Ngành logistics là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và tầm quan trọng

Viewed: 112,180

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics nhanh chóng trở thành một ngành dịch vụ quan trọng. Dù một doanh nghiệp có phát triển, hiện đại đến đâu mà thiếu logistics thì quá trình hàng hóa đến tay người tiêu dùng rất chậm trễ. Vậy ngành logistics là gì? Tầm quan trọng và cơ hội việc làm có phát triển, hãy cùng CareerViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Ngành logistics là gì? Học logistics là học gì?

Ngành Logistics là gì?

Logistics là gì? Theo điều 233 Bộ luật thương mại năm 2005 quy định ngành logistics là một ngành gồm các hoạt động thương mại. Vậy hiểu theo nghĩa đơn giản, logistics là ngành gì? Đây bao gồm các hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng như đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và các giấy tờ, thủ tục hải quan,..

Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm logistics là gì và quản lý chuỗi cung ứng. Nếu logistics chỉ bao gồm các hoạt động trong khâu vận chuyển thì quản lý chuỗi cung ứng sẽ gồm cả việc khảo sát nhu cầu thị trường và đề xuất các chiến lược bán hàng. Thực tế, logistics là một khâu nhỏ trong quản lý chuỗi cung ứng.

Ngành Logistics là gì? Logistics sẽ gồm hoạt động đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng
Ngành Logistics là gì? Logistics sẽ gồm hoạt động đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng

Học logistic là học gì?

Trong những năm gần đây, điểm đầu vào ngành logistics của các trường đại học là khá cao chứng tỏ ngành này ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Khi lựa chọn ngành học này, bạn sẽ trau dồi được cả kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành logistics là gì.

Về kiến thức, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về kinh tế, marketing và tính toán, logistics là gì, vận tải đa phương thức và các kiến thức chuyên ngành như tổ chức vận chuyển, quản trị vận tải và chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin logistics là gì, quản trị kho hàng,...

Về kỹ năng bạn sẽ được thực hành về các kỹ năng như lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, sắp xếp kho bãi, giao nhận, vận tải và cung ứng, các thủ tục hải quan. Với những trường, trung tâm lớn thì sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên có thể đi thực tế trải nghiệm các hoạt động logistics.

Các sinh viên không chỉ được học các kiến thức về logistics là gì mà còn được đi thực tế
Các sinh viên không chỉ được học các kiến thức về logistics là gì mà còn được đi thực tế

Vai trò của ngành Logistics

Bên cạnh khái niệm ngành logistics là gì, thì vai trò của ngành logistics là gì cũng được nhiều người tò mò không kém.

Mặc dù ít được chú ý, logistics đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của hoạt động mua bán, từ mua hàng trực tuyến đến mua sắm tại cửa hàng. Hoạt động này ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, thể hiện tầm quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Vậy hiệu quả của ngành logistics là gì? Đó chính là giúp các doanh nghiệp hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Việc kết nối và tự động hóa trong logistics giúp đơn giản hóa giao tiếp, giảm chi phí và thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Ngoài ra, ngành logistics đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng đúng thời gian và địa điểm. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường.

Ngành logistics còn quản lý và tối ưu hóa hoạt động lưu trữ và kho hàng, giúp giảm thiểu tổn thất và tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cuối cùng, vai trò của ngành logistics là gì? Đó chính là logistics đóng vai trò kết nối các thị trường trên toàn cầu, thúc đẩy thương mại quốc tế và tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

Vai trò của ngành logistics là gì? Logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối thị trường
Vai trò của ngành logistics là gì? Logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối thị trường

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng” bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics.

Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng.

Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính.

Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn, bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và logistics là gì
Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và logistics là gì

Các thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL... là gì trong logistic?

Sau khi đã tìm hiểu qua khái niệm logistics là gì, chúng ta sẽ đi vào sâu phân tích các thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL. Vậy những thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong logistics là gì? Cụ thể như sau:

1PL - người cung cấp hàng hóa

2PL - người vận chuyển thực tế

3PL - người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng

4PL - một đơn vị tích hợp có chức năng tập hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của chính tổ chức đó và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện

Các thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong logistics
Các thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong logistics

Dịch vụ logistics gồm những gì?

