Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 69,409
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
DESIGNER-k-vi.html"}{"1":73}" data-sheets-textstyleruns="{"1":0}{"1":31,"2":{"2":{"1":2,"2":1136076},"9":1}}{"1":46}{"1":48,"2":{"2":{"1":2,"2":1136076},"9":1}}{"1":61}{"1":65,"2":{"2":{"1":2,"2":1136076},"9":1}}{"1":73}" data-sheets-userformat="{"2":1049345,"3":{"1":0},"11":4,"12":0,"23":1}" data-sheets-value="{"1":2,"2":"Dù bạn đang muốn làm công việc thiết kế đồ họa, kiến trúc sư hay designer thì bạn vẫn phải trải qua phỏng vấn và sau đây là cách vượt qua phỏng vấn thông dụng nhất."}">Dù bạn đang muốn làm công việc thiết kế đồ họa, kiến trúc sư hay designer thì bạn vẫn phải trải qua phỏng vấn và sau đây là cách vượt qua phỏng vấn thông dụng nhất.
Kỳ 1: Phỏng vấn nhóm
Khi thế giới trở nên “phẳng” hơn, nguồn nhân tài dồi dào và đến từ nhiều nguồn hơn, thì các nhà tuyển dụng của chúng ta cũng trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn bao giờ hết để tìm ra cách sàng lọc ứng viên hiệu quả. Từ đó, phỏng vấn cũng đã được “tiến hóa” với nhiều loại hình đa dạng, đặc biệt “nguy hiểm” hơn khi ta không hề được biết trước mình sẽ phải đối mặt với kiểu phỏng vấn nào, từ đó đặt ứng viên chúng ta phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để không chỉ thích ứng ngay lập tức mà còn phải “tỏa sáng” để “lọt mắt xanh” nhà tuyển dụng. Hãy cùng CareerViet điểm qua 9 kiểu phỏng vấn “tuy quen mà lạ” dưới đây nhé:
PHỎNG VẤN NHÓM
Bạn bước vào phòng và nhận ra rằng có đến 5, 7 hoặc thậm chí 10 ứng viên khác sẽ cùng tham gia phỏng vấn với mình, và sau đó có cả một ban phỏng vấn (interviewer panel) là những người sẽ quan sát và quyết định chọn ứng viên nào để bước vào vòng trong. Sau một thoáng bất ngờ, bạn sẽ nhận thấy tim mình bắt đầu đập mạnh và chân như bước không vững, nhưng hãy tin tôi, cảm giác tiêu cực này chắc chắn sẽ không đến nếu bạn đã nắm chắc được bản chất của loại phỏng vấn này là gì.
Phỏng vấn nhóm
Phỏng vấn nhóm thường chỉ xoay quanh hai dạng:
- Panel Interview là khi các ứng viên được hỏi các câu hỏi phỏng vấn như nhau về cá nhân mỗi người – về kinh nghiệm, điểm mạnh/điểm yếu, hiểu biết về một lĩnh vực/ ngành nghề nào đó, thành tích trước đây v.v.
- Project Interview hay còn được biết đến như problem-solving hoặc work simulation, trong đó các ứng viên được giao một tình huống để cùng đưa ra hướng giải quyết, hoặc một vấn đề “nóng” hiện nay về kinh tế/ xã hội để các bạn thảo luận và nêu lên ý kiến của nhóm.
Ngày nay phỏng vấn nhóm rất được ưa chuộng bởi các tập đoàn lớn khi có nhu cầu tuyển số lượng lớn cho cùng một vị trí hoặc trong những chương trình chọn lựa và đào tạo “hạt giống” như Management Trainee, Leadership Trainee…
Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy tố chất gì ở ứng viên qua phỏng vấn nhóm?
- Kỹ năng làm việc nhóm của bạn – bạn có biết lắng nghe & tôn trọng ý kiến của người khác? Bạn có thể hiện được khả năng của mình mà không lấn át người khác? Bạn có giữ được bình tĩnh trong lúc thảo luận? Bạn có biết vì mục tiêu chung của nhóm thay vì lợi ích cá nhân và cái tôi của mình?
Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lập luận – Bạn có khả năng diễn đạt ý kiến của mình một cách cô đọng, súc tích, đi thẳng vào việc giải quyết vấn đề một cách dễ hiểu hay là giải thích lòng vòng gây mất thời gian của cả nhóm?
- Kỹ năng phân tích & giải quyết vấn đề - Kỹ năng này được thể hiện qua việc bạn xác định được trọng tâm của vấn đề và tập trung giải quyết nó. Ban phỏng vấn sẽ nhìn xem bạn có đặt được những câu hỏi để xác định vấn đề cốt lõi không? Những lý lẽ bạn đưa ra có “đánh” trực diện vào vấn đề được không?
