Con đường sự nghiệp

Nhiệt độ tại khắp các quốc gia đang nóng dần lên mỗi ngày, điều này có nghĩa rằng nhiệt độ trong hầu hết văn phòng sẽ giảm xuống, dân công sở có xu hướng chuyển từ nhâm nhi tách cà phê sữa nóng sang uống ly cà phê đá.
Trong cuộc sống lẫn công việc chúng ta đều cần nhận được những lời khuyên hũu ích. Tuy nhiên, đôi lúc tất cả điều ta muốn lại chỉ là xung quanh ngừng nói chuyện, mọi người tin tưởng cách ta xử lý công việc và để ta được yên ổn một mình.
Bạn đang thực sự bước vào chặng cuối của chuỗi ngày “tu luyện” trên giảng đường đại học: gấp rút hoàn thành luận văn, nỗ lực vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, ráo riết chọn công ty thực tập, hay bắt đầu ngó nghiêng tìm kiếm công việcđầu đời. Sự có mặt thường trực của cảm giác căng thẳng là điều tất nhiên và hoàn toàn bình thường. Sau tất cả những nỗi lo ngắn hạn, mối bận tâm sâu xa nhất lúc này có thể gọi tên là: Làm gì sau khi ra trường?
Tiếp nối phần 1 của chuyên đề “Xây lại từ đầu sau lần ra riêng thất bại“, CareerViet.vn xin gửi đến bạn thêm một số bí quyết thu thập từ thực tế của các chuyên gia nhiều trải nghiệm ở bài viết sau đây để bạn có thể tự vực dậy tinh thần và bắt đầu trở lại thật mạnh mẽ nếu lỡ chưa may mắn trong quá trình tự khởi nghiệp của riêng mình.
Trên thực tế, có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ không thể qua khỏi năm đầu tiên. Gần 50% doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động đến ngày kỷ niệm 5 năm thành lập. Chỉ 1/3 doanh nghiệp vẫn mở cửa kinh doanh sau 10 năm.
Bạn có từng nghe nói rằng những nhân viên giỏi, chăm chỉ đôi khi cũng bị sa thải? Đó là sự thật. Và bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết việc ra đi này xuất phát từ những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về 6 lỗi phổ biến, có vẻ rất “ngây thơ” nhưng lại là nguyên nhân mang đến hậu quả thực sự nghiêm trọng nhé!
4 kỹ năng quan trọng này sẽ giúp bạn tăng cơ hội giành được một công việc “5 ngày - 8 tiếng”
Giữa hàng ngàn lựa chọn khác nhau, bạn sẽ làm sao để xác định nghề nghiệp phù hợp nhất với mình? Nếu chẳng có bất cứ ý tưởng nào về công việc muốn làm, hẳn là nhiệm vụ này không thể vượt qua. May mắn thay, mọi chuyện không đến nỗi quá bế tắc. Dành thêm thời gian suy nghĩ đầy đủ hơn, bạn sẽ tăng cơ hội tạo ra quyết định tốt. Cùng CareerViet.vn tham khảo ngay 8 bước cần làm để chọn được nghề nghiệp phù hợp nhé!
Nếu chợt nhận ra rằng mình đang gặp phải một người quản lý trực tiếp luôn “có vẻ” ghét bỏ và thường gây cản trở thì nghĩa là công việc của bạn đang rơi vào tình trạng báo động. Điều này thường xảy ra khi bạn vừa bước chân vào môi trường mới hoặc là bộ phận của bạn được bổ nhiệm một trưởng phòng mới.
Khi lựa chọn công việc, bạn không nên bỏ qua tính cách cá nhân bởi đó là điều quan trọng dẫn bạn đến một nghề nghiệp thích hợp và thành công lâu dài, không chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.
Rất khó lòng từ chối một lời mời làm việc, đặc biệt khi bạn đang chìm trong tuyệt vọng vì hành trình tìm “bến đỗ” đã kéo dài mấy tháng trời hoặc tình trạng công việc hiện có thực sự bế tắc. Tuy nhiên, nên hiểu rằng cảm giác thoả mãn cá nhân và thành công sự nghiệp ra sao sẽ tuỳ vào việc bạn tìm ra đâu là điều có thể đáp ứng các nhu cầu. Khi chẳng thể đoán chắc được mình sẽ hoàn toàn hài lòng trong công việc mới hay không, hãy đưa ra các quyết định khôn ngoan hơn bằng cách lắng nghe bản năng và tin vào trực giác.
Văn hoá của một công ty, cách mà những người ở đó suy nghĩ và hành động, thường được hình thành bởi nhà sáng lập và luôn thay đổi theo từng thời kỳ tiếp quản của các CEO khác sau khi nhà sáng lập rời đi. Nếu bạn làm việc cho một công ty có CEO cũng chính là người sáng lập – và công ty có lộ trình phát triển liên tục mạnh mẽ – thì văn hoá của công ty có khả năng sẽ ăn sâu vào vào mọi tổ chức và quy trình làm việc. Đây có lẽ là một văn hoá doanh nghiệp tốt.
Khi đã làm sếp, bạn phải làm điều đúng đắn. CareerViet.vn gửi đến bạn 10 lời khuyên để bắt đầu hành trình làm sếp đầy mới mẻ theo cách thuận lợi nhất. Hãy vận dụng phù hợp để tạo ra nhiều thành tựu và trải nghiệm làm việc đáng nhớ cùng đội ngũ của bạn nhé!
Có những giai đoạn mà khí thế tìm việc của bạn lên rất cao nhưng kết quả thu về thật đáng thất vọng: không có công việc nào như ý hoặc tệ hơn, không nhận được bất cứ lời mời phỏng vấn nào. Khí thế của bạn cũng theo đó mà vơi dần và một lúc nào đấy chuyển hoá thành “niềm đau” khi bạn cố mãi mà vẫn không tìm ra việc. Vậy nếu hành trình tìm công việc mơ ước dường như diễn ra rất lê thê thì bạn sẽ làm gì để mình không biến thành một chú “rùa rụt cổ” than khóc trong vỏ mai?
Mong muốn thăng tiến là một trong những điều kiện tiên quyết giúp con người phát triển. Nhưng bạn phải làm rất nhiều việc để đạt được điều đó. Dưới đây là vài khía cạnh CareerViet.vn khuyên bạn nên xem xét khi bắt đầu hành trình hướng đến vị trí cao hơn.
Feedback