Kiến trúc sư và những yêu cầu công việc mà bạn cần biết

Lượt xem: 45,414

Hiện nay, có một số ngành nghề khá phổ biến như: auditor, tổ chức sự kiện, VIB tuyển dụng, nhân viên kho,... Trong đó, kiến trúc sư là ngành nghề chưa bao giờ ngừng HOT và luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn.Bởi khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thẩm mỹ của con người đối với không gian sống và nơi làm việc cũng ngày càng cao. Kiến trúc sư sẽ là người thiết kế bản vẽ với những kiến trúc đẹp đẽ, độc đáo và tiện nghi nhằm phục vụ cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Kiến trúc sư là ai?

Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,... trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,...).


Vị trí công việc kiến trúc sư là gì?

Nói cách khác, Architect là người có khả năng chuyển đổi nhu cầu sử dụng của con người vào các giải pháp liên quan đến mặt bằng, không gian, kỹ thuật công trình, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cũng như nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của con người đối với công trình kiến trúc đó.

Như vậy, kiến trúc sư sẽ biến mọi nhu cầu của con người về nơi ở, nơi sinh hoạt, làm việc, vui chơi,... trở thành những hình ảnh trực quan bằng 3D. Sau đó, bản thiết kế này sẽ được triển khai xây dựng bởi một đơn vị khác và kiến trúc sư sẽ là người phụ trách giám sát quá trình thi công, đảm bảo quá trình thực hiện đúng với các số liệu của bản vẽ.

2. Mô tả công việc kiến trúc sư chi tiết nhất

Việc làm Architect chủ yếu là thiết kế bản vẽ. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Thông qua những yêu cầu cụ thể từ các đơn đặt hàng, kiến trúc sư sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho công việc và từng bước tạo nên bản vẽ chi tiết. Theo đó, việc làm kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau:

Thiết kế quy hoạch

- Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,...

- Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.

- Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,...

- Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,...

- Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.


Công việc của Architect gắn liền với các bản vẽ, bản thiết kế

Thiết kế kiến trúc công trình

- Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan.

- Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không.


Architect sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau trong mỗi lĩnh vực kiến trúc

Thiết kế nội thất

- Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.

- Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,... sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.


Architect lên ý tưởng và trình bày trên bản vẽ

Thiết kế cảnh quan

- Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt.

- Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,…

- Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên.

Phối hợp với các bên liên quan để thống nhất ý tưởng bản thiết kế

- Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường. Theo đó, các bên liên quan gồm có:

- Bộ phận Luật Quy hoạch thành phố, Bảo vệ môi trường, ngân sách triển khai dự án.

- Chuyên gia đo đạc, tư vấn về lĩnh vực bất động sản.

- Các kỹ sư xây dựng, chủ thầu, quản lý xây dựng,...

Có thể bạn quan tâm: Kỹ sư xây dựng: Tổng hợp những kiến thức, kỹ năng cần biết

Trực tiếp giám sát công trình

- Trực tiếp ra hiện trường để giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.

- Phối hợp với bên quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hạng mục xây dựng, đảm bảo các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu về kết cấu, nguyên liệu,...

- Yêu cầu chỉnh sửa hoặc xây lại nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hay gian lận nào trong quá trình thi công.

- Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất.


Architect trực tiếp tham gia vào việc khảo sát công trình

Lập báo cáo, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có)

- Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng.

- Đưa ra chỉ định những yêu cầu cụ thể về dự án cho từng bộ phận hoặc các cá nhân liên quan.

- Điều chỉnh một vài yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên vật liệu, nhân công,...

- Trình bày các kiến nghị và giải pháp khắc phục những lỗi phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình.

Một số công việc liên quan khác

- Tham gia quản lý, giám sát quá trình thi công.

- Tham gia các cuộc họp với các bên liên quan, khách hàng; đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản thiết kế dựa trên sự thống nhất chung giữa các bên.

3. Ứng viên cần có tố chất gì để trở thành một kiến trúc sư giỏi?

Để trở thành một kiến trúc sư giỏi, bạn cần trang bị cho bản thân một “hành trang” như sau:

Có kiến thức về pháp luật

Đối với công việc của kiến trúc sư, việc hiểu biết về pháp luật, pháp lý liên quan đến cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng cần thiết. Theo đó, Luật Xây dựng và các quy chuẩn xây dựng có ảnh hưởng khá nhiều đến kiến trúc mà bạn cần thiết kế. Để tránh những sai sót liên quan đến quy chuẩn xây dựng khiến bạn có thể phải vẽ lại từ đầu bản thiết kế thì kiến trúc sư phải liên tục cập nhật những kiến thức về pháp lý.