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng lãnh đạo nhóm – Cho dù là một sinh viên mới ra trường hay chỉ mới vài ba năm kinh nghiệm vẫn hoàn toàn có thể bộc lộ được tố chất lãnh đạo qua loại hình phỏng vấn này. Không mờ nhạt, cũng không quá lấn át, biết tiết chế vừa đủ, làm chủ cuộc tranh luận, cho mọi người cơ hội được đóng góp ý kiến… đều là những tiền đề lý tưởng của một leader thực thụ đấy!
Kỹ năng lãnh đạo nhóm
Như vậy, bạn sẽ tự hỏi bạn cần làm gì để nằm trong vùng an toàn? Tôi đã từng ngồi trong “ban giám khảo” để chấm điểm khá nhiều các buổi phỏng vấn nhóm, và bí kíp tôi đúc kết cho bạn là:
i/ Các ứng viên khác – họ là đồng minh, không phải kẻ thù. Đúng, những ứng viên khác là đối thủ của bạn, nhưng không phải là trong vòng phỏng vấn nhóm. Một nhóm có thể bị đánh rớt toàn bộ, hoặc cũng có thể cùng nắm tay nhau bước vào vòng sau. Do đó, nguyên tắc là tôn trọng lẫn nhau và đặc biệt với dạng project interview, bạn hãy hỗ trợ người khác để cùng “vượt ải”. Đừng bao giờ cố tỏ ra mình “nguy hiểm” hơn người, bởi ranh giới giữa tự tin và ngạo mạn đến nực cười là rất mong manh. Hãy thực sự lắng nghe khi người khác nói, và hãy khuyến khích những người im lặng, nhút nhát tham gia vào câu chuyện.
ii/ “Mài dũa” từng câu nói của bạn. Một điểm yếu của hình thức Phỏng vấn nhóm là giới hạn về mặt thời gian cho mỗi ứng viên. Bạn sẽ không có thời gian rộng rãi để “trình bày hoàn cảnh” như hình thức phỏng vấn cá nhân, nên càng súc tích và thông minh trong câu trả lời càng tốt. Giữa những gương mặt xuất sắc kia, lời nói của bạn sẽ gây ấn tượng hay nhạt nhòa? Cá nhân bạn có để lại dấu ấn trong lòng nhà tuyển dụng không?
iii/ Hãy là người dẫn dắt – nhất là khi được giao giải quyết tình huống. Nếu bạn có khả năng lãnh đạo, đừng ngần ngại thể hiện. Hãy tự tin mở lời trước cả nhóm, giúp nhóm làm quen với nhau bằng cách mời từng người tự giới thiệu. Sau đó chủ động tóm tắt vấn đề cần giải quyết là gì, đồng thời nêu ý kiến cá nhân của bạn- vẫn trung thành với nguyên tắc cô đọng, súc tích như trên nhé. Trong lúc các thành viên còn lại nêu ý kiến của họ, hãy nhớ những điểm chính bằng cách ghi chép lại. Nếu có cá nhân nào trình bày dài dòng, hãy ngắt lời một cách lịch sự và tóm gọn lại kết luận của họ là gì. Đừng quên khuyến khích những thành viên rụt rè cùng tham gia tranh luận bằng cách đặt câu hỏi cho họ. Cuối cùng sẽ thật tuyệt vời khi bạn có thể tóm tắt lại ý kiến của mọi người, và cùng đi đến kết luận chung của cả nhóm.
Thông thường sau thời gian thảo luận, cả nhóm sẽ được yêu cầu trình bày lại ý kiến với ban phỏng vấn. Do đó đừng quên phân chia cấu trúc của bài thuyết trình và phân công từng thành viên chịu trách nhiệm trình bày từng phần. Bạn có thể tham gia trình bày một phần, hoặc có thể chỉ là người mở đầu và tóm tắt lại ý kiến của cả nhóm. Nếu thực hiện được trọn vẹn quy trình trên thì tôi chắc chắn đến 99% rằng bạn sẽ nhận được thư chúc mừng không lâu sau đó.
iv/ Luôn là chính bạn! Sẽ ra sao nếu bạn không phải là người hoạt ngôn, hoặc hoàn toàn không có khiếu lãnh đạo ? Tôi sẽ trả lời rằng « Không sao cả ». Nếu vị trí công việc này yêu cầu những tố chất đó, thì đơn giản đây không phải là việc phù hợp với bạn. Hãy là chính mình - một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua và tất cả những ngày trước đó. Để được như vậy, bạn cần để tất cả ưu điểm của mình được bộc lộ - vui vẻ, hài hước, chân thành, thông minh, nhạy bén. Hãy tham gia thật tích cực, cố gắng hết sức và làm hết mình trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Bạn đừng lo, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra những tố chất mà họ tìm kiếm nơi bạn.
Hãy đón xem kỳ 2 để biết thêm những hình thức phỏng vấn khác nhé.
Nguồn hình: Internet
Source: Mr. Buddy
Please sign in to perform this function