Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,220
Những ngày giáp Tết, khi sinh viên trong nước đang rục rịch về quê đón Tết thì ở nước Đức xa xôi, những sinh viên du học vẫn đang xuôi ngược bươn chải làm thêm để nuôi chí lớn...
Chiều tối 30 Tết, gió thổi ào ào, tuyết phủ trắng xóa con phố nhỏ gần nhà ga trung tâm Hannover, nơi có một quán ăn Việt Nam nhỏ ấm áp tấp nập thực khách. Trong bếp, một chàng trai đang lúi húi thái rau, rửa bát. Đó là Nguyễn Anh Đức, hệ Thạc sỹ chuyên ngành cơ điện tử ĐH Hannover. Đức thường đến làm việc ở quán vào ngày nghỉ cuối tuần.
Công việc nào cũng đến tay cậu, từ thái rau, củ, quả, bồi bàn, thu tiền, dọn dẹp, rửa bát đũa… Đây là công việc mà đa số sinh viên Việt ở Đức vẫn thường làm bởi dễ tìm nhất nhưng lại là công việc nặng nhọc nhất và có thu nhập ít nhất.
Với khoảng 10 tiếng làm việc, Đức được trả 40 euro. ở những nơi khác, người làm thuê chỉ nhận được 30 euro mỗi buổi. Không chỉ làm phụ bếp, Đức còn kiếm được việc nghiên cứu trợ giúp khoa học (Hilf-Wissenschaften, gọi tắt là HiWi) ở ngay trong trường của mình.
“Mình làm phụ bếp để kiếm tiền thực sự. Còn việc tham gia lập trình giúp mình học tập được cách nghiên cứu của một nước phát triển, trau dồi kỹ năng ngôn ngữ, tăng thêm khả năng hòa nhập với môi trường làm việc để có nhiều điều kiện phát triển sau này” - Đức tâm sự.
Trong số những người may mắn kiếm được công việc HiWi phải kể đến Trần Ngọc Hồ, ngành tự động hóa ĐH Hannover. Hồ được nhận làm trợ giảng giáo sư.
Tại Đức, các trường đại học thường có các dự án và sinh viên có thể tham gia thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu và kiếm thêm thu nhập. Có người được giao soạn bài, dịch tài liệu hoặc những công việc kỹ thuật như khoan, đục, đẽo… SV học kỳ 1 và 2 thuộc khoa Kỹ thuật Điện có những môn tương đối khó.
Cho nên thời gian học của họ được chia làm 3 phần: Giờ giảng của giáo sư, giờ làm bài tập trên giảng đường kéo dài 45 phút cho tất cả sinh viên và giờ làm bài tập chia làm các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 30 - 80 người.
Hồ được phân công giảng bài tập cho 2 nhóm. Vào đầu tuần, Hồ nhận bài tập của giáo sư gửi, chuẩn bị ở nhà rồi đến trường “đứng lớp” khoảng 90 phút. Đầu tiên, Hồ cho sinh viên tự làm bài tập rồi đến giảng giải cho từng sinh viên nếu có câu hỏi và cuối cùng đưa ra lời giảng trên bảng.
“Đứng trước gần 80 sinh viên bản xứ, ban đầu mình cũng thấy run, nhưng sau quen dần, thấy tự tin hơn” - Hồ kể. Do Hồ có nhiều kinh nghiệm làm gia sư từ khi còn là SV khoa Điện tử - Viễn thông ĐHBKHN nên công việc diễn ra rất suôn sẻ.
Sau giờ giảng, Hồ nhận bài của nhóm sinh viên mang về nhà chữa và mang đến trả vào hôm sau. Hồ được trả khoảng 8 euro/giờ. Mỗi tuần cậu dành 3 tiếng trên lớp và 3 tiếng ở nhà nên thu nhập mỗi tháng khoảng 200 euro, đủ trang trải tiền thuê nhà.
Có được những ngày rảnh rỗi quả là hiếm hoi đối với Duy Hải, SV năm thứ 2 ĐH Hannover. Sang đây đã 2 năm, nhưng Hải chưa bao giờ có được những ngày nghỉ trọn vẹn do phải đi làm thêm.
“Mùa đi làm thêm” - theo cách gọi của cánh SV du học ở đây - thường rơi vào kỳ nghỉ hè kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 hoặc kỳ nghỉ đông từ tháng 2 đến tháng 4, kể cả dịp Noel, năm mới dương lịch và âm lịch.
May mắn được ký hợp đồng với một Cty phát hành báo chí nên cứ đến thứ Hai hàng tuần, Hải lại đáp tàu xuống địa phương cách Hannover chừng 80km để giao báo.
Công việc khá vất vả và cậu phải chấp nhận nghỉ 1 buổi học mỗi tuần. Dù số tiền không nhiều, khoảng 150 - 250 euro, nhưng cũng đủ để trang trải tiền nhà và bảo hiểm.
Việc làm thêm dường như đã trở thành điều tất yếu của mỗi sinh viên ở đây. Bọn mình thường nói đùa với nhau rằng “học phải đi đôi với làm và điều quan trọng hơn là có điều kiện để nuôi dưỡng chí lớn sau này” - Duy Hải cho biết.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: (Theo Tiền Phong)
Please sign in to perform this function