Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 12,187
Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ vẫn cấp ngân sách khổng lồ cho các trường ĐH nhưng không còn can thiệp sâu vào hoạt động của các trường. Còn ở Việt Nam, nhiều trường đang khốn đốn vì cơ chế tự chủ tài chính chưa rõ ràng đã bị cắt hết ngân sách. "Phải dám “mạo hiểm” mới mong có tự chủ cao.
Đó là ý kiến trao đổi của những đại biểu tới từ hơn 90 trường ĐH từ khắp châu lục Á - Âu tại Hội nghị bàn tròn bàn về "tự chủ, điều hành và quản trị trường ĐH" diễn ra tại Hà Nội ngày 25/11. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu những trao đổi từ hội nghị và mong nhận được trao đổi và câu chuyện của quý vị về vấn đề này.
CHI TIỀN NHƯNG KHÔNG CAN THIỆP GS.TS Dieter Timmermann (Hiệu trưởng ĐH Bielefeld, Đức)
Trường tôi mỗi năm nhận khoảng 130 triệu Euro tài trợ của Chính phủ, 40 triệu Euro từ hợp tác với các công ty bên ngoài và chỉ có 30 triệu Euro thu từ học phí của SV. Tất cả những gì chúng tôi phải làm là thảo luận và đệ trình lên Bộ GD và chính quyền bang chiến lược dài hơi của trường, với những mục tiêu rõ ràng cụ thể và kế hoạch để đạt mục tiêu. Chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu đó đúng thời hạn, còn việc làm thế nào để đạt được mục tiêu, tuyển giảng viên ra sao, tuyển bao nhiêu SV… là tuỳ thuộc vào trường, nhà nước không can thiệp. Một trong những bước tiến quan trọng trong tự chủ ĐH ở Đức là hiện nay, Bộ GD không còn chỉ định giáo sư cho các trường như trước nữa. Bây giờ hiệu trưởng được lựa chọn, ký hợp đồng và thương lượng về lương cho giáo sư. Bộ GD thừa hiểu rằng, trường nào cũng muốn nâng cao chất lượng. Vì thế, Bộ chỉ cần kiểm soát chặt chẽ kế hoạch và kết quả cuối cùng. Nếu trường không hoàn thành mục tiêu thì có thể bị cắt giảm ngân sách. Hỗ trợ ngân sách phụ thuộc 80% vào phân bổ của năm trước, 20% vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong năm của trường (số lượng SV, học viên cao học, tiến sĩ tốt nghiệp, lượng kinh phí thu được từ hợp tác bên ngoài…). Ngoài ra, có một phần nhỏ dành cho sự tham gia vào hoạt động đổi mới của quốc gia như tăng số lượng giảng viên nữ trong trường. Theo tôi, để điều hành trường ĐH, cần có cả Ban giám hiệu và Hội đồng trường. Ban giám hiệu có quyền phủ quyết, quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong trường báo cáo hoạt động và quyền ra quyết định. Nhưng ban giám hiệu lại có trách nhiệm báo cáo lại với hội đồng trường về các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Hội đồng trường tư vấn cho ban giám hiệu và kiểm soát hoạt động điều hành. Hội đồng này thường gồm từ 6 đến 10 người, trong đó chủ tịch phải là người ngoài trường. Hội đồng có thể tán thành hoặc phản bác các kế hoạch phát triển, chính sách kinh tế hoặc hoạt động kinh doanh do ban giám hiệu đề ra. Ngoài ra còn có một ban giám đốc phụ trách học thuật bao gồm phần lớn là các giáo sư. Họ được phép góp ý vào chiến lược và mục tiêu phát triển trường, tham gia vào báo cáo đánh giá. Đặc biệt là tham gia xây dựng nguyên lý cơ bản trong việc bổ nhiệm nhân sự và phân bổ nguồn lực cho các khoa, trường thành viên. |
||
TỰ CHỦ NÀO CŨNG CÓ GIỚI HẠN GS.TS Peter Pscheid, Hiệu trưởng ĐH Thuỵ Sỹ - Đức chi nhánh châu Á
Nhưng dù tự chủ thế nào cũng có giới hạn. Ở Indonesia, Chính phủ có quyền xem xét cấp giấy phép hoạt động cho các trường sau khi đã kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu về chất lượng nhưng sau đó không can thiệp vào các vấn đề chuyên môn của trường. Ở cấp trường, các GS cũng phải tuân theo chương trình học thống nhất và chiến lược nghiên cứu của trường. Nếu muốn hợp tác với công ty bên ngoài, GS phải trao đổi và được sự đồng ý của hội đồng trường bởi vì nếu hợp tác tốt đẹp thì không sao, lỡ xảy ra sự cố, trường sẽ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp và tổn thất cả về danh tiếng. |
||
CÂN BẰNG SỨC MẠNH HỌC THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG GS Futao Huang, Viện Nghiên cứu giáo dục ĐH thuộc ĐH Hiroshima, Nhật Bản): Có 4 yếu tố dẫn tới sự thay đổi trong tự chủ ĐH hiện nay là: xã hội tri thức, toàn cầu hoá, thị trường hoá và đại chúng hoá giáo dục. Những yếu tố này dẫn tới sự thay đổi, hình thành nên 4 mô hình mới thể hiện mối quan hệ giữa trường ĐH với quyền lực bên ngoài trong thế kỷ 21. Thứ nhất là mô hình ở Vương quốc Anh, chuyển từ học thuật chi phối nhưng trợ cấp bởi nhà nước sang nhà nước và thị trường cùng quản lý. Mô hình thứ hai được xây dựng ở các nước châu Âu lục địa là sự hợp nhất giữa thị trường và vai trò của nhà nước dẫn dắt. Thứ ba là mô hình ở một số nước châu Á với sự hợp nhất của thị trường nhưng không có sự cắt giảm quyền lực của nhà nước. Một số nước khác tại châu Á thì theo mô hình cuối cùng là giáo dục ĐH được dẫn dắt nhiều hơn bởi thị trường và mục tiêu lợi nhuận. Theo tôi, hiện nay các trường ĐH cần chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu mới nhưng cũng phải duy trì các thế mạnh vốn có. Quan trọng hơn, chính phủ cần đóng vai trò quyết định hơn nữa trong việc giữ cân bằng sức mạnh học thuật và thị trường trong việc ảnh hưởng tới quản trị và điều hành trường ĐH. Ở Nhật Bản, các trường ĐH công lập hiện đã chuyển đổi thành “tập đoàn ĐH công lập”. Mặc dù được nhận hỗ trợ tài chính nhiều từ Chính phủ nhưng các trường này có nhiều quyền tự chủ không kém các trường tư. Họ được phép lựa chọn giáo sư, trả lương phù hợp, quyết định mức học phí, mở cửa thị trường để hợp tác với bên ngoài, không lệ thuộc vào chính sách của nhà nước mà dựa trên đánh giá hiệu quả đầu ra. Mỗi “tập đoàn ĐH công lập” xây dựng kế hoạch trung hạn trong 6 năm để trình Bộ GD. Bộ sẽ cử hai uỷ ban chuyên trách đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường theo kế hoạch này và ngân sách được phân bổ theo kết quả đó. |
||
MẠO HIỂM MỚI CÓ TỰ CHỦ
Vì thế, việc tự chủ đến đâu còn phụ thuộc vào sự mạo hiểm của các trường. Nếu anh dám mạo hiểm, anh có thể đạt tới mức độ tự chủ cao. Tuy nhiên, đa số các trường của ta thường hay chọn giải pháp an toàn. |
||
MUỐN CÓ A, PHẢI CÓ B Ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Tự chủ và trách nhiệm xã hội, quản trị ĐH còn là những khái niệm mới ở Việt Nam nên việc đổi mới quản trị ĐH cần có sự nghiên cứu thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ các nước. Gắn với tự chủ là trách nhiệm xã hội của mỗi nhà trường. Từ kinh nghiệm các nước, chúng ta sẽ áp dụng một cách sáng tạo vào Việt Nam. Chúng ta sẽ phải nghiên cứu chứ không sao chép vì các trường ĐH Việt Nam có điều kiện đặc thù. |
Source: Theo VNN
Please sign in to perform this function