Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?

Viewed: 51,489

Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là một vị trí quan trọng đối với các ngân hàng. Không cần quá nhiều kinh nghiệm và việc làm có chế độ đãi ngộ hấp dẫn nên đây là công việc được nhiều người lựa chọn. Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết công việc này như thế nào nhé!

1. Vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?

Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm tiếp xúc, tư vấn và chăm sóc khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Họ đại diện cho ngân hàng để làm việc với khách hàng là doanh nghiệp. Do tính chất công việc tiếp xúc, làm việc trực tiếp với khách hàng cũng như thay thế bộ mặt của công ty nên cũng đặt ra nhiều thách thức cho vị trí này. Ngoài ra, công việc này cũng đem lại nhiều cơ hội để bạn phát triển trong sự nghiệp của mình.


Vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

2. Mô tả công việc chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

2.1 Hiểu rõ về từng nhóm sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp

Nhóm sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp có khá nhiều sản phẩm: vay vốn, tín dụng, bảo hiểm, ngoại hối, bảo lãnh doanh nghiệp,... Mỗi sản phẩm sẽ có tính chất, đặc thù riêng và phức tạp hơn so với sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân.

Khối lượng giao dịch lớn, thời gian xử lý lâu, thế nên chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cần nắm rõ thông tin của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp và tốt nhất. Ngoài ra, vị trí này đòi hỏi phải bắt kịp xu hướng của thị trường tài chính, kinh tế,... để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

2.2 Xây dựng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp

Để khách hàng có thể biết đến các sản phẩm của ngân hàng thì chuyên viên cần chủ động tìm kiếm khách hàng đang cần sử dụng dịch vụ. Công việc này không hề đơn giản, bạn cần linh hoạt, nhanh nhạy để xác định đâu là nguồn khách hàng tiềm năng. Đồng thời, hỗ trợ và giúp đỡ họ biết rõ hơn về nguồn vốn, sản phẩm tài chính. Việc hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 bên là điều tiên quyết để giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài.

2.3 Tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ

Đây là một công việc khó khăn khi bạn phải thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ bên ngân hàng. Tuy khách hàng doanh nghiệp có thể cần dịch vụ nhưng không đảm bảo rằng sẽ sử dụng dịch vụ bên bạn. Vì vậy, chuyên viên cần đưa ra những thông tin về sản phẩm, các ưu điểm và gói sản phẩm thích hợp đến cho họ. Kỹ năng thuyết phục sẽ cần thiết vào lúc này.

Bên cạnh đó, chuyên viên quan hệ khách hàng cần thường xuyên liên hệ, chăm sóc khách hàng về các vấn đề của sản phẩm nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng.


Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ

2.4 Quản lý và đảm bảo chất lượng tín dụng

Bên cạnh công việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm thì chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp còn phải thẩm định doanh nghiệp trước khi đồng ý giao dịch. Theo đó, bạn cần tìm hiểu về mục đích vay vốn, tài trợ,... của doanh nghiệp để xem có đúng theo quy định hay không. Tránh những trường hợp lợi dụng việc sử dụng dịch vụ để chiếm dụng vốn, trở thành nợ xấu của ngân hàng.

Mặt khác, cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả các khoản vay kinh doanh của khách hàng để đảm bảo chất lượng kinh doanh.

 

3. Cơ hội và thách thức khi làm việc ở vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp  

3.1 Thách thức, khó khăn

Như đã đề cập, công việc của chuyên viên khách hàng doanh nghiệp đặt ra nhiều thách thức dành cho bạn. Cụ thể như:

Áp lực về doanh số: Chỉ số KPI luôn được đặt ra cho các nhân viên, đặc biệt là các vị trí ở ngân hàng nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất hơn. Tuy vậy, việc chạy theo KPI không hề đơn giản vì không phải khách hàng nào cũng đồng ý sử dụng dịch vụ. Do đó, đây là áp lực khá nặng nề đối với vị trí này.

Áp lực về mặt thời gian: Bên cạnh việc hoàn thành công việc theo doanh số đề ra, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp còn cần thực hiện đúng kế hoạch theo thời hạn. Mặt khác, có những doanh nghiệp yêu cầu bạn phải thực hiện theo timeline của họ. Vì vậy, bạn cần phải xử lý công việc một cách nhanh nhất có thể.

Áp lực về trách nhiệm công việc: Làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là về vay vốn và tín dụng không thể tránh khỏi những sai sót. Thế nên không chỉ áp lực về “nhanh” mà bạn còn phải “chính xác” trong quá trình làm việc. Khi lựa chọn hồ sơ, thẩm định đều cần phải thận trọng, chi tiết nếu như bạn không muốn phải chịu trách nhiệm trước những tổn thất có thể xảy ra.

3.2 Cơ hội

Bên cạnh những thách thức thì cơ hội trong công việc cũng không ít. Đầu tiên, bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung, nhiều cơ hội trải nghiệm về công việc.

Tiếp theo, bạn có cơ hội giao tiếp với nhiều khách hàng từ nhỏ đến lớn, mở rộng mối quan hệ hơn. Học hỏi thêm nhiều kiến thức và cách làm việc từ các khách hàng đó. Khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục cũng được nâng cao.


Cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp khác nhau

Ở vị trí này, nhất là trong môi trường làm việc của ngân hàng thì chế độ đãi ngộ, lương thưởng đều rất tốt. Ngoài mức lương cố định bạn có thêm khoản thu nhập từ việc thưởng KPI cho việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Cơ hội thăng tiến của công việc này cũng rất tốt, rất có lợi cho tương lai của bạn.

4. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Để có thể ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần đạt được một số yêu cầu như sau:

Tối thiểu có bằng cử nhân Cao đẳng chuyên ngành về quản trị kinh doanh, ngân hàng hoặc tài chính,... Do liên quan đến các công việc về ngành nghề này nên bắt buộc bạn cần nắm rõ kiến thức nền tốt hoặc có các chứng chỉ liên quan.

Sử dụng tốt tin học văn phòng và các phần mềm ngân hàng khác.

Sử dụng tốt ngoại ngữ vì không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà còn có cả doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Vì thế, để tránh tình trạng ấp úng, bối rối khi giao tiếp thì bạn cần có kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh).

Do vị trí làm việc với khách hàng doanh nghiệp, gặp gỡ đối tác nên ngoại hình ưa nhìn là một điểm cộng, gây được thiện cảm với khách.

Cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực là những phẩm chất cần có ở công việc này.

5. Lộ trình thăng tiến của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Lộ trình thăng tiến theo từng cấp bậc

Dựa vào kinh nghiệm và số năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội được cân nhắc lên các vị trí quan trọng hơn.

Dưới 2 năm kinh nghiệm: Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân.

Từ 2 – 3 năm: Trưởng nhóm/Leader quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Từ 3 – 5 năm: Phó phòng/Trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc/Giám đốc chi nhánh.

Từ 7 năm trở lên: Các vị trí tại Hội sở.


Cơ hội thăng tiến hấp dẫn của vị trí chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

Lộ trình theo cấp bậc tương đương
Nếu bạn mong muốn một công việc mới nhưng với số năm kinh nghiệm tương đương (ít nhất 2 năm) thì bạn có thể chuyển qua các vị trí khác:

Tại chi nhánh: Nhân viên quản lý tín dụng, nhân viên hỗ trợ tín dụng hoặc chuyên viên thanh toán quốc tế,...

Tại Hội Sở: Chuyên viên Phát triển kinh doanh, Chuyên viên Phát triển sản phẩm, Chuyên viên Thúc đẩy bán, Chuyên viên Kiểm soát tuân thủ,...

6. Mức lương chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Mức lương của các vị trí làm việc tại ngân hàng thường khá cao so với mặt bằng chung. Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cũng có mức lương hấp dẫn. Thông thường, thu nhập hàng tháng sẽ bao gồm 2 phần: lương cơ bản/ lương cố định và thưởng doanh số (KPI). Trong đó, lương cơ bản sẽ dao động từ 5 – 7 triệu đồng đối với các bạn mới ra trường hoặc dưới 1 năm kinh nghiệm. Từ 7 – 10 triệu đồng đối với người từ 2 năm kinh nghiệm trở lên. Từ 4 năm sẽ có mức lương khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê của CareerViet thì mức lương trung bình của chuyên viên quan hệ khách hàng là 10 triệu đồng/tháng. Nếu như bạn đang có ý định ứng tuyển thì đây là một lựa chọn tốt dành cho bạn đấy.

mức lương chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Mức lương của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Trên đây là tất cả thông tin chia sẻ về vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp để giải đáp thắc mắc cho bạn. Thách thức và cơ hội là điều bình thường trong mọi công việc, vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé! Nếu bạn đam mê và thích thú với nghề này, đừng quên truy cập vào trang CareerViet.vn để tìm thấy những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

Việc Làm Bình Dương | Việc Làm Đà Nẵng

  CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary: 10 Mil - 20 Mil VND

Hai Phong | Hai Duong | Quang Ninh

 Confidential
Confidential

Salary: Competitive

Binh Duong | Southeast

Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB

Salary: Competitive

Binh Dinh | Da Nang | Quang Ngai

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Salary: 7 Mil - 12 Mil VND

Ho Chi Minh

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary: 10 Mil - 25 Mil VND

Hai Phong | Quang Ninh | Hai Duong

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary: Competitive

Tien Giang | Ha Noi | Ho Chi Minh

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )

Salary: Competitive

Khanh Hoa | Quang Nam | Tay Ninh

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Salary: 7 Mil - 12 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Tất tần tật về ngành Trí tuệ nhân tạo: Nên hay không nên theo học?
Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính là một ngành học đang bùng nổ, thu hút đông đảo sinh viên đam mê công nghệ! Vậy ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự là cơ hội vàng cho bạn trong tương lai?
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback