Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 25,340
Tiếp sau sự bùng nổ của Internet tốc độ cao (ADSL) mà cuộc chơi chỉ còn lại các “đại gia”, một năm học mới đã bắt đầu với hơn 20 triệu học sinh, sinh viên (HS, SV) cả nước. Thị trường máy tính và thẻ ATM cũng bắt đầu nóng. Các chợ máy tính như Lý Nam Đế ở Hà Nội và Bùi Thị Xuân ở TP.HCM bắt đầu một mùa làm ăn nhộn nhịp để phục vụ thị trường giáo dục khổng lồ và hết sức tiềm năng.
Trong khi thị trường trang thiết bị và dịch vụ sôi động thì ngay tại một địa phương đi đầu về ứng dụng và phát triển CNTT là TP.HCM, hệ thống giáo dục lại đang thiếu trầm trọng giáo viên (GV) tin học. Vì thế, GV bộ môn này phải đứng lớp với tần suất cao gấp rưỡi các GV khác. Không rõ ngành giáo dục đã và sẽ làm gì để bù lấp khoảng trống đó và có sách lược gì về CNTT trong bối cảnh mới.
Theo ông Lê Tiến Thành, phó vụ trưởng Vụ Tiểu Học Bộ giáo dục Đào tạo, CNTT phải được sử dụng như một công cụ trí tuệ và đó là định hướng cần nhắm tới trong nhà trường. Ngành giáo dục sẽ đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong quản lý, hỗ trợ dạy và học, tổ chức các cuộc thi tài năng trẻ về tin học. Bộ cũng sẽ tăng cường tập huấn ứng dụng CNTT cho đội ngũ quản lý và giảng dạy các cấp; thiết kế các phần mềm dạy học, giáo án điện tử; sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy; thường xuyên theo dõi, đánh giá để rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng khuyến khích các địa phương giảng dạy tin học như một môn tự chọn. Mục tiêu đặt ra là CNTT phải trở thành công cụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, phục vụ công tác quản lý và thiết lập các website riêng.
Theo quy chế của Chính Phủ về điều lệ trường ĐH và cao đẳng ban hành tháng 7/2003, các trường phải có website riêng để đưa thông tin lên và công bố rộng rãi. Tuy nhiên, tình trạng chung của tuyệt đại đa số website các ĐH và cao đẳng là thông tin ít cập nhật. SV vẫn phải đến tận trường, tận khoa để xem thời khoá biểu, lịch công tác và kết quả điểm thi vì trên website không có. Các thông tin khác rất cần cho SV như dịch vụ nhà trọ, quán ăn gần trường hay ký túc xá thì gần như không có. Thông tin về tư vấn học tập và đời sống lại càng hiếm hơn. Với giáo dục ĐH ngày nay, Internet là một công cụ không thể thiếu và việc thành lập website không khó, nhưng cái khó là quản lý như thế nào để nó trở thành người bạn đường của SV.
3 tháng hè trôi qua cũng là thời gian của sự bùng nổ dịch vụ ADSL và game online. Bước vào năm học mới, nhiều HS, SV thay vì phải lên lớp đã chầu chực suốt ngày ở các dịch vụ game và Internet để say mê tham gia cuộc chơi mới đầy sức lôi cuốn này. Và không chỉ có họ mà ngay cả đội ngũ cán bộ, công chức cũng bị cuốn vào nỗi đam mê.
Ông Lê Hồng Minh, chủ tịch HĐQT VinaGame, cho biết nếu chơi game online đến mức bỏ bê học tập và công việc thì sẽ có hại. Tại Trung Quốc, nhà nước chỉ cho phép mỗi người chơi tối đa 3 giờ/ngày. KingSoft – nhà sở hữu game Võ Lâm Truyền Kỳ mà VinaGame đang cung cấp tại Việt
Source: (Theo PC World - B)
Please sign in to perform this function