Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?

Lượt xem: 85,005

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân đang ngày càng tăng cao do mức độ cần thiết và quan trọng của vị trí công việc này. Đây cũng là việc làm được khá nhiều người quan tâm vì cơ hội thăng tiến và đãi ngộ tốt. Hãy để CareerViet chia sẻ cho bạn về công việc của một chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ như thế nào ngay sau đây!

1. Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là ai?

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là người trực tiếp phụ trách liên hệ, tư vấn và bán những sản phẩm của ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Các sản phẩm thường là những khoản vay nợ, thẻ tín dụng, bảo hiểm, gửi tiền tiết kiệm,... Bên cạnh việc bán hàng, họ còn phụ trách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ khách hàng trước khi chuyển sang bộ phận liên quan để tiến hành thẩm định lại.

Trong các ngân hàng hiện nay, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng, là người đại diện trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là rào chắn để bảo vệ cho những rủi ro phát sinh đặc thù trong ngành. Chính vì vậy mà điều kiện tuyển dụng vị trí này thường yêu cầu khá khắt khe.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong ngân hàng

2. Công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Mô tả công việc chuyên viên quan hệ khách hàng (QHKH) bao gồm các nghiệp vụ sau đây:

- Tìm kiếm những đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.
- Trực tiếp tư vấn các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cũng như các thủ tục, hồ sơ theo quy định của ngân hàng cho khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của họ.
- Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Các tiêu chí thẩm định dựa trên các tiêu chuẩn về uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ gốc và lãi vay,...
- Lập báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình lên các cấp xét duyệt cho phép vay hoặc từ chối cho vay.
- Thực hiện các hồ sơ văn bản liên quan như lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,...
- Kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn vay theo quy định của ngân hàng, đồng thời theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng.
- Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân, chuyên viên sẽ tiến hành lập hồ sơ giải ngân theo các quy định của ngân hàng.
- Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi,... chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phải phụ trách chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, thúc giục khách hàng trả nợ hoặc khởi kiện để thu hồi nợ khi cần.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Tìm kiếm, tư vấn sản phẩm, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ cho khách hàng

3. Nhóm sản phẩm mà chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cần bán

3.1 Nhóm sản phẩm tiền gửi

Các sản phẩm thuộc nhóm tiền gửi sẽ bao gồm các gói với các tiêu chí sau:

- Theo kỳ hạn gửi: có kỳ hạn và không kỳ hạn.
- Theo thời gian gửi: 1 tuần, 2 tuần,... đến tối đa là 60 tháng.
- Theo kỳ trả lãi: lãi trả trước, trả sau và trả định kỳ hàng tháng.
- Theo sản phẩm đặc thù: truyền thống/rút gốc linh hoạt/hưu trí/cho con/online/Mobile,...

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Chuyên viên QHKH cá nhân phụ trách làm các thủ tục gửi tiền cho khách hàng

3.2 Nhóm sản phẩm cho vay

Các sản phẩm thuộc nhóm cho vay mà một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cần phải bán sẽ bao gồm nhiều gói phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau:

- Theo tài sản của khách hàng: vay thế chấp (có tài sản đảm bảo), vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo).
- Theo thời hạn vay: ngắn hạn (dưới 12 tháng), trung hạn ( từ 12 tháng đến 60 tháng), dài hạn (trên 60 tháng).
- Theo mục đích vay: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
- Các phân loại khác: cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay thấu chi, cầm cố sổ tiết kiệm,...

Chuyên viên QHKH cá nhân phụ trách các thủ tục cho khách hàng vay vốn ngân hàng

3.3 Nhóm sản phẩm thẻ

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân bắt buộc phải tham gia bán các sản phẩm thuộc nhóm thẻ sau đây:

- Thẻ tín dụng (Credit Card).
- Thẻ trả trước (Prepaid Card).
- Thẻ ghi nợ (Debit Card).
- Những sản phẩm dịch vụ khác như gói bảo hiểm, chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ của ngân hàng điện tử,…

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Chuyên viên QHKH cá nhân phụ trách tư vấn mở thẻ tín dụng cho khách hàng

4. Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cần trang bị những kỹ năng nào?

4.1 Kỹ năng nghiệp vụ

Vì tính chất quan trọng trong công việc tại các ngân hàng, đây là kỹ năng bắt buộc phải có khi trở thành một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân. Các nghiệp vụ chuyên môn như thẩm định, lập hồ sơ hợp đồng cho vay, gửi tiền, xử lý thu hồi nợ, xử lý nợ xấu,... đều cần được đào tạo kỹ càng trước khi bắt đầu công việc chính thức để tránh mọi sai sót xảy ra.

4.2 Kỹ năng giao tiếp

Vì là người đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu đối với một chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân. Bạn cần có thái độ hòa nhã, thân thiện, tư vấn tận tình, tác phong chuyên nghiệp khi tư vấn cho khách. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn khách trong quá trình làm hồ sơ giao dịch và mềm mỏng, khéo léo trong việc thuyết phục khách hàng trả nợ đúng hạn.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cần kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt

4.3 Kỹ năng đàm phán, thương lượng

Đi cùng với kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán cũng là một điều quyết định sự thành công của vị trí này. Khả năng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hay đàm phán, thương thảo mỗi khi có vấn đề nợ xấu phát sinh.

4.4 Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề

Một kỹ năng nữa cũng quan trọng không kém đối với những người đại diện trực tiếp của ngân hàng, đó là khả năng giải quyết vấn đề. Trong quá trình giao dịch, ít nhiều cũng sẽ có những tình huống không mong muốn phát sinh, việc nhanh chóng nhận biết vấn đề và có hướng giải quyết theo đúng quy định của ngân hàng là trách nhiệm của các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân.

5. Cơ hội và thách thức khi làm việc ở vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

5.1 Cơ hội

Môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp: Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu làm việc của nhân viên. Đồng nghiệp làm trong lĩnh vực này hầu như là những con người trẻ trung, nhiệt huyết và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Cơ hội phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ: Sau nhiều năm làm việc, các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân sẽ hoàn thiện một cách toàn diện các kỹ năng của bản thân, nhất là khả năng giao tiếp. Đi cùng với đó là mạng lưới mối quan hệ của bạn cũng sẽ ngày càng mở rộng.

Chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt: Ngân hàng là một trong số những ngành có chế độ đãi ngộ tốt nhất. Vì thế, nếu bạn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, bạn sẽ nhận được mức lương và thưởng rất cao, xứng đáng với năng lực của mình.

Cơ hội thăng tiến trong ngành: Đối với những chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân xuất sắc, cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngân hàng sẽ luôn rộng mở.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, lương thưởng, đãi ngộ tốt

5.2 Thách thức

Mặc dù là công việc đem lại rất nhiều cơ hội tốt nhưng chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ nhiều phía:

- Áp lực về thời gian: Ở vị trí này, không ai chờ đợi bạn cả, kể cả khách hàng và cấp trên. Vì thế, xử lý công việc nhanh, kịp thời là điều tiên quyết.
- Áp lực về sự chính xác: Là khâu quan trọng trong chuỗi vận hành của ngân hàng, sự chính xác là điều rất quan trọng. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong hồ sơ thẩm định cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Áp lực về trách nhiệm: Vì phải tìm kiếm và tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng nên đòi hỏi bạn phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ khoản vay.
- Áp lực về doanh số: Chỉ tiêu doanh số là thước đo đánh giá năng lực làm việc của bạn. Nếu không đạt doanh số thì bạn sẽ phải đối mặt với những hình thức kỷ luật như giảm lương, giảm tiền thưởng, bị khiển trách, phạt theo quy định,...

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân phải đối mặt với áp lực doanh số lớn

6. Lộ trình thăng tiến của một chuyên viên quan hệ khách hàng

Thăng tiến trong công việc là mục tiêu mà phần lớn các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân theo đuổi. Thông thường, lộ trình thăng tiến sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm trong nghề và các tiêu chí được ngân hàng đặt ra, cụ thể như:

- Từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm: Chuyên viên QHKH cá nhân.
- Từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm: Trưởng nhóm QHKH cá nhân.
- Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm: Phó phòng hoặc Trưởng phòng QHKH cá nhân.
- Từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm: Phó giám đốc hoặc Giám đốc của chi nhánh ngân hàng.
- Từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm: Giám đốc phê duyệt hoặc những vị trí tương đương ở Hội sở.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Lộ trình thăng tiến của chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Ngoài cơ hội thăng tiến lên cao, đối với những nhân viên đã có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên có thể lựa chọn lộ trình đi ngang, ổn định, không quá áp lực về chỉ tiêu doanh số như:

- Tại chi nhánh ngân hàng (tùy từng mô hình): thẩm định tín dụng hoặc quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, hỗ trợ tín dụng,…
- Tại Hội sở: chuyên viên thúc đẩy bán hàng, chuyên viên phát triển hoạt động kinh doanh, chuyên viên phát triển về sản phẩm,…

7. Mức thu nhập của chuyên viên quan hệ khách hàng

Mức lương chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thường khá cao, tùy thuộc vào bề dày kinh nghiệm và chỉ số doanh thu đạt được. Các mức cụ thể như sau:

- Chưa có kinh nghiệm: Khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
- Từ 2 - 3 năm kinh nghiệm: 7 – 10 triệu đồng/tháng.
- Từ 3 - 5 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Từ 5 - 7 năm kinh nghiệm: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
- Từ 7 - 10 năm kinh nghiệm: 20 – 25 triệu đồng/tháng.
- Trên 10 năm kinh nghiệm: Trên 25 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân làm công việc gì?
Mức lương chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thường khá cao

 

Trên đây là những chia sẻ về công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Nếu bạn đang quan tâm đến những việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thì hãy để CareerViet giúp bạn tìm ra những cơ hội phù hợp nhất! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tuyển dụng việc làm Hải Phòng | Tìm việc tại Bắc Giang | Việc làm Bình Dương 

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Lương : Cạnh Tranh

Tiền Giang | Sóc Trăng | Đồng Tháp

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hưng Yên | Vĩnh Phúc | Quảng Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Phòng | Sơn La | Bắc Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Tiền Giang | Vĩnh Long | Tây Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Nam Định | Thái Bình | Ninh Bình

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Kiên Giang | Long An | Thừa Thiên- Huế

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Lào Cai | Hồ Chí Minh | Bến Tre

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương | Đà Nẵng | Gia Lai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Bình Phước | Cần Thơ

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Nam Định | Thái Bình | Ninh Bình

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Sóc Trăng | Bà Rịa - Vũng Tàu | Khánh Hòa

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Nghệ An | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Thanh Hóa | Đồng Tháp | Cà Mau

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Thanh Hóa | Đồng Tháp | Cà Mau

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hưng Yên | Vĩnh Phúc | Quảng Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Phòng | Sơn La | Bắc Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Tiền Giang | Vĩnh Long | Tây Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Sóc Trăng | Bà Rịa - Vũng Tàu | Khánh Hòa

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương | Đà Nẵng | Gia Lai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Sóc Trăng | Bà Rịa - Vũng Tàu | Khánh Hòa

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Nam Định | Thái Bình | Ninh Bình

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Thanh Hóa | Đồng Tháp | Cà Mau

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Nghệ An | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Bình Phước | Cần Thơ

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Tiền Giang | Vĩnh Long | Tây Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hưng Yên | Vĩnh Phúc | Quảng Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Phú Thọ | Bắc Giang | Quảng Bình

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Quảng Ngãi | Bình Phước | Cần Thơ

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Lào Cai | Hồ Chí Minh | Bến Tre

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Phú Thọ | Bắc Giang | Quảng Bình

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Phòng | Sơn La | Bắc Ninh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Kiên Giang | Long An | Thừa Thiên- Huế

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Nghệ An | Đồng Nai

Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB

Lương : Cạnh Tranh

Sóc Trăng | An Giang | Bạc Liêu

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Lương : Cạnh Tranh

Khánh Hòa | Bình Dương | Đà Nẵng

Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai | Bà Rịa - Vũng Tàu | Bình Dương

ACB - Ngân Hàng TMCP Á Châu
ACB - Ngân Hàng TMCP Á Châu

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương | Bà Rịa - Vũng Tàu | Bình Phước

TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại hạch toán phổ biến
Tìm hiểu hạch toán là gì, các loại hạch toán phổ biến và cách áp dụng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bài viết chi tiết dành cho sinh viên và người làm kế toán.
Thạc sĩ là gì? Điều kiện học và chi phí thi bằng thạc sĩ
Thạc sĩ là gì và giá trị ra sao? Cùng tìm hiểu về chương trình thạc sĩ, yêu cầu, các chuyên ngành, cũng như những lợi ích mà bằng thạc sĩ mang lại cho sự nghiệp
Ngành tâm lý học tội phạm là gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Khám phá ngành tâm lý học tội phạm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng cơ hội nghề nghiệp. Đây là lĩnh vực đầy triển vọng cho người yêu thích tâm lý học
Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khủng
Tìm hiểu lập trình game là gì, các bước cơ bản, kỹ năng, công cụ và cơ hội nghề nghiệp trong ngành lập trình game. Cách trở thành lập trình viên game chuyên nghiệp!
Khái niệm quản trị học là gì? Vai trò và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu khái niệm quản trị học, vai trò và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp. Cách quản trị giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát triển tổ chức.
Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback