Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,436
Bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro...". Bạn nên làm gì?
Bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro...". Bạn nên làm gì?
Bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro...". Bạn nên làm gì?
Bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro...". Bạn nên làm gì?
Bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro...". Bạn nên làm gì?
Ông bà Tag và Catherine Goulet là những chuyên gia hàng đầu về tư vấn việc làm ở Mỹ. Hai người là đồng giám đốc điều hành (CEO) của FabJob.com - một tờ chuyên san tư vấn tìm việc làm lý tưởng (www.FabJob.com). Bài báo này cung cấp những lời khuyên hữu ích của họ:
Hãy hình dung bạn vừa tìm thấy một nghề mà bạn mơ ước từ lâu. Nhưng trước khi bạn nộp đơn xin việc, ai đó đã nói với bạn: "Cậu sẽ chẳng đi đến đâu với nghề trong mơ đâu. Quá nhiều rủi ro. Rồi sẽ xôi hỏng bỏng không cho mà coi. Ngoài ra, cậu sẽ không đủ tiền mà sống nếu theo đuổi nó trong giai đoạn đầu. Cậu không được giáo dục phù hợp. Cậu quá già (hoặc quá trẻ). Cậu không đủ năng lực. Và một điều tế nhị là cậu không xứng đáng với công việc đó”.
Bất kỳ ai cũng có thể nói với bạn những điều khủng khiếp như vậy. Mà ngay cả khi không ai nói với bạn thì những điều tiêu cực trên là những điều chính xác mà nhiều người xin việc cũng có khuynh hướng nghĩ đến.
Sau đây là một số mặc cảm phổ biến nhất mà FabJob.com nhận thấy có thể khiến bạn nhụt chí trước cơ hội có việc làm trong mơ:
Tôi thiếu một thứ gì đó
- Tôi không đủ tiền để theo đuổi nghề trong mơ.
- Tôi không có kỹ năng thích hợp với nghề đó.
- Tôi không có bằng cấp phù hợp.
- Tôi không quen biết đúng người.
- Tôi quá trẻ/ quá già.
- Tôi không đủ thông minh.
Tôi không có hình thức ưa nhìn.
- Tôi không đủ cởi mở.
- Tôi quá lười.
- Tôi không xứng đáng với công việc.
Tôi sợ rằng tôi sẽ thất bại
- Tôi có thể chọn nhầm nghề.
- Có quá nhiều ứng viên cạnh tranh.
- Nếu tôi được phỏng vấn thì tôi cũng sẽ nói hoặc làm điều gì đó khiến mọi thứ rối tung.
- Tôi thường bị từ chối.
- Nếu không thành công tôi sẽ rất "quê".
- Tôi sẽ không thể chịu nổi nếu không qua được.
- Mất quá nhiều thời gian để đạt được.
Tôi có thể được tuyển
- Nếu tôi được tuyển, một ai đó cần nó hơn lại mất cơ hội.
- Tôi có thể không làm tốt công việc đó.
- Rồi tôi cũng sẽ lại chán nó.
- Nếu tôi thành công, người ta sẽ ghen tị.
- Nếu tôi được tuyển, người ta sẽ yêu cầu ở tôi nhiều hơn.
- Nếu làm mãi công việc trong mơ, tôi sẽ không thể làm việc gì đó khác mà biết đâu tôi có thể thích hơn.
Chỉ một mặc cảm sẽ không đủ ngăn cản bạn. Nhưng bạn có thể nghĩ thật mạo hiểm khi nhảy ra khỏi một chiếc máy bay và phụ thuộc vào chiếc dù. Khi chúng ta để những mặc cảm của mình ảnh hưởng đến hành vi, nó hoàn toàn có thể ngăn chúng ta làm những gì mình muốn.
Ví dụ, nếu Jane tin rằng việc làm "ngon lành" là luôn thiếu, thì suy nghĩ đó có thể ảnh hưởng đến cách cô cư xử khi đi phỏng vấn. Thay vì nên chân thành thì cô sẽ nói những gì cô nghĩ rằng nhà tuyển dụng muốn nghe vì sợ mình sẽ nói ra điều gì đó "phốt". Cô sẽ không dám bắt tay chặt, không dám nhìn lâu vào mắt người hỏi, cô sẽ nhìn xuống nền nhà và nói lý nhí.
Rủi thay, việc quá bẽn lẽn và dễ đầu hàng trong tranh luận sẽ là hành động tự sát với phần đa người xin việc. Kết quả thì sao? Nó sẽ tước đi của cô cơ hội mà cô đáng ra đã có.
Trong trường hợp này, mặc cảm của người tìm việc (thiếu nghề "ngon lành") đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của cô (ít tự tin trong thể hiện ngôn ngữ cơ thể hơn và nói ra những gì cô ấy nghĩ là nhà tuyển dụng muốn nghe). Hành vi của cô sau đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả (không được tuyển).
Nhưng nó không dừng lại ở đó. Khi cô không xin được việc mà cô muốn, mặc cảm của cô lại càng được củng cố. ("Mình biết ngay mà. Luôn luôn thiếu việc làm tốt. Sao họ lại phải chọn mình khi có hàng tá người khác để chọn chứ? Lần tới chắc là mình phải chiếm cảm tình nhiều hơn".)
Một khi bạn biết rõ những mặc cảm đó đang cản trở bạn, thì bạn sẽ thay đổi chúng, đúng không nào? Thực ra, cách dễ nhất để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đó là các hành vi mới chứ không phải thay đổi mặc cảm. Bạn cũng có thể thay đổi mặc cảm nhưng sẽ mất nhiều thời gian bởi phần đa mặc cảm đó đã “ăn vào máu”. Thậm chí một số mặc cảm đã hình thành từ hồi bé và ngay cả khi chúng ta chưa có ý thức. Nhưng bất kể mặc cảm thế nào, bạn có thể thay đổi kết quả bằng cách thay đổi hành vi.
Bạn sẽ nghĩ làm gì có cách nào giúp bạn thành công bởi mặc cảm của bạn là có thật. Bạn sẽ nghĩ: "Tóm lại thì luôn luôn thiếu việc tốt, trong khi quá nhiều cạnh tranh".
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ, dù rất ít, những trường hợp thành công khi vận dụng rất linh hoạt các nguyên tắc (trên thực tế, hầu hết các nguyên tắc mà bạn từng nghe về tìm việc đều phải vận dụng linh hoạt). Văn sĩ J.K. Rowling hay người hùng cơ bắp Arnold Schwarzenegger đều bắt tay vào hành động thay vì sợ hãi hoặc mặc cảm, biến cái ít khả năng thành chiến thắng.
Vì thế hãy tự hỏi liệu có đáng phải nếm một ít vị đắng của cảm giác "bẽ mặt" để có được nghề trong mơ. Nếu câu trả lời là "có" thì bạn hãy thử một số kỹ thuật mà bạn tìm thấy trong các tài liệu tư vấn tìm việc - ngay cả khi chúng không phải là cách mà bạn thường làm.
Thay đổi hành vi của bạn sẽ là không dễ dàng chút nào. Nhưng nếu những điều mà bạn đang làm không phát huy tác dụng thì một số hành vi mới có thể giúp bạn tìm được nghề nghiệp trong mơ của mình.
Bạn có biết?
J.K. Rowling trở thành tỉ phú sau các tập Harry Potter. Song bà từng là một bà mẹ độc thân nghèo đến nỗi không đủ tiền để bật lò sưởi cả ngày, vì thế bà phải viết cuốn Harry Potter đầu tiên trong cá quán café để giữ ấm cho mình và cô con gái. Bản thảo viết tay của bà từng bị từ chối nhiều lần trước khi được xuất bản.
Arnold Schwarzenegger từng mơ đến chức Thống đốc bang California cho dù ông sinh ra ở Áo và làm một số điều dại dột thời thanh niên, khi ông còn là một VĐV thể hình chuyên nghiệp.
Peter Jennings từng là người dẫn chương trình truyền hình hàng đầu ở Hoa Kỳ trong nhiều năm cho dù ông là một người Canada chưa bao giờ tốt nghiệp trung học
Nguồn: (Theo Vietnamnet)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này