Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 40,133
Test Case là gì? Test Case là tên gọi của bộ tài liệu kiểm thử nhằm kiểm tra tính năng của phần mềm trước khi đến người dùng cuối. Vậy bản chất của Test Case là gì? Cấu trúc, vai trò cũng như tầm quan trọng của bộ tài liệu này là gì? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Test Case là gì? Test Case được hiểu là tài liệu mô tả quá trình dữ liệu đầu vào (input), hành động (active) và kết quả (expected response) của một ứng dụng, phần mềm nào đó để xác thực mức độ chính xác.
Xem thêm:
Khái quát chung về test case là gì? (Nguồn: Internet)
Excel hoặc Google Sheet là hai công cụ được tester dùng để thực hiện kịch bản kiểm thử. Mỗi một test case đều sẽ có những thông số riêng như mã test case, tên test case, mục tiêu test và các điều kiện test cũng như các yêu cầu khác về data input, công đoạn thực hiện và kết quả mong đợi trong tương lai. Mức độ chi tiết của mỗi bản kiểm tra sẽ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và quy mô thực hiện dự án đó.
Mỗi mẫu test case sẽ được thiết lập với cấu trúc riêng nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất với tình hình thực tế của dự án, định hướng phát triển công ty. Tuy nhiên, về cơ bản cấu trúc của kịch bản sẽ gồm các phần sau:
Nhờ có test case mà các tính năng của ứng dụng được hoạt động theo đúng như kết quả người thực hiện mong đợi. Việc xây dựng test case đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong tổng thể quá trình test. Nếu như kiểm thử này không được thực hiện đầy đủ, chi tiết, việc sai sót sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến các bước tiếp theo.
Test case (kiểm thử) và test scenario (kịch bản kiểm thử) đều là bước quan trọng giúp kiểm tra và hoàn thiện đường dẫn để tạo nên một ứng dụng, phần mềm thành công. Giữa hai khái niệm này có những điểm khác nhau cơ bản:
Hiểu rõ test case là gì nhưng bạn có muốn biết thành phần của test case template là gì? Dưới đây là 6 thành phần chính của test case template.
Mã test case được hiểu là những giá trị cần trong quá trình xác định số lượng trường hợp cần kiểm thử. Mã này sẽ được viết là: ký hiệu dự án + số thứ tự.
Ở nội dung này, tester sẽ thể hiện ngắn gọn mục đích của kiểm thử ngắn gọn, chi tiết nhất. Tùy thuộc vào từng dự án mà mục đích cũng sẽ thay đổi cho phù hợp.
Test data là dữ liệu chịu ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng sau quá trình thực hiện module cụ thể bất kỳ. Dữ liệu thử nghiệm cần thiết kế chuẩn chỉnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.
Đây tiếp tục là mục mô tả ngắn gọn quy trình thực hiện test. Điều quan trọng trong bước này chính là thực hiện phải gắn với dữ liệu đầu vào để tiến hành kiểm tra hệ thống và đưa đến kết quả trong tương lai. Quy trình này tốn khá nhiều thời gian của tester.
Expected results là giá trị mong muốn mà ứng dụng hay hệ thống đó đạt được. Chính từ giá trị này, các tester sẽ đưa ra được những thiếu sót, yếu điểm mà hệ thống cần khắc phục.
Thông thường sẽ có 2 đánh giá tham chiếu kiểm thử được dùng là pass và fail. Một số bản kiểm thử còn có thêm giá trị pending. Trong đó, pass là kết quả đúng như mong đợi, fail là kết quả sai lệch và pending là lỗi hệ thống cần phải tiếp tục kiểm sửa.
Test case hiện được chia thành 4 nhóm chính dưới đây.
Loại này tổng hợp tất cả những test case được xây dựng nhằm mục đích kiểm tra giao diện trong thiết kế đồ họa.
Nhóm Positive Test Case gồm những kiểm thử hợp lệ, có dấu hiệu tốt và được nhập liệu đúng.
Nhóm Negative Test Case tập hợp những kiểm thử mang ý nghĩa tiêu cực, không hợp lệ và thông tin dữ liệu bị nhập sai.
Nhóm này tập hợp tất cả những test case không thuộc nhóm Positive Test Case và Combination Test Case. Trong đó, các giá trị test case sẽ có sự đan xen của đúng sai nhưng bước thực hiện cuối cùng luôn đúng.
Trong quá trình thiết lập kịch bản kiểm thử, tester có cơ hội tiếp cận với nhiều loại test case khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển của phần mềm đó.
Test case này đóng vai trò giúp tester xác định chức năng của phần mềm thành công hay thất bại. Quy trình test của loại này không cần truy cập vào cấu trúc bên dưới của phần mềm. Functionality Test Case có thể được chạy sớm trong giai đoạn development của chương trình và được lặp lại bất cứ khi nào có sự thay đổi của phần mềm.
Thông tin về các loại test case đầy đủ (Nguồn: Internet)
User Interface Test Case là bản test với mục đích xác minh hoạt động của các thành phần có trong GUI. Test có khả năng kiểm tra ngữ pháp, thẩm mỹ và cả lỗi dịch thuật nếu có.
User Interface Test Case được tạo ra bởi sự phối kết hợp của các designer và tester. Các test case này được chạy từ khi hoàn thiện phần mềm cho đến lúc phần mềm được kiểm duyệt và đi vào hoạt động ổn định trên hệ thống.
Performance Test Case dùng để kiểm tra hiệu năng hoạt động của phần mềm, tức là thời gian phản hồi của ứng dụng. Test này có thể chạy tự động trong toàn quá trình thiết kế phần mềm.
Nhờ có test case này mà tester xác định được tình huống hoạt động thực tế như thế nào, những phần ứng dụng hoạt động chưa hiệu quả. Từ đó làm căn cứ để lập trình viên có sự điều chỉnh phù hợp hơn.
Bài test này được dùng để kiểm tra sự tương tác qua lại của các module với nhau. Mục đích chính mà Integration Test Case chính là sự tương thích của giao diện module. Đồng thời cũng kiểm tra tính ổn định của phần mềm trong mọi điều kiện.
Integration Test Case được xây dựng nhờ sự kết hợp của Tester và nhóm Development. Trong đó, Tester có nhiệm vụ xác định vị trí cần thực hiện test. Developer cung cấp các thông tin liên quan để tiến hành kiểm thử. Sau quy trình này, cả hai sẽ xác định những module độc lập có khả năng làm việc cùng nhau hay không.
Usability Test Case cung cấp cho các tester nhiệm vụ hay kịch bản yêu cầu sẵn mà các tester phải hoàn thành sớm. Nhờ có test này mà tester có thể xác định phương hướng tiếp cận rõ ràng, mang đến chất lượng dịch vụ cao nhất cho người dùng.
Test case được chia thành 3 trường hợp như sau:
Có 2 kỹ thuật test case điển hình được rất nhiều tester thực hiện.
Áp dụng kỹ thuật để test case đạt hiệu quả cao nhất (Nguồn: Internet)
Đây là kỹ thuật giúp kiểm tra giá trị của từng phần có trong phần mềm thông qua tài liệu phần mềm hoặc tự phân tích cú pháp code mà không cần chạy thông qua phần mềm. Có 3 loại test case tĩnh gồm:
Kỹ thuật test case động được chia thành nhóm kỹ thuật nhỏ:
Hiểu bản chất test case là gì sẽ giúp bạn viết được một test case chất lượng nhờ 5 bước sau:
Hướng dẫn cách viết test case đầy đủ, chi tiết (Nguồn: Internet)
Song hành cùng với những bước thực hiện trên, tester còn phải xác định các yếu tố: mục đích, hiệu suất, biểu mẫu, sự tương tác giữa các Module, yêu cầu phi chức năng khác…
Viết test case không hề đơn giản như bạn nghĩ. Chỉ cần một sai sót nhỏ đã có thể khiến cả bài test gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vậy, khi viết test case, tester cần tuân thủ một vài điều sau:
Vai trò của việc viết test case đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Theo đó, việc viết test nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định, nhất quán của tính năng trong một phần mềm. Thông qua kết quả test, các tester có thể đánh giá các yếu điểm và cải thiện nó trước khi cho ra mắt thị trường.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function