Kiến thức toán học

Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo và một ít kiến thức về toán học. Bởi một bản thiết kế sau khi hoàn thiện và muốn triển khai thực tế, ứng dụng vào thực tiễn thì cần phải dựa trên cơ sở đo lường chính xác với các tỷ lệ phù hợp. Chính vì vậy, để theo đuổi ngành nghề này, bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc về toán học.


Architect thường xuyên làm việc với số liệu nên kiến thức toán học là vô cùng cần thiết

Kỹ năng thiết kế

Kiến trúc sư phải liên tục làm việc với các bản vẽ, vì vậy, bạn không thể nào không biết thiết kế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, kỹ năng thiết kế của một kiến trúc sư hoàn toàn khác với kỹ năng thiết kế của một người thiết kế đồ họa. Bên cạnh tính thẩm mỹ, bạn cần phải biết cách dung hòa vẻ đẹp cũng như chức năng của công trình sao cho đúng với thực tế.

Kiến thức về mỹ thuật

Có nền tảng kiến thức về mỹ thuật là điều kiện hàng đầu để bạn có thể bước chân vào con đường nghề nghiệp của kiến trúc sư. Khả năng thẩm mỹ cũng như kiến thức về mỹ thuật của kiến trúc sư được thể hiện qua những bản phác thảo ý tưởng. Hơn nữa, để có thể hoàn thiện một bản thiết kế, cần có sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố về màu sắc, họa tiết và bố cục. Ngoài ra, khả năng về mỹ thuật còn là tố chất của mỗi người. Việc làm này đòi hỏi ở bạn một đầu óc sáng tạo và tư duy trừu tượng tốt để hiện thực hóa ý tưởng lên những bản vẽ một cách dễ dàng.

Kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc nhóm

Là một kiến trúc sư, bạn không chỉ làm việc với các bản vẽ hay những con số mà còn phải trực tiếp tương tác với nhà thầu, chủ đầu tư, chính quyền địa phương, đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng,... Do đó, bạn cần phải học hỏi về kỹ năng thuyết trình, giao tiếp cũng như kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.


Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt sẽ giúp Architect hoàn thiện công việc một cách hiệu quả nhất

Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế

Thực tế, việc phác thảo kế hoạch xây dựng, lên ý tưởng trên bản vẽ của các kiến trúc sư thường được thực hiện chủ yếu bằng giấy bút. Tuy nhiên, ở thời đại “công nghệ số” phát triển như hiện nay, bạn cũng nên dần làm quen với các phần mềm thiết kế như BIM, CAD,... Những phần mềm này sẽ giúp bạn thao tác thuận tiện hơn, đồng thời chúng cũng cho phép bạn lưu trữ hoặc chia sẻ bản thảo thiết kế với các bên liên quan như nhà thầu, chủ đầu tư,...

4. Cơ hội nghề nghiệp của kiến trúc sư

Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày càng nâng cao. Ngày nay, nhiều người không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp mà còn thích ở nhà hiện đại, tiện nghi với thiết kế độc, lạ và ấn tượng. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm kiến trúc sư hoặc các công ty, doanh nghiệp có dịch vụ thiết kế, tư vấn xây dựng công trình rất cao. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư cũng vô cùng rộng mở. Đây cũng chính là cơ hội việc làm hấp dẫn cho các kiến trúc sư trong tương lai.

Hiện tại, các cử nhân học ngành kiến trúc sau khi ra trường có thể “apply” vào nhiều vị trí việc làm kiến trúc sư như: việc làm thiết kế nội thất, việc làm xây dựng, việc làm kiến trúc sư quy hoạch, tư vấn kiến trúc,... Bên cạnh đó, bạn còn có thể xin làm việc tại các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc, các đơn vị kinh doanh bất động sản,... Ngoài ra, nếu bạn tốt nghiệp loại xuất sắc, bạn còn có thể thành công trong việc làm giảng viên đại học tại các trường kiến trúc.


Vị trí kiến trúc sư nói riêng và ngành kiến trúc nói chung mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt

5. Tiêu chí tuyển dụng vị trí kiến trúc sư

Hiện nay, hầu hết các đơn vị tuyển dụng vị trí kiến trúc sư đều yêu cầu các tiêu chí chung sau đây:

- Tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc những chuyên ngành liên quan.

- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft, phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế như AutoCad, Photoshop,...

- Ưu tiên các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất 1 – 2 năm.

- Có đầy đủ những kỹ năng cơ bản và cần thiết như: kỹ năng thiết kế, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, gu thẩm mỹ tốt và sáng tạo,...

- Có sự cẩn trọng, tỉ mỉ, linh hoạt và biết ứng biến nhanh trong công việc.

- Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt là một lợi thế.

6. Lương kiến trúc sư hiện nay bao nhiêu?

Theo khảo sát của trang thông tin tuyển dụng Careerbuilder.vn, mức lương của kiến trúc sư được đánh giá là thuộc hàng cao tại Việt Nam, trung bình khoảng 12 – 20 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ còn chênh lệch tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc của ứng viên cũng như quy mô của công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra, một số kiến trúc sư có mối quan hệ rộng và tay nghề cao, kinh nghiệm làm việc dồi dào còn có khả năng nhận thêm các công trình bên ngoài, giúp cho mức thu nhập tăng lên đáng kể.

 

Trên đây là tất cả thông tin tổng hợp chi tiết nhất về việc làm kiến trúc sư. Hy vọng những chia sẻ của CareerViet sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những ai có ý định theo đuổi vị trí kiến trúc sư trong tương lai. Có thể nói, đây là một công việc khá khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính chính xác cao. Nếu bạn thực sự đam mê và muốn gắn bó với ngành nghề này thì hãy trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng thật vững vàng để dễ dàng tìm việc làm nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Đông Tây Land tuyển dụng | Frieslandcampina tuyển dụng | Công Ty cổ phần Artex Đồng Tháp

Nguồn: CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Phú Thọ

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hòa Bình | Bắc Cạn

Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hưng Yên

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn An Phát Holdings
Tập Đoàn An Phát Holdings

Lương : 13 Tr - 18 Tr VND

Hải Dương

Công ty TNHH Doul Asia
Công ty TNHH Doul Asia

Lương : Trên 20 Tr VND

Hà Nội

MVW Design Workshop
MVW Design Workshop

Lương : 24 Tr - 26 Tr VND

Hà Nội

Cty CP Clear Water Metal VN
Cty CP Clear Water Metal VN

Lương : 12 Tr - 17 Tr VND

Bình Dương

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP TRUNG TÂY NGUYÊN
CÔNG TY TNHH XÂY LẮP TRUNG TÂY NGUYÊN

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

Phuoc Thanh Construction
Phuoc Thanh Construction

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ F&B QUỲNH CHI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ F&B QUỲNH CHI

Lương : 10 Tr - 12 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP KINH DOANH COREX
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP KINH DOANH COREX

Lương : 13 Tr - 15 Tr VND

Hà Nội

PlanB Co., Ltd
PlanB Co., Ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW HOLDING

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

BIM Group
BIM Group

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN ÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN ÂN

Lương : 18 Tr - 23 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 18 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

Cty CP Clear Water Metal VN
Cty CP Clear Water Metal VN

Lương : 10 Tr - 15 Tr VND

Bình Dương

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN XHOME SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN XHOME SÀI GÒN

Lương : 13 Tr - 18 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương : 12 Tr - 16 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH CADIAN VIETNAM
Công ty TNHH CADIAN VIETNAM

Lương : 12 Tr - 20 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XHOME SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN XHOME SÀI GÒN

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Vietnam Furniture Resources (VFR)
Vietnam Furniture Resources (VFR)

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Bài viết cùng chuyên mục "Wiki Career"

Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Thu nhập có cao không?
Khám phá công việc nhân viên hành chính nhân sự là gì, vai trò, kỹ năng cần thiết, và mức lương hấp dẫn. Tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quy trình CSKH
Cùng CareerViet tìm hiểu chăm sóc khách hàng là gì, vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết. Hướng dẫn xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Xem ngay!
Business Analyst là gì? BA cần học gì và cơ hội việc làm
Business Analyst là gì, vai trò, công việc, và kỹ năng cần thiết. Cùng CareerViet tìm hiểu Business học ngành gì? Cơ hội việc làm và mức lương của BA.
Kỹ sư xây dựng là gì và các công việc của kỹ sư xây dựng
Tìm hiểu kỹ sư xây dựng là gì, công việc cụ thể, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp và cách để trở thành kỹ sư xây dựng thành công.
Ngành an ninh mạng là gì? Cơ hội việc làm và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành an ninh mạng là gì, học gì, làm gì, và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin số. Click xem ngay!
Y học dự phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập
Tìm hiểu y học dự phòng là gì, cơ hội nghề nghiệp, và lý do ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đọc ngay để hiểu thêm!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback