Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 18,904
Chiếc máy vi tính đã trở thành vật bất ly thân đối với rất nhiều người, đặc biệt với những người làm về công nghệ thông tin. Trong các văn phòng hiện nay, việc không có máy vi tính là điều “không thể chấp nhận được”. Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ máy tính có thể gây hại cho sức khoẻ?
1.Quanh chuyện máy tính gây hại
Kết quả của một cuộc điều tra ở Trung Quốc cho biết, phần lớn các nhân viên thường xuyên sử dụng máy tính nói rằng họ biết rất rõ tác hại của máy tính đối với sức khoẻ và 87% số người được hỏi kiến nghị: Các công ty phải thanh toán tiền độc hại cho những nhân viên phải làm việc thường xuyên với máy tính.
Chuyện độc hại từ máy tính
Chương Đông - kỹ sư công nghệ thông tin tại một công ty máy tính nổi tiếng ở Bắc Kinh - cho biết, mắt của anh ngày càng kém, nhiều lúc nhức không thể chịu nổi, nước mắt chảy đầm đìa. Bác sỹ đã khuyến cáo với anh rằng nếu cứ ngồi trước máy tính nhiều thì việc giảm thị lực và nhức mắt là điều không thể tránh khỏi.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, số người Trung Quốc mắc các bệnh liên quan tới mắt, đặc biệt là cận thị, có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với trẻ sớm tiếp xúc với máy tính.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát của báo Thanh niên Trung Quốc được tiến hành với 8.595 nhân viên công ty, 84,7 % số người quan tâm tới ảnh hưởng của máy tính đối với sức khoẻ và 87, 7% số người cho biết, công ty họ không có biện pháp hạn chế tác hại của máy tính đối với sức khoẻ của nhân viên. Đồng thời, nhân viên nữ quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn nhân viên nam.
Nữ nhân viên một công ty nhỏ ở Bắc Kinh cho hay, phòng nhân sự của công ty có 8 nhân viên nữ, 3 người đang xin nghỉ hoặc xin chuyển sang bộ phận khác ít sử dụng máy tính vì họ đang mang bầu. Những người này cho rằng, máy tính sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của họ và thai nhi. Song, theo luật lao động của Trung Quốc, không có điều nào quy định việc nghỉ hay chuyển công tác do… máy tính.
91,7 % số người được hỏi kiến nghị, nên xếp các nghề phải làm việc thường xuyên với máy vi tính nằm trong số các nghề độc hại và các công ty phải thực hiện bồi thường cho nhân viên.
2. Giải pháp nào để khắc phục?
Khi được hỏi về vấn đề này, bà Tôn Khánh Vân - phó viện trưởng viện nghiên cứu vệ sinh an toàn NLĐ Trung Quốc cho biết, máy tính có tác hại đến sức khoẻ người lao động chủ yếu biểu hiện ở các bệnh như: giảm thị lực, khô da, đau lưng… nhưng đều ở mức độ nhẹ, không đáng kể, có thể xếp vào các bệnh nghề nghiệp. Do đó, các bệnh do máy tính gây ra không đủ nghiêm trọng để liệt vào danh sách các nghề nguy hiểm. Bà Vân cho biết thêm: "Khi chọn mua máy tính, chỉ cần chọn đúng loại máy phù hợp với quy định của nhà nước về độ an toàn thì ảnh hưởng của các tia độc hại từ máy tính đã được khống chế nhiều, do đó sẽ ít gây tổn hại đến sức khoẻ. Còn với phụ nữ mang thai, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc máy tính gây tổn hại đến thai nhi cả. Nếu máy tính đáp ứng đầy đủ về độ an toàn quốc gia thì không có gì phải quá lo lắng. Hơn nữa, muốn đảm bảo sức khoẻ thì bạn nên hạn chế ngồi quá lâu bên máy tính mà không có bất kỳ hoạt động thể chất nào”.
Còn theo luật sư Vương Lan Thắng - hội viên đoàn luật sư thành phố Bắc Kinh, luật lao động của Trung Quốc quy định chỉ các nghề liên quan đến tia phóng xạ mới được liệt vào danh sách “nghề nguy hiểm”, còn các tia bức xạ từ máy tính có cường độ tương đối yếu, ảnh hưởng không lớn đến sức khoẻ con người nên không được xếp vào danh sách nguy hiểm.
Ông Thắng cho rằng, để hạn chế tác hại của máy tính thì các công ty có thể áp dụng một số phương pháp như: hạn chế thời gian tiếp xúc với máy vi tính của nhân viên, thiết lập khu nghỉ ngơi cho nhân viên tại công ty. Còn yêu cầu bồi thường tiền độc hại do máy tính gây ra là điều khó thực hiện. Vì nếu vậy, một mặt nhà nước và doanh nghiệp phải chịu thêm một gánh nặng về kinh tế, mặt khác là không công bằng với các ngành nghề khác.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo VietNamNetJobs
Please sign in to perform this function