Leader Là Gì? Những Kỹ Năng, Tố Chất Leader Xuất Sắc Cần Có

Viewed: 15,165

Ở các tổ chức kinh tế có quy mô vừa và lớn, thường các công việc đòi hỏi phải hoạt động theo nhóm và mỗi nhóm phải có Leader. Vậy Leader là gì? Tại sao lại cần một Leader trong nhóm, vai trò của Leader như thế nào? Để trở thành một Leader cần những tố chất, kỹ năng nào? Nếu bạn thắc mắc hoặc đang có nhu cầu tìm kiếm các thông tin việc làm có liên quan đến vị trí Leader thì hãy tham khảo các chia sẻ của CareerViet về Leader ngay bài viết dưới đây nhé!

Nghề Leader

Nghề Leader (Nguồn: Internet)

Leader là gì? Leadership là gì?

  • Leader là gì?

Trong quá trình làm việc nhóm, Leader là từ khá quen thuộc, vậy Leader nghĩa là gì? Leader được hiểu là trưởng nhóm, chỉ huy, lãnh đạo hay là những người đứng đầu một tổ chức, tập thể riêng biệt để kiểm soát hoạt động của tập thể đó. Mỗi Leader sẽ có trách nhiệm xác lập phương hướng, đề ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng làm việc cho tập thể. Với cương vị là một người chỉ huy nên Leader cũng là người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức của mình.

Leader là gì?

Leader là gì? (Nguồn: Internet)

  • Leadership là gì?

Leadership là gì? Là từ chỉ năng lực, kỹ năng lãnh đạo của một Leader trong việc vận hành một tổ chức. Một quá trình mà cá nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác thông qua các hành động và lời nói. Những tác động đó giúp tập thể hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra một cách xuất sắc theo các phương án đã định sẵn.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó Leadership bị hiểu nhầm là người sai khiến hay ra lệnh cho người khác. Bản chất thực sự của họ là kết nối nhân viên trong một tập thể, tạo sự gắn kết, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau.

Xem thêm: Trưởng phòng là gì? Công việc chi tiết của vị trí trưởng phòng

Leadership

Leadership (Nguồn: Internet)

Vai trò của leader trong tổ chức

Leader là người trực tiếp góp phần đến sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp vì họ là người đề ra các phương án phát triển cho doanh nghiệp. Được sự phê duyệt từ cấp trên, các phương án phát triển sẽ được Leader triển khai xuống cho nhóm của mình. Lúc này Leader sẽ giữ vai trò là người chỉ đạo và truyền cảm hứng cho các thành viên nhằm mục tiêu hoàn thành đề án đã đặt ra.

Để khơi nguồn năng lượng, tinh thần của nhân viên nhằm làm việc hiệu quả hơn, Leader còn là người trực tiếp phụ trách hướng dẫn cho họ. Vì thế vai trò của Leader là cực kỳ quan trọng trong một tổ chức.

Xem thêm: Mẫu CV tiếng Trung chuẩn nhất, đơn giản và ấn tượng 2022

Leader đóng vai trò quan trọng trong tổ chức

Leader đóng vai trò quan trọng trong tổ chức (Nguồn: Internet)

Những kỹ năng, yếu tố cần thiết để trở thành leader

Kỹ năng cần thiết cho leader

Để điều hành một tổ chức hoạt động theo định hướng và đạt được mục tiêu đề ra thì một Leader cần có những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng lập kế hoạch

Đây là một kỹ năng buộc phải có của người đóng vai trò là Leader. Để công việc hoàn thành một cách trơn tru, hiệu quả thì Leader phải thực hiện lên kế hoạch chi tiết các tiến trình làm việc cụ thể. Công việc với kế hoạch chi tiết bài bản sẽ tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giúp nhân viên dễ dàng định hướng được việc làm của mình từ đó đem lại hiệu suất làm việc tốt và dễ thành công.

Đây là kỹ năng không chỉ cần có ở một Leader mà dù ở bất kỳ công việc nào cũng phải có. Điều đặc biệt ở Leader là kỹ này giúp kết nối với các nhân viên của mình, tạo cảm giác thân thiện và hiểu nhau hơn. Bằng cách đó Leader cũng sẽ nhận lại được sự tín nhiệm từ nhân viên của mình.

Trong quá trình làm việc đôi lúc không tránh khỏi những mâu thuẫn về các tình huống trong công việc. Vì thế Leader phải là người có kỹ năng thuyết phục, giải quyết những mâu thuẫn đó.

  • Kỹ năng quyết định vấn đề

Khi đứng trước các tình huống có xác suất lựa chọn 50-50 thật khó để đưa ra một quyết định nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, một Leader cần phải thu thập nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tham khảo ý kiến từ các thành viên khác để đưa ra quyết định tối ưu nhất nhằm giảm thiệt hại nếu xảy ra.

Để xây dựng một đội ngũ phát đi lên vững mạnh thì trước hết Leader phải thấu hiểu nhân tâm lý nhân viên. Khi hoàn thành một dự án, Leader nên có những phần thưởng xứng đáng để công nhận năng lực của nhân viên mình và chứng tỏ mình đã giao nhiệm vụ cho đúng người. Đồng thời cũng đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên của mình luôn trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức cần thiết trong công việc.

Hội tụ đầy đủ các kỹ năng của Leader

Hội tụ đầy đủ các kỹ năng của Leader (Nguồn: Internet)

Phẩm chất một leader cần có

Ngoài các kỹ năng cơ bản trên thì một Leader cần có những phẩm chất sau:

  • Sự tự tin

Sự tự tin là tố chất cần phải có ở bất kỳ các cấp lãnh đạo. Lãnh đạo có tự tin thì nhân viên mới tin tưởng và an tâm làm việc.

  • Luôn sáng tạo, đổi mới

Sáng tạo để tạo ra môi trường làm việc tốt hơn là điều mà tất cả các nhân viên đều mong muốn ở lãnh đạo của mình. Đồng thời tư duy sáng tạo, đổi mới sẽ gây được sự tin tưởng của số đông từ đó tạo động lực làm việc hiệu quả hơn.

  • Trung thực, liêm chính

Đây là hai phẩm chất quan trọng để trở thành một Leader tốt. Bạn sẽ không thành công và không được sự tin tưởng, công nhận từ nhân viên nếu như không trung thực và liêm chính.

  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

Khi bạn là Leader thì mọi kế hoạch công việc bạn đưa ra và bạn phải theo dõi được tiến độ của nó. Đừng đổ lỗi cho nhân viên khi một bước kế hoạch trong công việc có vấn đề mà hãy chịu trách nhiệm, nhìn nhận lại cách quản lý của mình.

  • Luôn có sự đồng cảm

Ở cấp cao thường người ta sẽ hay ra lệnh và khó đồng cảm cho cấp dưới. Tuy nhiên Leader không phải là người chỉ biết quản lý, chỉ huy mà họ còn là người đem lại cảm hứng, dẫn dắt, kết nối tập thể. Vì thế một phẩm chất cần được rèn luyện của người làm lãnh đạo là phải có sự thấu hiểu, đồng cảm với những vấn đề của nhân viên từ đó sẽ thu phục và nhận được sự gắn bó lâu dài từ họ.

Phẩm chất của Leader (

Phẩm chất của Leader (Nguồn: Internet)

Học gì để trở thành leader? Mức lương của leader là bao nhiêu?

Học gì để trở thành Leader?

Học bất kỳ một ngành nghề nào bạn cũng có thể trở thành một Leader. Tuy nhiên để trở thành một Leader bạn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học từ các ngành nghề có liên quan.
  • Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đã chọn.
  • Có kinh nghiệm là việc trong ngành từ 2-3 năm trở lên.

Mức lương của Leader

Mức lương của Leader có thể khác nhau tùy vào vị trí, phòng ban mà bạn làm việc. Hãy cùng VietnamSalary.vn tham khảo mức lương của các vị trí Leader phổ biến hiện nay:

  • Sales Team Leader: Mức thu nhập trung bình từ 16-20 triệu đồng/tháng. Mức cao có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng.
  • Marketing Leader: Mức thu nhập trung bình từ 15-17 triệu đồng/tháng. Mức cao có thể lên đến 35 triệu đồng/tháng.

Tùy theo vị trí chức vụ và số năm kinh nghiệm, mức lương của mỗi Leader sẽ dao động khác nhau. Để tìm hiểu kỹ mức lương ở vị trí mà mình mong muốn đừng quên theo truy cập VietnamSalary.vn thường xuyên nhé.

Mức lương hấp dẫn của Leader

Mức lương hấp dẫn của Leader (Nguồn: Internet)

Tìm việc làm leader tại CareerViet

Ngày nay khá dễ dàng để tìm kiếm việc làm từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên để nhanh nhất và hiệu quả nhất hãy truy cập CareerViet.vn. Bằng vài thao tác đơn giản như là nhập tên vị trí công việc mà bạn muốn tìm kiếm là ra ngay hàng loạt các thông tin tuyển dụng về Leader hấp dẫn cho bạn.

Một số khái niệm khác về leader

Ngoài Leader là gì, CareerViet xin chia sẻ thêm một số khái niệm khác về Leader như sau:

  • Core Team

Core Team là chỉ nhóm chủ lực của một tập thể, tổ chức. Core Team tập hợp các nhân viên có trình độ ưu tú thực hiện các dự án chủ lực cho doanh nghiệp. Nhóm này sẽ giúp tổ chức thêm hoàn thiện và ngày càng vững mạnh.

Nhóm chủ lực, core Team

Nhóm chủ lực, core Team (Nguồn: Internet)

  • Team Leader

Team Leader là gì? Team Leader là chỉ người chỉ huy, đội trưởng, nhóm trưởng khi làm việc theo nhóm. Trưởng nhóm sẽ đặt ra các mục tiêu và thời gian nhằm để các thành viên sẽ hoàn thành tiến độ công việc.

Xem thêm: Team Leader là gì? Tố chất, kỹ năng cần có của một team leader

Chỉ huy Team Leader

Chỉ huy Team Leader (Nguồn: Internet)

  • Sub Leader

Sub Leader là chỉ cấp dưới của Leader như là phó phòng, đội phó… là người sẽ hỗ trợ Leader trong việc vận hành các dự án trong nhóm.

Hỗ trợ Leader là Support Leader (

Hỗ trợ Leader là Support Leader (Nguồn: Internet)

Khái niệm khác

  • Market Leader: Là thuật ngữ chỉ đơn vị dẫn đầu thị trường. Đây là doanh nghiệp có doanh thu, sản lượng sản phẩm, dịch vụ cao trên thị trường.
  • Shift Leader: Là vị trí của trưởng ca, tổ trưởng trong nhà hàng, khách sạn. Họ điều hành một nhóm nhân viên trong thời gian nhất định và theo dõi hướng dẫn nghiệp vụ, chấm công… cho nhân viên.
  • Loss Leader: Là một món hàng hóa hay dịch vụ được quảng cáo với giá rẻ để thu hút khách hàng.
  • Price Leader: Đơn vị đầu tiên sẽ quyết định giá cả của hàng hóa, dịch vụ cụ thể nào đó và các đơn vị khác sẽ bán với giá đã được ấn định đó.

Khái niệm Market Leader liên quan đến Leader

Khái niệm Market Leader liên quan đến Leader (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về Leader?

Leader là làm gì?

Nếu bạn đã nắm được Leader là gì rồi thì công việc của một Leader cũng được hiểu một cách đơn giản. Họ đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy một tổ chức hay một nhóm làm việc, thực hiện phân bổ, chia sẻ công việc và đào tạo thêm kỹ năng cho nhân viên của mình. Họ là người theo dõi, thúc đẩy và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của nhóm mình khi hoàn thành.

Support leader là gì?

Support Leader là chỉ vị trí của đội phó, phó phòng,… vị trí đứng sau Leader nhưng cao hơn các thành viên khác trong nhóm làm việc. Support Leader là người có những kỹ năng làm việc giỏi như giao tiếp tốt, giải quyết vấn đề hợp lý, chịu áp lực tốt… Và đắc biệt thì họ là người hỗ trợ đắc lực cho Leader trong khi thực hiện các dự án vì mục đích lớn cho doanh nghiệp.


Qua những chia sẻ trên, CareerViet hy vọng đã đem đến cho các bạn cái nhìn chi tiết nhất về nghề Leader là gì. Nếu muốn trở thành một Leader giỏi các bạn cần phải tự trau dồi, học hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cho mình. Đừng quên theo dõi CareerViet để nhận thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác về các lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay nhé.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Việc làm bảo vệ TPHCM | Tuyển dụng shipper TPHCM | Tuyển giao hàng TPHCM

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

GoodFood
GoodFood

Salary : 20 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Vietnam Furniture Resources (VFR)
Vietnam Furniture Resources (VFR)

Salary : Competitive

Binh Duong

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

MindX Technology School
MindX Technology School

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Indo Trans Logistics
Indo Trans Logistics

Salary : Competitive

Ha Noi

Elite Fitness
Elite Fitness

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Nhà Sạch
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Nhà Sạch

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

East West Industries Vietnam LLC.
East West Industries Vietnam LLC.

Salary : Competitive

Binh Duong | Ho Chi Minh | Dong Nai

Công ty TNHH Levinci
Công ty TNHH Levinci

Salary : 700 - 1,100 USD

Ho Chi Minh

Nhất Tín Logistics
Nhất Tín Logistics

Salary : 12 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Palace Long Hải Resort
Palace Long Hải Resort

Salary : Competitive

Ba Ria-VT

CÔNG TY TNHH GTI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH GTI VIỆT NAM

Salary : Competitive

Binh Duong

CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM
CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Salary : Competitive

Dak Nông | Thai Nguyen

Viet Thai International
Viet Thai International

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts "Self Development"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback