Lắc đầu ngay nếu gặp nhà tuyển dụng có vấn đề về văn hoá doanh nghiệp!

Viewed: 43,145

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, hãy xác định ngay các dấu hiệu văn hoá doanh nghiệp “có vấn đề” ngay từ giai đoạn tìm việc để đưa ra quyết định chính xác cho sự nghiệp, thay vì chủ quan nhận lời gia nhập một công ty để rồi sau đó phải loay hoay chật vật tìm cách “tháo chạy” hoặc là mệt mỏi đối diện với cảm xúc chán nản của mỗi sáng thức dậy bạn nhé!

Không có môi trường làm việc nào là hoàn hảo, tuy nhiên, từ góc nhìn người lao động, chúng ta có thể quan sát và phân tích vài yếu tố cốt lõi nhất có tác động sâu sắc đến quá trình phát triển sự nghiệp. Mr.Buddy muốn chia sẻ những dấu hiệu cho thấy một văn hóa “có vấn đề” mà bạn có thể nhận diện ngay từ các vòng phỏng vấn để cân nhắc trước khi nhận lời “về cùng một nhà” nhé.

1.      Công ty giao tiếp tuỳ tiện, tác phong kém chuyên nghiệp

Ngay cả những công ty nước ngoài, những thương hiệu đình đám vẫn có thể nuôi dưỡng một môi trường làm việc “ô nhiễm”. Hãy đảm bảo bạn sáng suốt và không bị choáng ngợp bởi vẻ ngoài hoành tráng của nhà tuyển dụng và quan sát những biểu hiện sau:

-         Quy trình tuyển dụng lê thê, lâu lắc. Sẽ thế nào nếu bạn nộp đơn ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia mà hơn 30 ngày sau hạn tuyển dụng mới được liên hệ để phỏng vấn, và sau đó là đến chuỗi những cuộc phỏng vấn triền miên với những vị VIP khác nhau? Đối với những công ty chuyên nghiệp, thời gian quý giá hơn cả tiền, nên thông thường tổng số vòng phỏng vấn chỉ tối đa 03 vòng là đủ.  

-         Không tôn trọng giờ giấc của ứng viên, thường biểu hiện qua việc thay đổi thời gian phỏng vấn quá 02 lần, hoặc để ứng viên chờ đợi quá lâu khi đến phỏng vấn theo giờ hẹn mà không có lời giải thích thỏa đáng.

-         Văn phong giao tiếp, được phản ánh qua cách phòng Nhân sự liên lạc với bạn. Hãy nhìn cách viết email và cách nói chuyện qua điện thoại của phòng Nhân sự, bạn sẽ thấy họ làm việc chuyên nghiệp hay qua loa, đại khái.

-         Nhân viên lôi thôi và nói năng thiếu cẩn trọng: trừ khi bạn cũng là một người lôi thôi và bừa bãi trong ngôn từ, sẽ không ai thích làm việc trong một “cái chợ trời”. Khi đến phỏng vấn hãy quan sát từ lễ tân đến những nhân viên xung quanh bạn, và thử cảm nhận xem bạn có thích phong cách và thái độ của họ hay không nhé.

2.      Doanh nghiệp tôn thờ “chủ nghĩa ngôi sao”:

Vì sao một trong những kỹ năng mềm luôn được đánh giá cao là kỹ năng làm việc nhóm? Bởi thực tế đã cho thấy một tập thể mạnh là tập thể mà khi khuyết đi bất cứ một cá nhân nào, tập thể đó vẫn mạnh mẽ tiến bước. “Chủ nghĩa ngôi sao” nảy sinh khi người lãnh đạo quá ưu ái và đề cao năng lực của một cá nhân bất kỳ và dùng cá nhân ấy làm thước đo năng suất làm việc của những người khác mà quên rằng mỗi cá nhân có điểm mạnh riêng và đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đó là căn bệnh “con cưng” khá phổ biến ở nhiều công ty. Đã có “con cưng”, ắt sẽ có “con ghẻ”, và hệ lụy không chỉ là sự lỏng lẻo trong kết nối giữa các nhân viên, mà còn dễ dẫn đến sự thao túng quyền lực của một số cá nhân được xem là “con cưng”, và vô tình làm mất đi động lực làm việc, nhiệt huyết cống hiến của những cá nhân khác.    

Nếu khéo léo qua những câu hỏi gợi mở trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gián tiếp nhận biết được doanh nghiệp ấy có hiện tượng “con cưng” hay không. Một số ví dụ về “câu hỏi chìa khóa” là “Điều gì làm nên một nhân viên xuất sắc ở công ty hiện nay?” – nếu nhà tuyển dụng chỉ đưa ra những yếu tố nỗ lực bản thân một người mà bỏ qua sự hỗ trợ của đội nhóm thì khả năng cao là “chủ nghĩa ngôi sao” đang tồn tại nơi đây.

Hoặc với câu hỏi “Nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tôi có được hưởng những đặc quyền nào so với nhân viên khác không?”, mà người lãnh đạo trả lời rằng “Nếu anh làm giỏi công việc của mình, anh sẽ luôn được an toàn” hay một ý tương tự thì ôi thôi, hẳn là tinh thần “con cưng” đang được cổ súy khá mạnh mẽ trong môi trường này.

Sự công bằng chính là “xương sống” kiến tạo nên môi trường chuyên nghiệp, và ngược lại, sự bất công dưới mọi hình thức là “con sâu” ngày ngày đục khoét văn hóa doanh nghiệp. Trong một môi trường mà tất thảy nhân viên không được đối xử công bằng thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ là nạn nhân kế tiếp!

3.      Không đánh giá cao ý tưởng và đề xuất

Dù người phỏng vấn không phải là tiếng nói của cả doanh nghiệp, nhưng ở góc độ hẹp thì họ đang đại diện cho một tổ chức với những văn hoá vốn có. Vậy hãy quan sát nhé, người phỏng vấn có dành thời gian và thực tâm lắng nghe những góp ý và kế hoạch của bạn dành cho doanh nghiệp hiện tại không? Bạn có cơ hội bày tỏ chính kiến, trình bày quan điểm hay chia sẻ cảm nhận về công việc không? Không phải lần phỏng vấn nào chúng ta cũng có nhu cầu nói lên suy nghĩ hay nêu góp ý, nhưng nếu điều đó xảy ra, hãy để bản thân cảm nhận thật sâu sắc về câu hỏi: “Trong tương lai, chất xám và những đóng góp dù lớn hay nhỏ của bạn sẽ được đối xử ra sao? Đây có phải là công ty mà bạn sẽ được tạo cơ hội cống hiến, được công nhận và được thưởng phạt đúng lúc hay không?”.

Đặc biệt nếu công việc đòi hỏi sự sáng tạo như Graphic Designer, PR, Tiếp Thị, Kiến trúc, Photography, Media… mà mọi ý tưởng của bạn đều bị dập tắt ngay từ lúc “manh nha” trong cuộc phỏng vấn thì hãy cân nhắc thật kỹ việc bạn có thể làm việc theo định hướng và ý tưởng của người khác mãi mãi hay không nhé.

Do vậy, Buddy tôi đánh giá rất cao câu hỏi phỏng vấn “Nếu được chọn, bạn sẽ làm gì hoặc có ý tưởng gì để thực hiện mục tiêu ABC đề ra?”. Đối với những ai thích được thỏa chí sáng tạo thì sẽ thấy sướng “ngất ngây con gà tây” với câu hỏi này, bạn có đồng ý với Buddy không?

4.      Vi phạm những quy tắc cơ bản khi phỏng vấn:

Câu chuyện có thật #1 – Cuộc phỏng vấn chớp nhoáng: Một sinh viên năm 4 chuyên ngành Kiểm toán ứng tuyển thực tập tại một trong những tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới. Trong buổi phỏng vấn với một người Giám đốc, với câu hỏi đầu tiên là “Em hãy cho biết hoàn cảnh gia đình mình”, bạn đã lịch sự từ chối trả lời vì câu hỏi này mang tính chất quá riêng tư. Ngay lập tức, vị Giám đốc kết thúc buổi phỏng vấn và mời bạn ra về. Buddy được biết bạn sinh viên này sau đó đã được một công ty Big 4 nhận vào thực tập.

