dụng một vài phương pháp như sau để mang lại hiệu quả Coaching tốt hơn bằng AI:
Ứng dụng AI trong Coaching hợp lý giúp mang lại hiệu quả cao
Trong tất cả các trường hợp trên, việc ứng dụng AI trong ngành Coaching nên được thực hiện một cách cẩn thận và có tính đến những yếu tố đạo đức, song song đó là suy xét vấn đề an ninh thông tin. Đồng thời, các nhà huấn luyện nên duy trì vai trò chủ đạo và luôn tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng.
Phân biệt Coaching với các công việc khác Training, Mentoring, Consulting và Therapy
Coaching (Huấn luyện - Khai vấn)
Coaching là gì? Đó là nhằm thúc đẩy tư duy và năng lực bên trong họ. Coaching sẽ lắng nghe và đặt ra các câu hỏi mang tính xây dựng, gợi mở cho Coachee suy nghĩ tìm ra được đáp án của riêng mình
Training (Đào tạo)
Được hiểu là sự truyền đạt kiến thức giữa người có trình độ (Trainer) và học viên (Trainee).
Mentoring (Cố vấn)
Những Mentor là người có kinh nghiệm trong một lĩnh vực được các Mentee tôn trọng và nhờ hỗ trợ từ các Mentor để dẫn dắt, kèm cặp.
Consulting (Tư vấn)
Là quá trình mà người tư vấn sẽ lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho khách hàng, những người cần sự trợ giúp của tư vấn viên.
Therapy (Trị liệu)
Sẽ liên quan đến vấn đề chữa trị về tâm lý, người được chữa trị đang gặp tình trạng rối loạn tinh thần, các điều trị viên sẽ hàn nối những vết thương đó, bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng thoải mái.
Quy trình triển khai Coaching
Quy trình diễn ra Coaching cơ bản sẽ có những bước sau:
+ Xác định mục tiêu vấn đề: Thể hiện qua việc lắng nghe và nắm bắt được tình hình mà các Coachee đang gặp khó khăn.
+ Đặt câu hỏi: Coach sẽ liên tục đặt ra câu hỏi gợi mở ý tưởng giúp các Coachee động não tìm ra câu trả lời cho mình.
+ Lên kế hoạch hành đồng: Dựa vào mục tiêu và những câu trả lời của Coachee, lúc này cả 2 bên sẽ cùng hợp tác lên kế hoạch triển khai những hướng đi mới.
+ Theo dõi và ghi nhận kết quả: Nhiệm vụ của huấn luyện viên trong suốt quá trình hợp tác với Coachee đó là sự động viên, tạo động lực mạnh mẽ để họ tự tin vào bản thân của mình.
Kỹ năng trở thành người làm Coaching thành công
Kỹ năng cần thiết để trở thành Coaching là gì? Dưới đây là 8 kỹ năng mà bạn nên cần phải rèn luyện.
1/ Lắng nghe có chiều sâu
2/ Đặt câu hỏi mang tính gợi mở
3/ Đồng cảm và động viên
4/ Thân thiện
5/ Phản hồi tích cực
6/ Không phán xét
7/ Kỹ năng giao tiếp
8/ Đặt mục tiêu
Theo khảo sát từ CLB Coach Hà Nội báo cáo cho thấy 49% chuyên gia Coaching chưa có thu nhập, 12% có mức thu nhập 10 - 30 triệu/tháng, 4% thu nhập 30 - 50 triệu/tháng, 3% còn lại thu nhập 100 triệu/tháng.
Dù tỉ lệ còn khá chênh lệch nhưng có thể thấy ngành Coaching tại Việt Nam đang phát triển và có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Đối với doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp cần sự chuyển đổi mạnh mẽ trong kinh doanh
Khi doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề có khăn cần người đồng hành
Bạn muốn nhân viên và lãnh đạo phát triển bản thân, vượt qua rào cản bản thân để bứt phá hơn trong công việc.
Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của một người huấn luyện trong kinh doanh.
Đối với cá nhân:
Bạn muốn phát triển bản thân, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống
Bạn luôn cảm thấy căng thẳng, mất căng bằng trong cuộc sống và công việc.
Bạn muốn định hướng nghề nghiệp bản thân, muốn thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn muốn vượt qua vùng an toàn của bản thân và tự tin vào bản thân của mình.
Hy vọng với bài viết này, CareerViet đã giúp bạn biết đến ngành Coaching là gì cũng như tầm quan trọng của Coaching trong thời đại hiện nay. Để hiểu hơn về ngành khai vấn này bạn có thể tham khảo tại CareerViet và tìm kiếm việc làm tại CVHay, VieclamIT nhé!
Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function