Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,723
Sinh viên trước lúc lên đường đi thực tế |
Nghe thông báo về đợt thực tế dài ngày cuối tháng tư, cả lớp K50 Báo chí (ĐH KHXH&NV, Hà Nội) đều hào hứng. Nhưng khi nhắc tới khoản kinh phí đóng góp thì không khí đột nhiên... chùng xuống.
Đợt thực tế này, K50 sẽ du hành vào TP Đà Nẵng 9 ngày. Nhà trường hỗ trợ tiền xe, còn tiền ăn ở, sinh hoạt sinh viên phải tự lo. Chỉ tính sơ sơ, ít nhất mỗi người cũng phải nộp khoảng 1 triệu đồng.
Đấy là chưa kể những chi phí phát sinh khác. H (K50BC) thở dài: “Mặc dù chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng mình vẫn “choáng” khi nghe thông báo mức đóng góp. Với gia đình mình 1 triệu đồng không hề nhỏ”.
Giữa tháng ba vừa rồi, K50 khoa Đông Phương (ĐH KHXH&NV, Hà Nội) cũng có đợt thực tế dài ngày tại Trung Quốc. “Xuất ngoại” đồng nghĩa với “xuất tiền”, và đương nhiên “cái giá” phải trả cao hơn nhiều so với đi thực tế trong nước.
H. thuộc diện gia đình khó khăn trong lớp. Mỗi tháng ba mẹ chỉ gửi cho H tối đa 700.000 đồng. 3 triệu đồng, tính ra bằng cả 5 tháng tiền ăn ở của cô trên Hà Nội. Cô bạn L. cùng lớp H. cũng hoàn cảnh không kém. Lâu nay, L không xin viện trợ từ ba mẹ. Túc tắc làm thêm trang trải cuộc sống.
“Vất vả cả tháng trời cũng chỉ kiếm gần một triệu. Tằn tiện lắm mới đủ tiêu. Bây giờ, đùng một cái phải nộp liền lúc 3 triệu tiền đi thực tế, mình xoay sao kịp? Cực chẳng đã đành gọi về nhà. Thể nào ba mẹ cũng phải đi vay” - L tâm sự.
B. sinh viên đang theo học ngành du lịch cho hay: “Do đặc thù ngành học nên trung bình cứ hai tháng lớp mình lại đi thực tế một lần. Kinh phí chủ yếu là tự cấp tự túc. Vấn đề đóng góp khá nan giải vì điều kiện của các bạn trong lớp không giống nhau”.
Với đại đa số sinh viên có mức sống trung bình, thì đóng tiền đi thực tế luôn là nỗi ám ảnh. N.A (ĐH Văn hóa Hà Nội) nói: “Hễ biết sắp có đợt thực tế là trước đó cả tháng trời phải “bóp mồm bóp miệng”, dành dụm tiết kiệm. Thế mà sau mỗi lần đi về vẫn viêm màng túi”.
Trước đây, trong khoản hỗ trợ sinh viên đi thực tế, ngoài tiền xe cộ, nhà trường còn hỗ trợ thêm mỗi người tối thiểu “vài ngàn”... tối đa khoảng “chục ngàn”. Số tiền này tuy không thấm tháp vào đâu so với vô vàn thứ cần chi song cũng gọi là ...“động viên tinh thần”.
Đến nay, ngay cả nguồn động viên ấy cũng bị cắt giảm. P.A (K50 Báo chí, ĐH KHXH&NV, Hà Nội) làm một phép so sánh: “Các anh chị khóa trên được hỗ trợ thêm 15.000đ tiền ăn ở, đến lượt bọn mình hoàn toàn phải tự lo từ A đến Z. Giá cả sinh hoạt thì ngày càng đắt đỏ, tăng cao đến chóng mặt. Sinh viên lao đao mà chẳng biết kêu ai?”.
PGS.TS Đinh Hường, Chủ nhiệm Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV, Hà Nội cho hay: “Trường và Khoa đều muốn hỗ trợ thêm kinh phí cho sinh viên, nhưng với mức ngân sách đào tạo như hiện nay thì...rất khó. Biết sinh viên sẽ khó khăn, thương sinh viên, song cũng đành... thương để bụng”!
Đi thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp luôn được sinh viên chờ đợi. Nhưng kèm với nó, nỗi lo “kinh phí” luôn thường trực. Tương lai của những chuyến thực tế “thanh thản” cho sinh viên xem ra vẫn còn rất khó!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo TPO
Please sign in to perform this function