Có 2 vấn đề không ổn trong buổi phỏng vấn trên. Đầu tiên là câu hỏi mang nội dung riêng tư đáng lẽ không nên được đặt ra trong phỏng vấn tuyển dụng. Thứ hai là thái độ của người Giám đốc khi nhận được câu từ chối trả lời, đã không chấp nhận và dừng ngay cuộc phỏng vấn mà không cần đến câu hỏi thứ 2 để tìm hiểu ứng viên.

Câu chuyện có thật #2 – Cuộc phỏng vấn gây choáng: Một bạn nữ U30 chuyên ngành Marketing trong cuộc phỏng vấn với một doanh nghiệp đa quốc gia đã bị sốc vì nhận được một loạt các đánh giá mang đầy định kiến của người phỏng vấn, mà đỉnh điểm là nhận xét “Em là người miền xx, mà chị thì hoàn toàn không thích người miền xx.” Kết thúc như thế nào, chắc bạn đã đoán được rồi.  

Có những câu hỏi mà bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời khi phỏng vấn tuyển dụng, liên quan đến tôn giáo, chính trị, phân biệt xuất xứ, và hoàn cảnh gia đình. Nếu nhà tuyển dụng buộc bạn phải trả lời những vấn đề này, mà không có một lý do đặc biệt nào giải thích vì sao họ cần biết, và không chấp nhận việc bạn từ chối trả lời, thì hãy ‘dứt áo ra đi” mà không cần lăn tăn gì cả nhé!

5.      Hình ảnh doanh nghiệp không tốt, nhiều tin đồn

Yếu tố cuối cùng, khi tiếp cận với một công việc tiềm năng, nhưng có khá nhiều thông tin cho thấy rằng hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường không tích cực và công ty đang có rất nhiều tin đồn xấu bủa vây thì đây cũng là dấu hiệu về văn hoá nhắc bạn phải suy xét kỹ càng hơn nếu muốn đầu quân. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc sàng lọc và kiểm chứng thông tin là cực kỳ cần thiết, dù phải mất nhiều thời gian. Và để đảm bảo một công việc lâu dài, phát triển bền vững, bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này mà vội vã nhận lời trước khi tìm hiểu nhé!

Bức tranh tuyển dụng thời hiện đại đã không còn mang cơ chế “xin-cho” mà nó là quy trình tương tác hai chiều, với những thông tin phản hồi liên tục và sự suy xét từ cả đôi bên. Vì thế, trong khi nhà tuyển dụng đang dò xét các phẩm chất và kỹ năng của bạn so với công việc, thì bạn cũng nên dành tâm tư cùng tất cả sự sáng suốt của mình để cảm nhận về môi trường mà mỗi tuần bạn phải trải qua ít nhất 40 giờ nơi đó. Nếu trực giác mách bảo những điềm không lành, mà bạn nhận thấy 3 trên 5 các “báo động đỏ” nữa thì đây chính là cơ sơ để quyết định tránh xa ngay “mảnh đất chưa lành” này.

Chúc bạn sẽ có thể tìm kiếm và luôn được cống hiến tài sức trong những doanh nghiệp có môi trường văn hoá đầy động lực và cảm hứng sáng tạo!

(Nguồn ảnh: Internet)

Source: Thụy Vũ

VIP jobs ( $1000+ )

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Salary : 12 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Salary : 30 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Salary : Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Salary : 10 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 25 Mil VND

Ho Chi Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Ha Noi

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 20 Mil - 37,5 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Soc Trang | Tra Vinh

Xuân Cầu Holdings
Xuân Cầu Holdings

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Diag Laboratories
Diag Laboratories

Salary : 40 Mil - 55 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ISTAR

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Career Path"

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.
Interior Design là gì & Các thông tin về vị trí Interior Designer
Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!
Nhân sự là làm gì? Các mảng công việc của phòng nhân sự
Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!
PR là gì? Các loại hình PR phổ biến và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Animation là gì? Những điều cần biết về ngành animation
Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Mockup là gì? Vai trò quan trọng và ứng dụng của mockup trong thiết kế
Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback