Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Viewed: 5,239

Tham dự Hội thảo có ông Lê Văn Thanh, thứ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH), ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục việc làm và các đại diện Bộ, ngành, chuyên gia.
 
Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
 
Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
 
Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”.
 
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009, sau hơn 11 năm thực hiện, đến nay, cả nước có trên 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người thất nghiệp với trên 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, đã có trên 230 nghìn người được hỗ trợ học nghề.
 
Có thể nói chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách sớm đi vào cuộc sống và có hiệu quả, được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia và đánh giá cao.
 
Bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập.
 
1. Về bộ máy: còn giới hạn trong phạm vi địa phương nên tính liên kết còn yếu, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm còn chưa phù hợp với chức năng là định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, còn nặng về khâu giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động.
 
2. Về nhân sự:  từ 3 nguồn: biên chế, định biên, ký hợp đồng lao động. Do chưa có tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp; nhân sự còn được giao theo định suất lao động và nhân sự hợp đồng nên chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ như viên chức dẫn đến sự tận tâm và gắn bó với công việc còn là thách thức. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, số định suất lao động chưa được bổ sung cũng là khó khăn đối với các địa phương có số lượng người thất nghiệp lớn.
 
3. Về cơ chế tài chính: từ 3 nguồn: nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ từ Qũy bảo hiểm thất nghiệp, nguồn thu từ các dịch vụ tại Trung tâm. Qũy bảo hiểm thất nghiệp chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong khi tất cả hoạt động của trung tâm như điều tra cung – cầu lao động, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống, kết nối việc làm,… đều phục vụ cho người thất nghiệp.
 
Ngoài ra, còn nhiều bất cập khác trong quá trình tổ chức thực hiện như: phần mềm giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp; kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin liên ngành, cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền, kiểm soát trục lợi bảo hiểm thất nghiệp,…
 
Dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” đặt ra các mục tiêu về độ bao phủ, các chỉ tiêu về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, mức độ hài lòng của người lao động và đưa ra 11 giải pháp cũng như giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thuận lợi, hiệu quả từ khâu thu, tiếp nhận, giải quyết đến khâu chi trả bảo hiểm thất nghiệp, khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện hành.

  Theo Vietnam.net

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Salary: Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh | Hai Duong

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi

Salary: 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary: 17 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary: Competitive

Ha Noi

Công ty Cổ phần Tiên Phong
Công ty Cổ phần Tiên Phong

Salary: 12 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary: Competitive

Bac Ninh

CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Quốc tế Gia
Công ty Cổ phần Quốc tế Gia

Salary: 12 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary: Competitive

Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Salary: 25 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Salary: 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh | Binh Duong

 Confidential
Confidential

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM

Salary: 20 Mil - 40 Mil VND

Vinh Phuc

Similar posts

TTC AGRIS VINH DỰ NHẬN GIẢI “NHÀ TUYỂN DỤNG YÊU THÍCH 2023”
Tối ngày 23/02/2024 vừa qua, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) vinh dự nhận vinh danh “Nhà tuyển dụng yêu thích 2023” do CareerViet phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Amco VietNam tổ chức. Chương trình đã thu hút hơn 3.105 doanh nghiệp cùng với 39.000 đáp viên tham gia khảo sát.
Khảo sát Nhà tuyển dụng được yêu thích 2023: BIM Group đứng Top 1 ngành bất động sản
BIM Group dẫn đầu trong Top Nhà tuyển dụng được yêu thích 2023 ngành Bất động sản – Cho thuê – Khối Doanh nghiệp Lớn, theo khảo sát với sự tham gia của hơn 39.000 đáp viên thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề trên toàn quốc.
Bình chọn Mcredit - Công ty tài chính TNHH MB Shinsei trở thành "Nhà tuyển dụng yêu thích nhất 2023”
Trong bối cảnh sôi động của chương trình ‘Nhà tuyển dụng yêu thích 2023’ đang diễn ra, Mcredit là một trong những ứng cử viên sáng giá, chinh phục đông đảo đáp viên tham gia chương trình.
Chiến lược phát triển bền vững giúp BIM Group được đánh giá cao tại đề cử “Nhà tuyển dụng yêu thích 2023”
Tầm nhìn dài hạn, kiên định với chiến lược phát triển bền vững là một trong những yếu tố giúp thương hiệu nhà tuyển dụng BIM Group “ghi điểm” trong mắt lực lượng trí thức trẻ, thành công thu hút được nguồn nhân sự chất lượng cao.
HDBank ứng cử viên sáng giá có mặt tại đề cử trong Chương trình ‘Nhà tuyển dụng yêu thích 2023’
HDBank tiếp tục tham gia tại đề cử uy tín ‘Nhà tuyển dụng yêu thích 2023’, sự kiện thường niên thu hút đông đảo các đáp viên và Nhà tuyển dụng trên toàn quốc, do CareerViet phối hợp cùng đối tác phương pháp luận Amco Việt Nam tổ chức. Cùng xem lại những gì HDBank đã làm được để xứng đáng trở thành Nhà tuyển dụng được yêu thích nhé!
Tân binh mới triển vọng chào sân trong chương trình Nhà tuyển dụng yêu thích 2023
Chương trình “Nhà tuyển dụng được yêu thích 2023” là một trong những sự kiện thường niên uy tín do CareerViet phối hợp tổ chức ngày càng thu hút đông đảo các Nhà tuyển dụng vào đáp viên trên khắp cả nước. Hãy cùng theo dõi và bình chọn KATA trong chương trình Nhà tuyển dụng yêu thích năm 2023.

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback