Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 13,337
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua từ Specialist nhưng bạn có thật sự hiểu hết nó có khái niệm gì không? Trong tuyển dụng, đây là chức danh công việc không phải ai cũng dễ đạt được bởi nó đòi hỏi cao về kiến thức, trình độ. Vậy để hiểu chính xác Specialist là gì? Những lĩnh vực nào cần có vị trí này? Mức thu nhập của một Specialist như thế nào?... Hãy để CareerViet giải đáp các thắc mắc trên cho bạn qua bài viết dưới đây nhé.
Specialist là thuật ngữ mô tả các nguyên tắc, tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng cần thiết mà một người cần phải có khi đảm nhận công việc của mình.
Ngoài định nghĩa trên, khái niệm Specialist còn được sử dụng để nói đến những người được giáo dục tốt, tự chủ trong công việc và thường đảm nhận những việc làm yêu cầu về trí tuệ.
Qua phân tích về Specialist là gì, bạn có thể hiểu đơn giản Specialist là chuyên gia hay chuyên viên. Họ là người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nhất định nào đó. Vị trí Specialist đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Một số vị trí Specialist cụ thể như lập trình viên, chuyên gia nguồn nhân lực, chuyên gia tài chính,... Tuy nhiên, không phải nghề nào cũng được gọi là Specialist.
Specialist là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực nhất định (Nguồn: Internet)
Như đã trình bày ở phần trên, Specialist là một người chuyên về một lĩnh vực và được chứng minh bằng các chứng nhận. Họ cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực đó ở một thời gian rất lâu, có nhiều năm kinh nghiệm.
Còn Expert là một người có kiến thức sâu rộng, khả năng thành thạo trong một chủ đề nhất định. So với Specialist, Expert có ý nghĩa rộng và bao quát hơn. Bạn có thể là Expert về giải trí, một người thợ điện, một người dọn vệ sinh… miễn là bạn giỏi và am hiểu về chúng. Trong khi bạn chỉ có thể trở thành Specialist khi đã có chứng chỉ công nhận, thường đề cập đến những cá nhân làm việc trí óc.
Vậy còn sự khác biệt giữa Consultant và Specialist là gì? Bạn có thể hiểu Consultant là một cá nhân đưa lời khuyên về một vấn đề thuộc chuyên môn, am hiểu của họ. Có thể nói, khi bạn giỏi về chuyên môn một ngành nào đó hay bạn có kinh nghiệm thì bạn đã được gọi là Consultant. Trong doanh nghiệp, vị trí này được gọi là chuyên viên tư vấn với nhiệm vụ chính là thực hiện tư vấn hay giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Có nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, tài chính, bất động sản… đều cần vị trí Consultant.
Tóm lại, Specialist là người tinh thông trong lĩnh vực được chỉ định. Còn Consultant là người người tư vấn, có thể hỏi về mối quan tâm cụ thể của bạn ở ngành nghề dịch vụ nào đó.
Xem thêm:
Accountant là gì? Mô tả công việc của accountant, kỹ năng cần có
Mentor Là Gì? Phẩm Chất Cần Thiết Để Trở Thành Mentor Giỏi
Specialist, Expert và Consultant có gì khác nhau (Nguồn: Internet)
Medical Specialist là người có chuyên môn trong lĩnh vực y học như nội khoa, nhi khoa, thần kinh học, tai mũi họng, tim mạch… Một Medical Specialist là một chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe đã được tổ chức công nhận hoặc họ đã có các nghiên cứu y tế chuyên ngành. Khi bạn có vấn đề về sức khỏe thì Medical Specialist chính là người mà bạn cần gặp. Họ sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong việc tìm ra giải pháp phù hợp để khám chữa bệnh, đảm bảo sức khỏe con người.
Hiện nay, nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe rất cao. Vì vậy, nhân sự cho ngành này không bao giờ là đủ. Hơn nữa, ngày càng có những bệnh mới phát sinh chưa có thuốc điều trị thì ngành y tế luôn cần đến những chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi.
Medical Specialist là người có chuyên môn cao trong một lĩnh y tế (Nguồn: Internet)
Chắc hẳn bạn từng nghe đến chức danh “chuyên gia công nghệ thông tin”, đấy chính là khái niệm dễ hiểu nhất để diễn giải cho IT Specialist là gì. Họ có nhiệm vụ về mặt kỹ thuật, chịu trách nhiệm bảo trì, giám sát hệ thống máy tính cũng như các công việc như triển khai, thiết kế phần mềm, an ninh mạng…
Trong kỉ nguyên phát triển mạnh về công nghệ như hiện nay, IT Specialist luôn là vị trí cần thiết trong hầu hết mọi doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều bạn trẻ cho nhiều vị trí như: lập trình viên, nhà phân tích hệ thống, kỹ sư máy tính, kỹ sư điện toán đám mây… Bạn có thể tham khảo VieclamIT.vn, cổng công nghệ thông tin chuyên nghiệp dành cho dân IT.
IT Specialist là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực máy tính nói chung (Nguồn: Internet)
Specialist Communication được hiểu là chuyên gia truyền thông với vai trò là đại diện bộ mặt của công ty. Họ thực hiện các công việc như: soạn thảo thông cáo báo chí, trả lời câu hỏi của giới truyền thông, làm việc và trao đổi với công chúng, quản trị website và tiếp thị trực tuyến… Nhìn chung là trách nhiệm của một Communication Specialist là quảng bá hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng của công ty đến với khách hàng.
Có thể nói trong mỗi tổ chức, vấn đề truyền thông được quan tâm hàng đầu bởi vì một khi hoạt động truyền thông hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh số tăng trưởng. Do đó nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này cũng khá cao. Tuy nhiên yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra cũng không phải là đơn giản, ngoài chuyên môn bạn cần có kỹ năng giao tiếp, có tư duy sáng tạo, có mối quan hệ xã hội rộng,...
Xem thêm: Producer là gì? Công việc và vai trò của producer trong giới giải trí
Giao tiếp, đối ngoại là lĩnh vực của một Communication Specialist (Nguồn: Internet)
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính được gọi là Finance Specialist. Theo đó, họ là người có kiến thức chuyên môn về tài chính - kinh tế, các kỹ năng tính toán, giao tiếp và thương lượng thuyết phục... Công việc chính của Finance Specialist là gì, chính là đi tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm, tư vấn các giải pháp đầu tư cũng như các sản phẩm tài chính… cho khách hàng từ đó giúp họ phát triển nguồn tài chính hiện tại. Để có cơ hội làm việc ở những công ty lớn, chuyên gia tài chính cần có một số bằng cấp phổ biến như ACCA, CPA, ACA…
Xem thêm: Leader Là Gì? Những Kỹ Năng, Tố Chất Leader Xuất Sắc Cần Có
Chuyên môn về giỏi về kinh tế, tài chính là Financial Specialist (Nguồn: Internet)
Ngoài các khái niệm Expert và Consulate, còn một thuật ngữ bạn cần phân biệt với Specialist, đó chính là Generalist. Đây là hai vị trí việc làm khác nhau hoàn toàn, cụ thể:
Specialist
Generalist
Nếu Specialist tập trung vấn đề cốt lõi, thì Generalist có ý nghĩa khái quát hơn (Nguồn: Internet)
Nếu như bạn đã hiểu Specialist là gì thì bạn sẽ biết đây là vị trí khó bị thay thế trong một doanh nghiệp. Bởi vì công việc của họ đòi hỏi cao về kiến thức uyên bác, kinh nghiệm chuyên môn cho duy nhất một lĩnh vực. Tiếng nói của các Specialist luôn có giá trị và được ban lãnh đạo xem trọng để ra quyết định cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn nhưng thị trường lao động lại khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tuyển dụng ở các vị trí nhân viên phổ thông nhưng để có được một Specialist là điều không đơn giản.
Những người làm ở vị trí Generalist luôn có vốn kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng tổng quan, đây là một lợi thế lớn nhất của người Generalist. Họ có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau cùng lúc nắm nhiều thông tin và phát triển kỹ năng liên quan đến công việc của họ.
Các Generalist còn có khả năng kết nối với nhiều lĩnh vực nhờ đó con đường sự nghiệp của họ luôn đa dạng, thú vị và có nhiều cơ hội phát triển. Vì thế dù thị trường có thay đổi như thế nào đi nữa thì người Generalist vẫn luôn hòa nhập và thích nghi tốt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp đều có những kế hoạch thay đổi để đáp ứng phù hợp với xu thế chung. Chắc chắn trong tương lai, định hướng nghề nghiệp của Specialist và Generalist sẽ trở thành công việc tất yếu với nhiều cơ hội phát triển.
Tùy vào khả năng làm việc, tư duy cũng như năng lực của mỗi người mà Specialist có thể học hỏi thêm ở nhiều lĩnh vực. Từ đó có thể phát triển công việc của mình một cách đa dạng hơn để trở thành một Generalist. Ngược lại, một Generalist cũng có thể nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực mình yêu thích để phát triển năng lực cốt lõi. Với khả năng và tư duy vốn có của Generlist thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội trở thành Specialist.
Tùy vào kinh nghiệm, chuyên môn và lĩnh vực của từng doanh nghiệp mà Specialist sẽ có mức lương tương xứng. Theo trang khảo sát VietnamSalary.vn, Product Specialist có mức trung bình lương là 19,7 triệu/tháng. Đến đây chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi Product Specialist là gì mà mức thu nhập hấp dẫn đến thế. Không chỉ riêng Product Specialist mà nhìn chung các chức danh Specialist có thu nhập tương đối cao do phải đảm đương những vị trí mũi nhọn trong doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của một số vị trí Specialist như:
Mức lương của một chuyên gia khá hấp dẫn tùy theo lĩnh vực và kinh nghiệm của họ (Nguồn: Internet)
Các vị trí chuyên gia đều yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nhất định. Bên cạnh đó, vị trí này còn yêu cầu về những kỹ năng thành thạo, đặc biệt là khả năng giao tiếp và ngoại ngữ. Ngày nay nhu cầu tuyển dụng khá cao cho chức danh chuyên gia tuy nhiên thị trường lao động lại không đáp ứng được do đòi hỏi cao về yêu cầu công việc.
Chắc hẳn khi đã đọc đến đây, CareerViet tin chắc rằng bạn không chỉ có ý tìm hiểu về Specialist là gì. Hơn hết bạn có ý định chinh phục vị trí chuyên gia ở lĩnh nào đó đúng không nào? Bạn muốn trở thành chuyên gia Marketing, chuyên gia y tế, chuyên gia tài chính… Và còn nhiều hơn nữa. Tất cả sẽ có tại CareerViet, địa chỉ tuyển dụng và việc làm lớn nhất, uy tín nhất Việt Nam hiện nay. Đến với CareerViet giấc mơ chinh phục chức danh Specialist của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Executive trong các tin tuyển dụng có nghĩa là “quản lý, lãnh đạo, điều hành”. Như vậy, ta có thể hiểu, tên các nghề nghiệp có gắn thêm Executive sẽ là các vị trí lãnh đạo. Executive có nhiều lĩnh vực khác nhau như: HR Executive, Marketing, Executive, Sale Executive… Khác với Specialist, một người Executive không chỉ hiểu rõ về chuyên môn lĩnh vực họ quản lý mà họ còn phải có khả năng lãnh đạo, khả năng giám sát các nhân viên dưới cấp của mình. Họ không chỉ đối mặt với một dự án chuyên môn như Specialist, họ còn phải chịu trách nhiệm trước sự thành bại của của một chiến lược, trước toàn bộ nhân viên.
Đây chức danh công việc tạm dịch là chuyên viên thu hút nhân tài. Họ là người triển khai quy trình tuyển dụng tại các doanh nghiệp và tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Thế còn HR Specialist là gì? Nếu như Human Resource chỉ bao gồm các hoạt động chủ yếu tới ứng viên như: đưa tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá. Trong khi Talent Acquisition có phạm trù rộng hơn, ở tầm cao hơn với các chiến lược như: phân định nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu tuyển dụng, đảm bảo sự vận hành của bộ máy nhân sự hiện tại và tương lai.
Marketing Specialist là người có thể thiết kế, có ý tưởng sáng tạo và bao quát một dự án marketing. Công việc của họ gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích xu hướng, đưa ra các chiến lượng quảng bá sản phẩm cũng như lời khuyên để tiếp cận thị trường mục tiêu tốt nhất.
Như vậy qua bài viết, bạn đã hiểu thế nào là Specialist là gì và những thông tin liên quan đến chức danh này. Hy vọng với những chia sẻ này, CareerViet sẽ giúp các bạn định hướng rõ ràng con đường sự nghiệp tương lai của mình. Nhấn chuột ngay CareerMap.vn sẽ mở ra lộ trình nghề nghiệp cho từng ứng viên cụ thể. Chúc bạn sớm thành công!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | An Khang tuyển dụng | Tìm việc làm ở Quận 8 Tạ Quang Bửu | Việc làm tại nhà TPHCM
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function