Để hiểu rõ hơn khái niệm logistics là gì, chúng ta có thể tìm hiểu xem những đơn vị trong lĩnh vực này họ cung cấp những dịch vụ logistics là gì nhé. Và nội dung này được nêu rõ trong Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Theo đó, dịch vụ logistics gồm những loại như sau:

Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

Dịch vụ chuyển phát.

Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

Dịch vụ vận tải hàng không.

Dịch vụ vận tải đa phương thức.

Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Những dịch vụ trong logistics là gì?
Những dịch vụ trong logistics là gì?

Ngành logistics có gì mà hot đến vậy

Có thể nói ngành logistics sẽ chẳng bao giờ hết hot bởi buôn bán là hoạt động cần thiết trong bất kỳ thời đại nào và logistics luôn gắn liền với các hoạt động đó. Đại dịch Covid diễn ra vào năm 2020, các hoạt động buôn bán bị đình trệ đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp, nhiều người rơi vào thảm cảnh, điều này cho thấy ngành logistics là gì, có vai trò quan trọng như thế nào trong nền kinh tế.

Trong khoảng 30 năm gần đây, bên cạnh khái niệm ngành logistics là gì, tốc độ phát triển của ngành này ra sao cũng được nhiều người quan tâm. Cụ thể, logistics đã phát triển vô cùng ấn tượng, lên tới 35-40% với hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Theo ước tính trong 3 năm tới ngành này sẽ thêm khoảng 18.000 người lao động, điều này cho thấy tiềm năng của ngành này rất lớn và những bạn theo đuổi ngành logistics sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường.

Logistics là một trong những hoạt động cần thiết trong bất kỳ thời đại nào
Logistics là một trong những hoạt động cần thiết trong bất kỳ thời đại nào

Mô tả công việc ngành logistics làm gì?

Sau khi đã tìm hiểu qua các khái niệm về ngành logistics là gì, chúng ta sẽ đến phần các công việc liên quan đến ngành logistics là gì, cụ thể như sau:

Nhân viên vận chuyển

Công việc cụ thể của nhân viên vận chuyển trong ngành logistics là gì? Đó chính là:

Chuẩn bị và kiểm tra phương tiện: Kiểm tra tình trạng phương tiện và giấy tờ liên quan trước khi xuất phát.

Xếp dỡ và đóng gói hàng hóa: Xếp dỡ hàng hóa lên phương tiện một cách an toàn và cẩn thận.

Vận hành phương tiện: Lái xe đến địa điểm đích theo lộ trình đã định, tuân thủ luật giao thông.

Theo dõi tiến độ: Theo dõi tiến độ vận chuyển, thông báo kịp thời mọi thay đổi.

Giải quyết vấn đề: Xử lý vấn đề và khiếu nại liên quan đến việc vận chuyển.

Bảo trì phương tiện: Thực hiện bảo trì và sửa chữa cơ bản cho phương tiện.

Báo cáo: Lập báo cáo hàng ngày/tuần về quá trình vận chuyển.

Nhân viên thu mua

Bạn muốn hiểu rõ hơn về logistics là gì và vai trò của nó trong hoạt động của một doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu vai trò của nhân viên thu mua, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics, thông qua các nhiệm vụ cụ thể như:

Xác định nhu cầu và lên kế hoạch mua hàng: Phân tích nhu cầu của tổ chức và lên kế hoạch mua hàng phù hợp.

Nghiên cứu và tìm kiếm nhà cung cấp: Nghiên cứu và so sánh các nhà cung cấp tiềm năng.

Thương thảo và ký hợp đồng: Thương thảo giá cả và điều kiện hợp đồng với các nhà cung cấp.

Đặt hàng và xử lý mua hàng: Đặt hàng và xử lý các thủ tục mua hàng.

Giám sát và theo dõi giao hàng: Theo dõi tiến độ giao hàng và đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Giải quyết vấn đề và khiếu nại: Xử lý vấn đề và khiếu nại liên quan đến hàng hóa.

Theo dõi cung ứng và đánh giá nhà cung cấp: Theo dõi hiệu suất của các nhà cung cấp và đề xuất thay đổi nếu cần.

Lập báo cáo: Lập báo cáo về quá trình mua hàng và cung ứng.

Nhân viên thu mua có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics
Nhân viên thu mua có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics

Nhân viên giao nhận

Có thể thấy trong khái niệm logistics là gì, không chỉ nhân viên thu mua có vai trò quan trọng mà nhiệm vụ của nhân viên giao nhận cũng quan trọng không kém. Công việc của nhân viên giao nhận như:

Tiếp nhận hàng hóa: Kiểm tra số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa, lập bản ghi nhận và giấy tờ liên quan.

Xếp dỡ và đóng gói: Xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển, đóng gói cẩn thận để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra thông tin và giấy tờ: Kiểm tra các tài liệu liên quan như hóa đơn, chứng từ, phiếu gửi, đảm bảo thông tin khớp với thực tế.

Xác định lộ trình và phương tiện: Xác định lộ trình và phương tiện phù hợp để giao hàng nhanh chóng và tiết kiệm.

Theo dõi tiến độ: Theo dõi tiến độ vận chuyển và cập nhật thông tin cho khách hàng.

Giao nhận hàng hóa: Giao hàng đến điểm đích theo lịch trình, nhận chữ ký xác nhận từ bên nhận hàng.

Xử lý khiếu nại: Xử lý các khiếu nại và vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận.

Báo cáo và lưu trữ: Lập báo cáo hàng ngày/tuần về quá trình giao nhận, lưu trữ thông tin để phân tích và cải thiện.

Nhân viên định tuyến

Bạn đã từng băn khoăn logistics là gì và làm sao để tối ưu hóa quá trình vận chuyển? Vậy thì câu trả lời đó chính là nhân viên định tuyến đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề này. Họ là những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian và hiệu quả nhất.

Xác định lộ trình vận chuyển: Xem xét thông tin đơn hàng và xác định lộ trình tối ưu dựa trên khoảng cách, thời gian, điều kiện giao thông và yêu cầu khách hàng.

Lập kế hoạch vận chuyển: Lên lịch trình và kế hoạch các chuyến vận chuyển, đảm bảo phân bổ thời gian và tài nguyên hợp lý.

Theo dõi và giám sát vận chuyển: Theo dõi tiến độ vận chuyển, liên lạc với tài xế và các bên liên quan để đảm bảo giao hàng suôn sẻ.

Xử lý thay đổi và khắc phục sự cố: Đối mặt với thay đổi bất ngờ, đưa ra phương án khắc phục và điều chỉnh lộ trình khi cần.

Giám sát tình trạng phương tiện: Theo dõi và kiểm tra tình trạng phương tiện, đề xuất bảo trì và sửa chữa khi cần.

Tương tác với khách hàng và đối tác: Cung cấp thông tin về tiến độ vận chuyển và lộ trình cho khách hàng và đối tác.

Báo cáo và ghi chép: Viết báo cáo quá trình định tuyến và vận chuyển, ghi chép những thông tin liên quan để theo dõi và phân tích.

Nhân viên định tuyến đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề vận chuyển
Nhân viên định tuyến đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề vận chuyển

Quản lý kho

Để hiểu rõ hơn logistics là gì, chúng ta cần nhìn nhận vai trò quan trọng của kho hàng trong chuỗi cung ứng. Vậy công việc của một quản lý kho logistics là gì?

Tổ chức và quản lý kho: Xây dựng kế hoạch tổ chức kho, phân chia khu vực lưu trữ, xác định vị trí cho từng loại hàng hóa.

Theo dõi và kiểm soát tồn kho: Kiểm tra và ghi chép hàng tồn kho, đảm bảo số lượng hàng tồn kho ổn định và không bị lỗi thời.

Xử lý hàng hóa đến và đi: Tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa đến kho, đảm bảo việc xếp dỡ và đóng gói hàng hóa được thực hiện cẩn thận.

Điều phối công việc: Phân công và giám sát nhân viên trong kho, điều phối việc di chuyển hàng hóa.

Đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa: Đảm bảo việc lưu kho an toàn, tránh rủi ro và áp dụng biện pháp bảo vệ hàng hóa.

Lập báo cáo và thống kê: Lập báo cáo về tình hình tồn kho và hoạt động lưu kho, thống kê dữ liệu để đánh giá hiệu quả.

Tương tác với các bên liên quan: Liên lạc và tương tác với khách hàng, nhà cung cấp, bộ phận vận chuyển và các bên liên quan khác.

Nhân viên hiện trường

Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên hiện trường trong ngành logistics là gì? Hãy cùng khám phá các nhiệm vụ chính mà họ đảm nhận:

Điều phối và giám sát hoạt động vận chuyển: Giám sát việc xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra đơn hàng, điều phối lịch trình vận chuyển, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn.

Quản lý kho hàng: Giám sát quá trình xuất nhập kho, đảm bảo việc lưu kho hàng hóa chính xác và an toàn, theo dõi tồn kho và lên kế hoạch nhập kho.

Điều phối công việc: Phân công và giám sát nhân viên, điều phối các tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến hoạt động logistics.

Xử lý vấn đề: Xử lý các vấn đề và tình huống phát sinh xảy ra trong lúc vận hành logistics và tìm kiếm giải pháp.

Bảo đảm an toàn và chất lượng: Đảm bảo việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa an toàn, kiểm tra và kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Giao tiếp và tương tác với khách hàng: Tiếp xúc và liên lạc với khách hàng, cung cấp thông tin, hỗ trợ giải quyết vấn đề.

Báo cáo và ghi chép: Lập báo cáo về hoạt động logistics, ghi chép thông tin và dữ liệu để theo dõi và phân tích hiệu quả.

Nhân viên hiện trường trong logistics là gì?
Nhân viên hiện trường trong logistics là gì?

Quản lý dự án logistics

Hiểu rõ logistics là gì không chỉ là nắm bắt các khía cạnh vận chuyển, lưu trữ hàng hóa mà còn bao gồm cả việc quản lý hiệu quả các dự án logistics. Quản lý dự án logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các dự án, từ khâu lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ đến giám sát, đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh. Cụ thể như:

Lập kế hoạch dự án: Nghiên cứu yêu cầu và mục tiêu dự án, xây dựng kế hoạch chi tiết về các bước thực hiện, lịch trình, nguồn lực và ngân sách, đảm bảo kế hoạch và đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Phân công và quản lý hoạt động: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đội dự án, quản lý và giám sát hoạt động.

Giám sát tiến độ dự án: Theo dõi và đánh giá tiến độ, phát hiện và giải quyết vấn đề theo đúng tiến độ dự án, không bị chậm trễ.

Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Thay đổi kế hoạch khi có yêu cầu hoặc tình huống bất ngờ.

Tương tác và báo cáo với các bên liên quan: Thông báo và tương tác với khách hàng, đối tác vận tải, nhà cung cấp,và các bộ phận liên quan, báo cáo tiến độ và kết quả.

Quản lý rủi ro: Xác định và đánh giá rủi ro, phát triển kế hoạch ứng phó và giảm thiểu rủi ro tiềm năng.

Đảm bảo chất lượng dịch vụ: Đảm bảo dự án thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu khách hàng, thực hiện kiểm tra chất lượng và đánh giá hiệu suất.

Kết thúc và đánh giá dự án: Hoàn thành dự án theo kế hoạch và đạt được mục tiêu, đánh giá kết quả và học hỏi từ trải nghiệm để cải thiện lại quá trình.

Chuyên viên hải quan

Kiểm tra và xử lý giấy tờ hải quan: Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.

Kiểm tra hàng hóa: Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, xác định loại hàng, số lượng, giá trị, áp dụng quy định hải quan để xác định loại thuế và lệ phí phù hợp.

Xử lý thủ tục hải quan: Thực hiện các thủ tục thông quan theo đúng quy trình và quy định pháp luật, lập hồ sơ, khai báo hàng hóa và các tài liệu hải quan.

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Cung cấp thông tin và tư vấn về quy định hải quan, quy trình thông quan và các yêu cầu về giấy tờ, hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục.

Theo dõi và kiểm tra: Giám sát quá trình thông quan, đảm bảo tuân thủ quy định, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh.

Xử lý vi phạm hải quan: Phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến thông quan hàng hóa, áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.

Liên lạc với các đối tác: Liên lạc với doanh nghiệp, công ty vận tải và các cơ quan hải quan quốc tế để đảm bảo thông quan hàng hóa thuận lợi.

Cập nhật thông tin và luật pháp hải quan: Theo dõi và cập nhật các thay đổi về luật pháp và quy định hải quan.

Lập báo cáo: Lập báo cáo về hoạt động thông quan hàng hóa và tình hình vi phạm, cung cấp thông tin và dữ liệu về số lượng hàng hóa nhập xuất khẩu.

Chuyên viên hải quan trong logistics là gì? Đây là vị trí kiểm tra và xử lý giấy tờ hải quan
Chuyên viên hải quan trong logistics là gì? Đây là vị trí kiểm tra và xử lý giấy tờ hải quan

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Logistics là gì không chỉ gói gọn trong việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa mà còn là sự kết nối, chăm sóc và thấu hiểu khách hàng. Nhân viên chăm sóc khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững, mang đến sự hài lòng cho khách hàng và góp phần nâng cao uy tín cho dịch vụ logistics.

Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết: Đảm bảo khách hàng có đầy đủ thông tin về đơn hàng, lộ trình vận chuyển, quy định, giấy tờ cần thiết,...

Xử lý yêu cầu khách hàng nhanh chóng, hiệu quả: Giải đáp mọi thắc mắc, xử lý các vấn đề liên quan đến đơn hàng, vận chuyển, giao hàng một cách kịp thời.

Thông báo tình trạng hàng hóa: Cập nhật cho khách hàng về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển, thông báo các thay đổi, sự cố có thể xảy ra.

Theo dõi đơn đặt hàng lớn: Theo sát các đơn hàng lớn, giải quyết các yêu cầu đặc biệt của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Lưu giữ thông tin và phát triển mối quan hệ: Lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch để phục vụ cho việc chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong tương lai, xây dựng và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Tiếp nhận chứng từ và cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế: Tiếp nhận chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế, cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền, phát hành L/C,...

Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ: Kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của giấy tờ, hồ sơ của khách hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

Giải quyết khiếu nại và thắc mắc: Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch, hỗ trợ khách hàng tìm giải pháp phù hợp.

Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cần thiết để thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế.

Lưu giữ sổ sách, tài liệu: Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ về công tác kế toán theo quy định của ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và chính xác của các giao dịch.

Chuyên viên thanh toán quốc tế trong logistics là gì?
Chuyên viên thanh toán quốc tế trong logistics là gì?

Cơ hội việc làm của ngành logistics, ra trường làm gì?

Bạn đang phân vân logistics là gì và ngành nghề này mang đến những cơ hội việc làm nào cho bạn sau khi tốt nghiệp? Thì đừng lo lắng, ngành logistics đang là một ngành nghề đầy tiềm năng, thu hút nguồn nhân lực lớn và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ.

Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics và trong tương lai con số này sẽ tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của bộ Công thương, ước tính nguồn nhân lực của ngành logistics vào năm 2030 là khoảng 700.000 lao động.

Khi mới ra trường, bạn có thể làm việc tại các công ty dịch vụ logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải với các vị trí, phòng ban như kho vận, cung ứng vật tư, thu mua, hải quan, thanh toán quốc tế,...

Ngoài ra, bạn có thể truy cập CareerMap.vn để có thể tham khảo được lộ trình nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành logistics là rất cao
Cơ hội nghề nghiệp của ngành logistics là rất cao

Mức lương ngành Logistics là bao nhiêu?

Sau khi điểm qua một loạt thông tin về ngành logistics là gì, ta có thể nhìn nhận đây là một trong những ngành nghề đang phát triển rộng rãi và có nhu cầu tuyển dụng cao. Vậy liệu mức lương cho ngành Logistics có thật sự tương xứng?

Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và công việc bạn đảm nhận. Theo VietnamSalary.vn, mức lương của ngành này sẽ dao động trong khoảng 8,2 - 9,4 triệu/ tháng. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, ở vị trí cao hơn thì sẽ lên 12 triệu.

Khi đã tích lũy cho mình đủ kỹ năng và kinh nghiệm thì bạn có thể tự điều hành doanh nghiệp riêng, lúc đó thu nhập của bạn sẽ là không giới hạn.

Mức lương sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và kinh nghiệm của mỗi người
Mức lương sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và kinh nghiệm của mỗi người

 

Học Logistics đăng ký khối thi nào?

Bên cạnh các khái niệm cơ bản về ngành logistics là gì thì chắc hẳn các bạn cũng đang tò mò là học ngành logistics thì nên đăng ký khối nào. Ngoài những khối thi dưới đây, thì để trở thành sinh viên Logistics bạn có thể đăng ký với những khối học khác, điều này sẽ tùy thuộc vào các trường tuyển sinh.

A00: Toán, Lý, Hoá

A01: Toán, Lý, Tiếng Anh

D01: Toán, Văn, Tiếng Anh

C00: Văn, Sử, Địa

C01: Văn, Toán, Lý

D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh

Đặc biệt, sẽ có một lợi thế cho bạn khi chọn lựa ngành logistics để theo học là mình có thể ứng tuyển thông qua việc xét học bạ hoặc kết quả thi đánh giá năng lực.

Tham khảo các ngành học sau:

UX design

Full stack developer

Business development

Yếu tố kỹ năng cần thiết để học logistics

Để hiểu rõ hơn logistics là gì và những kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề này thì bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như:

Chịu được áp lực tốt: Môi trường ngành logistics có nhịp độ rất nhanh và các hoạt động trong dây chuyền có liên quan mật thiết với nhau. Ngoài ra với ngành này, bạn sẽ phải gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người, đồng nghĩa với việc áp lực tạo ra là rất lớn. Bạn cần phải bình tĩnh giải quyết từng vấn đề một cách tỉnh táo và sáng suốt nhất.

Tính thận trọng, tỉ mỉ: Bất cứ các giấy tờ thu mua, thủ tục hải quan, chỉ cần sai sót một chút cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, một chuyên viên logistics cần luôn chú ý tới những chi tiết nhỏ nhất để tránh những lỗi sai không cần thiết.

Kỹ năng tính toán: việc tính toán và đưa ra dự báo, số liệu cụ thể, ngân sách hợp lý là vô cùng cần thiết để có thể tối ưu hóa các chi phí không cần thiết.

Kỹ năng ngoại ngữ: Kỹ năng tiếng Anh là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng với việc quyết định mức thu nhập của bạn. Giao tiếp tiếng Anh giỏi sẽ giúp bạn phát huy được tài năng tại các doanh nghiệp nước ngoài, mở rộng quy mô khách hàng trong quá trình làm việc, từ đó dễ dàng nâng cao thu nhập.

Để trở thành một chuyên viên Logistics giỏi, cần trau dồi rất nhiều kỹ năng
Để trở thành một chuyên viên Logistics giỏi, cần trau dồi rất nhiều kỹ năng

Ngoài ra, cần có những kỹ năng khác bạn cần khi tham gia trở thành nhân viên ngành Logistics như:

Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt. Thủ tục hải quan nói chung tương đối khó khăn và phức tạp, bạn cần thực sự linh hoạt để nắm bắt vấn đề và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc. Để trở thành một nhân viên ngành logistics giỏi thì vấn đề quản lý thời gian sẽ cần được control một cách cực kỳ chặt chẽ. Nếu không thì bạn sẽ nhanh chóng bị mất sức và trở nên mỏi mệt.

Giỏi ngoại ngữ, tin học. Việc giao thương, đặc biệt là khi bạn làm việc tại các cảng lớn đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Chính vì lẽ đó mà ngoại ngữ được xem như là một yếu tố tiên quyết đối với một nhân viên logistics.

Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm

Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.

Xem thêm:

Kế toán tổng hợp

HSE là gì

Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Logistics

Bạn đã từng băn khoăn logistics là gì và tại sao ngành nghề này lại quan trọng đến vậy? Khi thị trường ngày càng phát triển, cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì logistics như một yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp chiến thắng. Logistics giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào và giải quyết bài toán sản phẩm đầu ra một cách hiệu quả nhất.

Một hệ thống Logistics hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, vận hành và tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, Logistics còn góp phần hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.

Không chỉ các doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia cũng trở nên khốc liệt hơn. Một quốc gia có sự kết nối tốt với nền kinh tế toàn cầu thì có thể tiếp cận với nhiều thị trường và người tiêu dùng trên toàn thế giới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế.

Logistics là gì? Logistics không chỉ có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp mà còn đem cho một quốc gia
Logistics là gì? Logistics không chỉ có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp mà còn đem cho một quốc gia

Học Logistics ở đâu?

Ngành Logistics là gì? Logistics hiện đang là một miếng đất màu mỡ, tuy nhiên tỷ lệ nguồn lao động chất lượng cao đang bị thiếu hụt lớn. Các trường đại học cũng đang mở rộng, tập trung đào tạo chuyên ngành này. Hiện nay có khoảng 20 trường đại học đào tạo ngành logistics.

Ở phía Bắc có thể kể đến các trường như Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, Đại học Thương Mại, Đại học kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nếu ở TPHCM thì bạn có thể tham khảo các trường như Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế TPHCM, Đại học Bách khoa TPHCM,...

Với các bạn làm trái ngành có thể lựa chọn học tại các trung tâm như Trung tâm xuất Nhập khẩu Lê Ánh, Trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu Eximtrain, Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Logistics MASIMEX, Hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain,...

Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh

Những câu hỏi thường gặp về ngành Logistics

Ngành dịch vụ Logistics là gì?

Dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại, là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất, bao gồm nhiều công việc như nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bao bì, đóng gói, hoàn thiện các thủ tục hải quan,..

Con gái có nên học logistics?

Dù là nam hay nữ, chỉ cần bạn có đủ đam mê, tinh thần dám nghĩ dám làm thì bất cứ ngành nghề gì bạn cũng sẽ làm được. Ngành logistic ngoài yêu cầu về tư duy còn đòi hỏi về sự chăm chỉ, khéo léo và khả năng ngoại ngữ. Như vậy phái nữ không chỉ làm được mà còn có rất nhiều lợi thế trong lĩnh vực này

Ngành hải quan và Logistics là gì?

Có thể thấy trong phần khái niệm ngành logistics là gì, thì ngành này đang ngày càng phát triển kéo theo dịch vụ hải quan được ra đời. Dịch vụ hải quan sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Các công ty Logistics sẽ đề xuất các dịch vụ hải quan để hỗ trợ việc thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất.

Ngành Logistics ngày càng phát triển dẫn đến các dịch vụ hải quan cũng ngày càng lan rộng
Ngành Logistics ngày càng phát triển dẫn đến các dịch vụ hải quan cũng ngày càng lan rộng

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistics là gì và cơ hội của ngành này trong tương lai. Truy cập ngay CareerViet để tham khảo nhiều vị trí công việc hấp dẫn và đừng quên tạo cho mình một CV chuyên nghiệp tại CvHay.vn chỉ bằng 3 bước đơn giản. Ngành Logistics hiện đang có tốc độ phát triển rất nhanh và tiềm năng, chính vì vậy nếu có đam mê với ngành này thì hãy tự tin tìm hiểu, trau dồi kiến thức để có cho mình một công việc với mức lương đáng mơ ước

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG SƠN
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG SƠN

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 10 Mil - 35 Mil VND

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Salary : 15 Mil - 23 Mil VND

Ha Noi | Vinh Phuc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM

Salary : 20 Mil - 26 Mil VND

Ho Chi Minh

LOTTE VIETNAM SHOPPING JOINT STOCK COMPANY
LOTTE VIETNAM SHOPPING JOINT STOCK COMPANY

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM

Salary : 1,200 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

EAST SEA ENERGY ENVIRONMENT COMPANY LIMITED
EAST SEA ENERGY ENVIRONMENT COMPANY LIMITED

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 20 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 13 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Salary : 800 - 2,000 USD

Ho Chi Minh | Ha Noi | Binh Duong

Học viện Công nghệ BKACAD
Học viện Công nghệ BKACAD

Salary : 12 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Suntory PepsiCo Việt Nam
Suntory PepsiCo Việt Nam

Salary : 28 Mil - 34 Mil VND

Can Tho

BIM Group
BIM Group

Salary : Competitive

Vinh Phuc

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

Yakiniku Like
Yakiniku Like

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

EQuest Education Group (EQG)
EQuest Education Group (EQG)

Salary : Competitive

Ha Noi

AIA Bảo Hiểm Nhân Thọ
AIA Bảo Hiểm Nhân Thọ

Salary : 12 Mil - 29 Mil VND

Ha Noi | Hung Yen

Similar posts "Wiki Career"

CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
Tổ chức sự kiện là gì? Đặc điểm của tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức sự kiện là gì? Tìm hiểu quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Đặc điểm, mức lương ngành tổ chức sự kiện chi tiết, cập nhật mới nhất từ A - Z!
Chat GPT tiếng Việt: Cách tạo tài khoản và sử dụng MIỄN PHÍ
Chat GPT tiếng Việt đem lại rất nhiều hữu ích cho người Việt Nam. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được cách sử dụng chat GPT ở việt nam hiệu quả nhé!
Copywriting là gì? Tìm hiểu về nghề Copywriter là gì từ A - Z
Copywriter là người viết nội dung quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Cùng CareerViet khám phá nhiều hơn về Copywriting và nghề Copywriter là gì nhé!
QC là gì? Kỹ năng cần có của một QC và cách phân biệt với QA
QC là gì? Công việc QC gồm những gì? Yêu cầu kỹ năng của một QC? Cách phân biệt QC & QA? Trong bài viết này, CareerViet sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn nhé!
Xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho nghề designer!
Khám phá designer là nghề gì, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong ngành thiết kế cập nhật mới nhất!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback