Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 41,910
Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực và các ngành nghề trong kinh doanh, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp cụm từ Founder và Co-founder xuất hiện rất nhiều. Vậy Founder và Co-founder là gì? Cùng với đó, hãy theo dõi bài viết sau về cách thức trở thành một Founder chuyên nghiệp.
Founder là gì? Nếu dịch theo sát nghĩa, Founder nghĩa là nhà sáng lập. Họ là những người đưa ra ý tưởng và thiết lập nền móng, cơ sở cho một doanh nghiệp/tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn là những người đề ra những phương hướng chính xác trong việc vận hành công ty để duy trì sự tồn tại và phát triển. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định, rủi ro liên quan đến sự quản lý quy trình hoạt động của công ty/doanh nghiệp.
Co-founder được hiểu là người đồng sáng lập. Tùy theo mỗi mô hình của các công ty khác nhau, mà sẽ có bao nhiêu nhà sáng lập cùng hợp tác. Thông thường, những doanh nghiệp có từ 2 người sáng lập trở lên, thì người đứng đầu và góp vốn nhiều nhất được gọi là Founder, các nhà sáng lập còn lại được gọi là Co-founder.
Xem thêm: KOL Là Gì? Cách Trở Thành KOL Chuyên Nghiệp, Vai Trò Trong Marketing
Tìm hiểu về Founder và Co-Founder (Nguồn: Internet)
Để phân biệt giữa Founder và Co-founder, bạn đọc cần nắm rõ những điểm giống và điểm khác sau đây:
Các tiêu chí |
Founder |
Co-founder |
Tính trách nhiệm |
|
|
Quyền quyết định |
Có quyền quyết định các việc quan trọng của tổ chức |
Không có quyền quyết định các việc quan trọng |
Công việc chính |
|
|
Founder không chỉ đơn giản là một chức danh, nhưng đó còn là một vị trí mà bạn không dễ dàng gì để có được. Nếu bạn muốn trở thành một Founder chính hiệu, hãy rèn luyện những tố chất sau:
Điều tiên quyết trong mọi tố chất chính là sự đam mê, nhiệt huyết trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bởi vì chính đam mê sẽ tạo động lực thôi thúc bạn không ngừng học hỏi và kích thích mong muốn việc được trải nghiệm. Trong từng giai đoạn theo đuổi đam mê, các kiến thức về quản trị kinh doanh, kiến thức Marketing, và các kỹ năng liên quan sẽ luôn được trau dồi một cách liên tục. Điều này sẽ giúp cho các Founder tương lai thực hiện ý tưởng của mình bằng cả tâm huyết, sự kiên trì, dù điều đó có phức tạp và khó thực hiện đi chăng nữa.
Việc nắm bắt thời cơ được ví như một “bản năng thiên phú” của những người có tố chất làm Founder. Bởi vì họ không chỉ biết bắt lấy cơ hội kịp lúc, mà còn có sự quyết đoán trong từng công việc để chuẩn bị tinh thần vững vàng, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn và thử thách. Hãy nhớ rằng, sự thành công sẽ không đến với người rụt rè và nhút nhát, mà chính sự quyết đoán sẽ dẫn bạn đến thành công.
Tâm lý vững vàng, làm chủ được cảm xúc của bản thân và sự tự tin là chìa khóa giúp cho Founder đi đến cánh cửa thành công. Trong môi trường kinh doanh vẫn luôn tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là vào giai đoạn khởi nghiệp. Chính vì vậy, bạn sẽ gặp và trải qua rất nhiều khó khăn mới có thể vững vàng. Do đó, là một người Founder, bạn cần trang bị cho mình sự tự tin để điều hành doanh nghiệp của mình một cách vững vàng nhất.
Nhìn nhận thực tế, biết cách chấp nhận và thay đổi chiến lược khi cần thiết là biểu hiện của một người có tố chất làm Founder. Không những vậy, họ còn là người có khả năng cân bằng giữa sự linh hoạt và tính kiên định. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, điều này là yếu tố hết sức cần thiết. Tính linh hoạt sẽ luôn được đề cao trong trường hợp mọi thứ diễn tiến quá nhanh. Bởi vì nếu không có tính linh hoạt, các Founder sẽ bị bất động, không biết làm gì tiếp theo khi thị trường thay đổi, vì thế rất dễ bị thất bại.
Founder là những người có khả năng quan sát rất tốt, họ luôn nhìn được bức tranh toàn cảnh của mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội, từ đó nắm bắt được những nhu cầu đang bị thiếu của con người. Chính bởi điều đó, các nhà sáng lập sẽ dễ nảy ra các ý tưởng cho sản phẩm mới, hoạch định những chiến lược đúng đắn nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường và giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
Để là một Founder uy tín và giúp công ty tăng thêm độ nhận diện thương hiệu, thì việc mở rộng các mối quan hệ là điều là các Founder cần làm. Họ phải là những người yêu thích việc giao lưu, học hỏi. Trong những buổi gặp gỡ với các đối tác, họ có thể là người nảy sinh những ý tưởng mới, hoặc tìm thấy sự tương đồng giữa các ý tưởng để có thể gắn kết chúng lại với nhau.
