Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 6,759
Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019, theo đó phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Bộ luật này như sau:
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới thuộc đối tượng áp dụng, cho nên nếu người nước ngoài không đến Việt Nam để làm việc thì không thể áp dụng quy định của Bộ luật Lao động để ký hợp đồng lao động được.
Giấy phép lao động được cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nếu họ không làm việc ở Việt Nam thì như đã phân tích ở trên thì họ không thuộc đối tượng áp dụng quy định của Bộ luật Lao động, không cần phải có giấy phép lao động.
Tương tự, người nước ngoài này không được xem là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cho nên cũng không cần làm báo cáo tình hình lao động.
Có thể ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật này áp dụng cho cả đối tượng là người nước ngoài (không phân người nước ngoài này có ở Việt Nam hay không).
Hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513, 514 Bộ luật này:
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo đó, nếu đã không thuộc trường hợp được phép ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người nước ngoài thì có thể xem xét ký hợp đồng dịch vụ. Trường hợp này hợp đồng dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của các bên.
Một số quy định khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ, anh có thể tham khảo thêm các quy định tiếp theo để có thêm thông tin.
Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
Điều 519. Trả tiền dịch vụ
...
Căn cứ Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tùy trường hợp cụ thể được quy định như trên mà các bên được quyền đơn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ.
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function