Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 315,275
Cẩm nang nghề nghiệp Business Development Executive cho ứng viên
Những bí quyết thành công trong kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Giám đốc kinh doanh có vai trò gì? Yêu cầu công việc là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, Business Administration là thuật ngữ chỉ sự quản lý các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Hiện nay, Business Administration còn là một trong những ngành nghề phổ biến tại Việt Nam. Cùng CareerViet tìm hiểu về khái niệm, những phân nhánh và cơ hội nghề nghiệp của ngành này qua bài viết dưới đây nhé.
Business Administration được gọi là ngành quản trị kinh doanh, là công việc điều hành các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Ngành quản trị kinh doanh thuộc khối kinh tế và rất phổ biến ở các trường đại học tại Việt Nam.
Trong ngành Business Administration, bạn sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, đồng thời trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng thuyết trình, tổ chức, giải quyết vấn đề, giao tiếp,...
Bên cạnh đó, ngành quản trị kinh doanh còn mang đến cho người học nhiều sự lựa chọn trong công việc. Hiện nay, các công ty tuyển dụng nhân sự ở ngành này rất nhiều với vô số vị trí công việc khác nhau. Các sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học có thể ứng tuyển vào các vị trí như: quản trị nhân sự, kế toán, tiếp thị,...
Xem thêm: Nhà quản trị nhân sự tài giỏi
Khái niệm Business Administration là gì? (Nguồn: Internet)
Ngành Business Administration là một tổ hợp lớn, trong đó bao gồm những phân nhánh nhỏ: kinh doanh tổng hợp, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại. Mỗi ngành chuyên ngành sẽ có những đặc điểm riêng biệt:
Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về bức tranh của ngành kinh doanh. Bạn sẽ được học các kiến thức về chuyên ngành quản trị tổng hợp. Sau khi ra trường với đầy đủ chuyên môn, bạn có thể tự tin và dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí công việc như: giám sát, quản lý các hoạt động kinh doanh,...
Ngoài ra, sau khi được đào tạo, bạn cũng có thể lập kế hoạch cho các hướng đi của công ty, đồng thời cũng biết cách phân bổ nhân sự sao cho phù hợp với các dự án và mục tiêu đã được đề ra.
Xem thêm: Nữ giới có nên theo đuổi ngành quản trị kinh doanh?
Quản trị kinh doanh tổng hợp mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về bức tranh của kinh doanh (Nguồn: Internet)
Ngành quản trị kinh doanh quốc tế chỉ vừa được hình thành trong ít năm trở lại đây nhưng đã dần thu hút đông đảo học viên.
Khi đến với ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng về marketing, kế toán tài chính, đầu tư quốc tế, quy trình xuất nhập khẩu,... Đồng thời bạn cũng có thể tích lũy được những kinh nghiệm thực tế về các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. .
Nếu bạn ưa thích môi trường làm việc tại các công ty lớn của nước ngoài thì đây chính là ngành nghề dành cho bạn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cùng với nền tảng kiến thức vững chắc, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc liên quan đến ngành này như: quản lý nguồn nhân lực, quản lý dự án, quản lý nguồn hàng,...
Xem thêm: Du học ngành quản trị - kinh doanh: Chọn chuyên ngành nào?
Kinh doanh quốc tế phù hợp với những ứng viên yêu thích làm việc trong công ty nước ngoài (Nguồn: Internet)
Ngành kinh doanh thương mại mang đến các kỹ năng thực tiễn cho sinh viên nhiều hơn là phân tích và tính toán. Ngành này chủ yếu đào tạo những sinh viên yêu thích công việc chuyên sâu về hoạt động xuất - nhập kho, quản lý bán lẻ,... và làm trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
Ngành quản trị kinh doanh thương mại (Nguồn: Internet)
Thông thường, các sinh viên thuộc ngành quản trị kinh doanh mới ra trường sẽ sử dụng nguồn kiến thức đã qua đào tạo của mình để tìm kiếm những công việc phù hợp với định hướng của bản thân và nơi làm việc tốt để có thể gắn bó lâu dài. Công việc này đòi hỏi bạn phải đưa những chiến lược, giải pháp tốt để giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển.
Công việc trong lĩnh vực Business Administration rất đa dạng, gồm: chuyên viên nghiên cứu thị trường, quản lý bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng,...
Đồng thời, một nhân viên Business Administration sẽ là người chịu trách nghiệm cho mọi hoạt động thường ngày của công ty. Họ cũng là những người lên kế hoạch và giúp dự án đạt hiệu quả cao với những công việc như: thiết lập báo cáo tài chính, theo dõi hoạt động của đội ngũ nhân viên, tuyển dụng nhân sự,...
Xem thêm:
Lãnh đạo và quản lý khác nhau thế nào?
Accountant, Producer, Maintenance là gì?
Các công việc mà người làm trong ngành này phải thực hiện (Nguồn: Internet)
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho ngành business administration như tối ưu hóa quy trình kinh doanh giúp cho năng suất và hiệu quả làm việc được nâng cao, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, thu thập và phân tích dữ liệu chính xác hơn,... Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực cũng sẽ xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực như gây ra tình trạng mất việc làm đối với nhân sự ngành business administration hay việc sử dụng AI cũng có thể làm cho các doanh nghiệp trở nên quá phụ thuộc vào công nghệ.
Tóm lại, việc sử dụng AI trong ngành quản trị kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được triển khai và quản lý đúng cách. Việc đảm bảo an ninh thông tin, tạo ra các chiến lược đào tạo và phát triển AI, và đối phó với các vấn đề pháp lý liên quan đến sử dụng AI là những thách thức quan trọng mà các doanh nghiệp cần đối mặt khi sử dụng công nghệ này.
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Có nên học quản trị kinh doanh?
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Business Administration có thể mang lại nhiều lợi ích, tăng tính hiệu quả và năng suất của công việc. Vậy ứng dụng AI như thế nào là hợp lý? Dưới đây là một số giải pháp AI mà doanh nghiệp nên áp dụng trong ngành Business Administration để đạt được hiệu quả công việc cao hơn:
AI có thể giúp phân tích các dữ liệu kinh doanh, từ đó giúp đưa ra các quyết định thông minh hơn. AI có thể giúp quản lý dữ liệu, dự đoán và xử lý các vấn đề phát sinh, giúp nâng cao chất lượng quyết định kinh doanh.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên phân tích dữ liệu
AI giúp tự động hóa quy trình quản lý khách hàng, đưa ra dự đoán về hành vi của khách hàng và cung cấp thông tin giúp quản lý quan hệ khách hàng.
Cải thiện quy trình quản lý khách hàng với trí tuệ nhân tạo (nguồn: Internet)
Trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, từ việc thu thập dữ liệu đến phân tích và đưa ra các quyết định quan trọng. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình, đồng thời nâng cao chất lượng quyết định.
Nâng cao bảo mật thông tin với AI bằng cách phát hiện và xử lý các vấn đề bảo mật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ứng dụng này giúp bảo vệ thông tin kinh doanh và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
Sử dụng AI để tăng cường bảo mật thông tin (Nguồn: Internet)
Dự đoán xu hướng kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên các dữ liệu kinh doanh, trí tuệ nhân tạo góp phần trong việc giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu đáng tin cậy.
AI có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý tài nguyên, giúp đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên các dữ liệu kinh doanh. Công nghệ này giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc của doanh nghiệp.
Khi lựa chọn ngành Business Administration nghĩa là bạn đã sở hữu cơ hội ứng tuyển rất lớn vào các doanh nghiệp, công ty hàng đầu. Đặc biệt nếu thành tích học tập cao và thái độ tốt, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng tuyển vào vị trí quản lý. Không chỉ sở hữu những cơ hội thăng tiến tiềm năng mà những người làm trong ngành này nếu có đủ năng lực chuyên môn và trình độ còn có thể được tuyển vào các công ty lớn trước khi nhận tấm bằng ra trường.
Trong quá trình làm việc, nếu bạn tích lũy bề dày kinh nghiệm, nguồn kiến thức dồi dào và được giới lãnh đạo cấp cao trong công ty đánh giá tốt, thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để thử sức ở các vị trí như: giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO),... Không chỉ vậy, bạn cũng luôn cần trau dồi các kỹ năng cần thiết trong công việc như: sắp xếp thời gian biểu, tin học văn phòng, thương lượng và đàm phán, quản lý tiến độ công việc,...để luôn đảm bảo rằng dự án sẽ không bị trì hoãn.
Những cơ hội nghề nghiệp của ngành Business Administration (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Hybrid working là gì
Ngày nay vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa Business Administration và Business Management. Để phân biệt 02 vị trí công việc này, bạn cần hiểu rõ:
Business Management là công việc quản lý kinh doanh của một công ty như: giám sát các hoạt động, phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến độ của các dự án. Tuy nhiên, để phân biệt rõ hơn giữa 2 khái niệm thì Business Administration là công việc nhìn vào chi tiết, những khía cạnh nhỏ của hoạt động kinh doanh và các kế hoạch hằng ngày của công ty. Còn Business Management là việc nhìn bao quát các vấn đề diễn ra trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Business Administration |
Business Management |
|
Chương trình đào tạo |
Kế toán, Định lượng và phân tích thị trường, Đàm phán trong kinh doanh, Luật doanh nghiệp, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô,... |
Quản lý dự án, quản lý đội ngũ hậu cần, quản lý nhân sự,... |
Công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp |
|
|
Yêu cầu về kỹ năng |
|
|
Xem thêm: Trợ giảng trong tiếng anh là gì
Ngành quản trị kinh doanh tuy phổ biến rộng rãi và thu hút nhiều sinh viên theo học, thế nhưng không phải ai cũng phù hợp với ngành nghề này. Để biết bản thân có thực sự “thuộc về” ngành này hay không, bạn hãy tự kiểm chứng với 3 yếu tố sau:
Trước hết, muốn học tốt ngành này, bạn phải là người có niềm đam mê kinh doanh. Niềm đam mê được thể hiện ở sự kiên trì, bền chí và dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Ngoài ra, bạn cũng phải sẵn sàng cho mọi vị trí công việc từ giao hàng cho đến tư vấn sản phẩm. Đồng thời, trong mỗi vị trí công việc, bạn phải tự biết cách lên kế hoạch và phân tích hoạt động/tình hình kinh doanh.
Xem thêm: 7 lý do để bạn khởi nghiệp kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên những mối quan hệ lành mạnh. Dù là ở vị trí nhân viên hay lãnh đạo cấp cao, thì kỹ năng này vẫn luôn cần bạn trau dồi. Ở đây, kỹ năng giao tiếp tốt được thể hiện qua việc truyền tải ý tưởng đến mọi người sao cho ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng làm việc với từng cá nhân rồi đến cả tập thể, kết nối mọi người với nhau nhanh chóng, góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc tăng cao hơn.
Xem thêm:
9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp
Những kỹ năng Teamwork quan trọng
Kinh tế là lĩnh vực luôn có sự biến động và thay đổi không ngừng. Do đó, bạn cần trang bị cho mình một tư duy nhạy bén để có thể thích nghi với các chiến lược kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, làm kinh doanh thì không thể thiếu công đoạn tính toán. Do vậy, một người làm trong ngành Business Administration cần có sự tính toán cẩn thận về các chiến lược đã đề xuất cho từng dự án. Nếu bạn biết cách đo lường hiệu quả công việc thì sẽ dễ dàng vận hành hơn.
Xem thêm:
Bài viết trên đã “giải mã” khái niệm Business Administration là gì, cung cấp thêm các kiến thức về những phân nhánh trong ngành nghề này và nêu lên cơ hội nghề nghiệp của chúng. Nếu bạn đang tìm một vị trí công việc trong ngành Business Administration, hãy đến với CareerViet - nơi đây chắc chắn có rất nhiều vị trí phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nguồn: CareerViet