Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,693
Với bất kỳ ai, cảm giác bị nhận một lời phê bình đều rất khó khăn, kể cả với những nhân viên vốn thường xuyên bị sếp rầy la thì việc này cũng chưa bao giờ dễ dàng. Tất nhiên, không phải lời phê bình nào cũng tiêu cực, vấn đề là đưa ra lời phê bình như thế nào.
Đưa ra lời phê bình hợp lý thậm chí còn khó khăn hơn nhận lại. Làm thế nào để đưa ra lời phê bình mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ? Tất nhiên, nền tảng của bất kỳ tổ chức nào là sự thật. Nếu bạn không tin tưởng nhau, thì việc bạn nói gì hoặc nói như thế nào cũng chẳng thành vấn đề. Nhưng nếu sự tin cậy được thiết lập, thì những cách sau có thể sẽ có ích.
Sẽ rất khó nếu bạn muốn ai đó phải thay đổi một vấn đề mà ngay tại thời điểm đó họ không thể làm gì hơn được. Chẳng hạn, tại một cuộc gặp gỡ với khách hàng, bạn nói với một nhân viên nữ của mình là lẽ ra cô ta không nên mặt bộ váy đó vào tối nay.
Lời góp ý của bạn sẽ rất phù hợp nếu nó được đưa ra vào thời điểm trước khi tiến hành cuộc gặp, hoặc sẽ có ích cho những lần sau. Nhưng ngay tại thời điểm đó, chẳng lẽ bạn muốn nhân viên của mình thay trang phục khác ngay lập tức?. Lời phê bình đó chỉ làm cho nhân viên nữ này cảm thấy lúng túng.
Thử đặt mình vào vị trí người bị phê bình vì những điều họ không thể thay đổi, bạn sẽ thấy khi đó họ sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng lời phê bình của bạn có mục đích hạ nhục họ một cách cá nhân.
Không phê bình khi bạn đang tức giận hoặc thất vọng, cũng không phải trước mặt những người khác. Không phải khi bạn đang vội vã. Việc phê bình sẽ nguy hiểm nhất khi bạn đang chứa đầy cảm xúc, cho dù việc này có thể làm bạn "hạ hoả" nhưng về lâu dài, nó có hại nhiều hơn lợi. Do vậy, đầu tiên hãy để bạn bình tĩnh, sau đó hãy phê bình.
Một ông sếp phê bình nhân viên hay đi làm muộn một cách rất khéo léo: "Cậu làm việc rất hiệu quả đấy, nhưng cố gắng đến đúng giờ để mọi người không phải đợi cậu nhé". Hãy cố gắng nói với nhân viên theo cách làm cho họ cảm thấy được đối xử công bằng, không thấy tức giận hay cảm giác bị tổn thương.
Hãy cẩn thận không tấn công ai đó một cách cá nhân. Tránh sử dụng các câu như: "Anh lúc nào chẳng thế", "Hay là anh định chống đối?" ...Cũng đừng nói "vòng vo tam quốc", thay vì thế, hãy bình tĩnh nói về vấn đề cụ thể, những sai sót của người đó. Nếu bạn không thể nói thẳng, làm sao bạn có thể mong người khác hiểu?
Giúp người khác hiểu rằng anh ta hoặc cô ta có thể tiến bộ. Luôn hỗ trợ họ khi họ tiến hành những thay đổi mà bạn muốn họ giành được. Phân công trách nhiệm cho họ khi phù hợp mà không vì những ác cảm hay sai lầm vô tình trước đây. Xem lời phê bình giống như là một điều tích cực hơn là điều phải tránh né.
Nếu bạn đã dành thời gian để phê bình, hãy dành thời gian để khen ngợi. Không chỉ điều này sẽ nâng tốc độ của quá trình cải thiện, mà xa hơn, việc phê bình sẽ được lưu tâm. Nếu bạn phát triển những lời phê bình và lời khen tích cực, mọi người sẽ trở nên bình tĩnh, tự đánh giá thường xuyên công việc của họ và không lo sợ khi nghĩ đến những lời phê bình, rầy la.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo Lãnh Đạo
Please sign in to perform this function