Có một sự thật rằng, những người có cùng suy nghĩ và cùng tần số sẽ thu hút nhau, và họ có thể trở thành những nhà hỗ trợ đắc lực về sau của doanh nghiệp. Không những vậy, sợi dây liên kết các mối quan hệ này càng bền chặt, thì bước tiến của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Từ đó, các Founder sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình khởi nghiệp.
Các tố chất mà một Founder cần có (Nguồn: Internet)
Để trở thành một Founder, bạn cần trải qua những giai đoạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống, chẳng hạn như:
Trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp có quy trình vận hành rất khác so với các công ty lớn. Chính vì vậy, bạn có thể làm việc hoặc thực tập tại các công ty này để lấy kinh nghiệm, đây là một điều rất hữu ích. Trong đó, bạn có thể học hỏi cách xử lý và giải quyết vấn đề của các doanh nhân đi trước trong từng giai đoạn thăng trầm của doanh nghiệp. Đó là bài học quý giá mà bạn không dễ gì để có được.
Đồng thời, khi bạn được trải nghiệm những cơ hội, thách thức của một Founder khi làm việc cùng họ, bạn sẽ có điều kiện để đảm nhận một số vai trò thiết thực của một nhà sáng lập cần phải làm.
Tìm kiếm một cố vấn tiềm năng là điều giúp bạn sớm trở thành nhà sáng lập chính hiệu. Họ có thể là Founder của các doanh nghiệp khác, giáo sư khởi nghiệp tại các trường đại học, những bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý,... Bởi vì hầu hết họ đều là những người nhận được sự hỗ trợ từ người khác để có thể khởi nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn nghiêm túc muốn tìm cho mình một mentor để học hỏi, hãy cho họ thấy rằng bạn là người mong muốn được họ truyền đạt lại kiến thức, có tính kiên trì và sự nhẫn nại trong con đường thăng tiến cùng họ.
Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, để tìm được một hoặc nhiều người hiểu được những khó khăn, thách thức của bạn là một điều quý giá. Vì thế, tham gia các lớp học và sự kiện, hay những cuộc thi khởi nghiệp là một ý tưởng tuyệt vời để xây dựng và kết nối những người cùng chí hướng với nhau.
Khi đến với các lớp học, sự kiện, cuộc thi này, bạn hãy cố gắng tập trung hết mức có thể vào những cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với những người khác thay vì cố gắng mở rộng các mối quan hệ nhiều nhất có thể.
Để nắm bắt xu hướng thị trường và nhu cầu của người dùng, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức và các chương trình Startup để hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh của kinh doanh. Thông qua việc theo dõi tin tức này, bạn có thể nắm bắt được những việc mà các công ty khác đang làm. Chúng có thể giúp bạn hoạch định các dự án trong tương lai. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy cơ hội tiềm ẩn trong các tin tức và chương trình mà bạn đã xem.
Để trở thành một Founder giỏi cần những gì? (Nguồn: Internet)
Khi đã trở thành một Founder, thì công việc và trách nhiệm bạn sẽ đảm nhận là gì?
Xem thêm: Account Manager là gì? Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Trách nhiệm và công việc mà một Founder phải đảm nhận (Nguồn: Internet)
Founder và Owner thực chất đều mang ý nghĩa giống nhau. Họ đều là người góp vốn để thành lập công ty, hay gọi cách khác là chủ sở hữu của công ty đó.
Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp. Họ là người ra quyết định cuối cùng và chịu mọi trách nghiệm cho sự thành bại của tổ chức. Trong khi đó, CEO hay tuyển dụng giám đốc kinh doanh, tuyển dụng giám đốc tài chính, việc làm giám đốc sản xuất, việc làm giám đốc nhà máy,....chỉ là một người quản lý, lãnh đạo của công ty. CEO có thể được thuê từ bên ngoài về làm việc cho doanh nghiệp.
Không có định lượng thời gian cụ thể để tìm được một Co-founder phù hợp. Mà thay vào đó, bạn hãy xác định Co-Founder của mình dựa trên những yếu tố như: Có tính linh, xử lý tình huống nhanh, dứt khoát Có sự minh bạch và trung thành tuyệt đối Có thể bổ sung các kỹ năng và Founder còn thiếu sót Có định hướng và tầm nhìn chung với Founder
Bài viết trên mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về Founder là gì, Co-founder là gì và cách để trở thành một Founder thực thụ. CareerViet hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về Founder - một thuật ngữ thông dụng trong kinh doanh sau khi đọc bài viết trên.
Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này