Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 792
Theo định nghĩa từ Wikipedia, ‘’đàm phán’’ là một cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người hoặc các bên nhằm đạt được kết quả có lợi. Mục đích của đàm phán là để giải quyết các điểm khác biệt, để đạt được lợi thế cho một cá nhân hoặc tập thể, hoặc để mang lại một kết quả đáp ứng các lợi ích khác nhau. Chúng ta cũng đang áp dụng đàm phán trong cuộc sống thường ngày rất nhiều, và ví dụ dễ thấy nhất là việc mặc cả khi mua hàng. Khi công việc đàm phán được nâng lên tầm doanh nghiệp, thì mọi việc không còn đơn giản như vậy. Có rất nhiều kỹ năng đàm phán đã được nhiều người thành công đúc kết và chia sẻ lại, và sau đây là 6 kinh nghiệm đàm phán thành công mà bạn có thể tham khảo.
1. Chuẩn bị kỹ càng
Bàn đàm phán cũng là một chiến trường, nếu bạn ra trận mà không mang theo vũ khí gì cả, thì bạn đã chắc chắn thua kể từ lúc mới bắt đầu rồi. Vũ khí của bạn trên bàn đàm phán chính là việc bạn nắm rõ mục đích của bản thân và hiểu rõ nhu cầu của đối phương. Hãy nghiên cứu đối phương thật kỹ để biết họ cần gì và điểm mạnh điểm yếu của họ là gì.
2. Biết khi nào là ‘’đúng lúc’’
Việc này rất quan trọng đối với bất kỳ cuộc đàm phán nào. Bạn phải biết khi nào là lúc ‘’nên’’ đưa ra câu hỏi của mình. Có những lúc bạn cần phải thật mạnh mẽ và xông xáo, nhưng có những lúc bạn nên chờ đợi. Khi đã đến lúc, hãy mạnh dạn nhấn mạnh cho đối phương biết nhu cầu của bạn là gì, nhưng bạn không nên quá thúc ép họ nếu muốn giữ mối quan hệ lâu dài giữa hai bên.
Nữ doanh nhân với 6 kinh nghiệm đàm phán thành công
3. Bỏ cái tôi sang một bên
Trên bàn đàm phán hãy giữ tư tưởng win - win, hai bên cùng thắng, đó không phải là nơi để bạn thể hiện ra là mình thông minh tài giỏi như thế nào. Hãy khiến cho đối phương cảm thấy rằng kết quả chung cuộc là hợp lý và đúng với ý họ.
4. Biết cách thỏa hiệp
Kinh nghiệm là đừng bao giờ chấp nhận ngay lời đề nghị đầu tiên của đối phương. Kể cả khi đó là một kết quả tốt hơn nhiều so với dự định của bạn, hãy tỏ ra thất vọng và lịch sự từ chối, sau đó cố gắng đàm phán lên một mức cao hơn. Ngoài ra việc bạn đồng ý ngay với đề nghị của họ ngay từ lần đầu tiên cũng có thể khiến đối phương cảm thấy hụt hẫng và cảm giác như có gì đó không ổn.
5. Luôn đòi hỏi có sự trao đổi
Khi nhân nhượng cho đối phương một yêu cầu, thì bạn cũng phải đòi hỏi ngay lại một quyền lợi cho bạn. Bạn đừng mong chờ và tin tưởng rằng sau này đối phương sẽ đền bù cho bạn. Hãy nói với họ rằng ‘’Nếu tôi đồng ý thì anh có thể giúp lại gì cho tôi’’, điều này sẽ giúp bạn có thể đạt được cái gì đó và qua đó cho đối phương thấy mình không phải người dễ dàng nhượng bộ.
6. Không thương lượng đối đầu
Hãy giữ nguyên tắc win - win, hai bên cùng thắng và tỏ rõ cho đối phương thấy rằng bạn đang muốn cùng họ tìm kiếm giải pháp để hai bên cùng có lợi, thay vì nghĩ rằng bạn là người sẽ làm tất cả chỉ để đạt được mục đích ban đầu của mình.
Nữ doanh nhân với 6 kinh nghiệm đàm phán thành công
Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng, do đó hãy cẩn thận với những lời nói đầu của mình. Nếu đối phương đưa ra quan điểm mà bạn không đồng ý thì cũng đừng tranh cãi ngay lập tức với họ. Việc tranh cãi sẽ chỉ khiến cho đối phương cố gắng chứng minh là mình đúng. Tốt nhất là bạn nên đồng ý với họ trước, rồi sau đó đáp trả lại theo 3F - Feel, Felt, Found (tạm dịch: Cảm nhận, Cảm thấy, Tìm thấy) tỏ ra đồng cảm, chia sẻ trải nghiệm tương tự, đưa ra lý do.
Bạn có thể trả lời như sau: "Tôi hiểu cảm giác của anh. (Tỏ ra đồng cảm). Nhiều người cũng có cảm xúc tương tự sau khi nghe tôi chia sẻ về giá cả. (Chia sẻ trải nghiệm tương tự). Nhưng sau khi tìm hiểu kĩ đơn chào hàng của chúng tôi, họ luôn nhận thấy rằng giá của chúng tôi là hợp lý nhất trên thị trường". (Đưa ra lý do).
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function