Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,277
Cho tôi hỏi khoản tiền lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Khoảng thời gian đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm của lần tiếp theo hay không?
Tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn thêm như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP .
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
* Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
* Với trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì sử dụng công thức sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng
Tuy nhiên mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Khoảng thời gian đã được tính hưởng BHXH 1 lần có được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm của lần tiếp theo - Nguồn ảnh: Freepik
Tại điểm b.6 và điểm b.11 khoản 2 Điều 2 Thông111/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
...
Từ quy định trên có thể thấy khi lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần thì không chịu thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên trường hợp có các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Và nếu khoản trợ cấp nhận được cao hơn mức trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Tại khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
...
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần được tính trên toàn bộ thời gian mà người lao động tham gia bảo hiểm trước đó. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động phải đóng và tích lũy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lại từ đầu.
Source: Thư Viện Pháp Luật
Please sign in to perform this function