Muốn tự chủ, ĐH Việt Nam phải mạo hiểm

Lượt xem: 12,187

Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ vẫn cấp ngân sách khổng lồ cho các trường ĐH nhưng không còn can thiệp sâu vào hoạt động của các trường. Còn ở Việt Nam, nhiều trường đang khốn đốn vì cơ chế tự chủ tài chính chưa rõ ràng đã bị cắt hết ngân sách. "Phải dám “mạo hiểm” mới mong có tự chủ cao.

Đó là ý kiến trao đổi của những đại biểu tới từ hơn 90 trường ĐH từ khắp châu lục Á - Âu tại Hội nghị bàn tròn bàn về "tự chủ, điều hành và quản trị trường ĐH" diễn ra tại Hà Nội ngày 25/11. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu những trao đổi từ hội nghị và mong nhận được trao đổi và câu chuyện của quý vị về vấn đề này.

CHI TIỀN NHƯNG KHÔNG CAN THIỆP

GS.TS Dieter Timmermann (Hiệu trưởng ĐH Bielefeld, Đức)

GS Timmermann

Ở Đức, mặc dù vẫn tài trợ tiền nhưng nhà nước không còn can thiệp sâu vào các quyết định của trường nữa.
Trường tôi mỗi năm nhận khoảng 130 triệu Euro tài trợ của Chính phủ, 40 triệu Euro từ hợp tác với các công ty bên ngoài và chỉ có 30 triệu Euro thu từ học phí của SV.

Tất cả những gì chúng tôi phải làm là thảo luận và đệ trình lên Bộ GD và chính quyền bang chiến lược dài hơi của trường, với những mục tiêu rõ ràng cụ thể và kế hoạch để đạt mục tiêu. Chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu đó đúng thời hạn, còn việc làm thế nào để đạt được mục tiêu, tuyển giảng viên ra sao, tuyển bao nhiêu SV… là tuỳ thuộc vào trường, nhà nước không can thiệp.

Một trong những bước tiến quan trọng trong tự chủ ĐH ở Đức là hiện nay, Bộ GD không còn chỉ định giáo sư cho các trường như trước nữa. Bây giờ hiệu trưởng được lựa chọn, ký hợp đồng và thương lượng về lương cho giáo sư.

Bộ GD thừa hiểu rằng, trường nào cũng muốn nâng cao chất lượng. Vì thế, Bộ chỉ cần kiểm soát chặt chẽ kế hoạch và kết quả cuối cùng. Nếu trường không hoàn thành mục tiêu thì có thể bị cắt giảm ngân sách.

Hỗ trợ ngân sách phụ thuộc 80% vào phân bổ của năm trước, 20% vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong năm của trường (số lượng SV, học viên cao học, tiến sĩ tốt nghiệp, lượng kinh phí thu được từ hợp tác bên ngoài…). Ngoài ra, có một phần nhỏ dành cho sự tham gia vào hoạt động đổi mới của quốc gia như tăng số lượng giảng viên nữ trong trường.

Theo tôi, để điều hành trường ĐH, cần có cả Ban giám hiệu và Hội đồng trường.

Ban giám hiệu có quyền phủ quyết, quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong trường báo cáo hoạt động và quyền ra quyết định. Nhưng ban giám hiệu lại có trách nhiệm báo cáo lại với hội đồng trường về các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hội đồng trường tư vấn cho ban giám hiệu và kiểm soát hoạt động điều hành. Hội đồng này thường gồm từ 6 đến 10 người, trong đó chủ tịch phải là người ngoài trường.

Hội đồng có thể tán thành hoặc phản bác các kế hoạch phát triển, chính sách kinh tế hoặc hoạt động kinh doanh do ban giám hiệu đề ra.

Ngoài ra còn có một ban giám đốc phụ trách học thuật bao gồm phần lớn là các giáo sư. Họ được phép góp ý vào chiến lược và mục tiêu phát triển trường, tham gia vào báo cáo đánh giá. Đặc biệt là tham gia xây dựng nguyên lý cơ bản trong việc bổ nhiệm nhân sự và phân bổ nguồn lực cho các khoa, trường thành viên.
TỰ CHỦ NÀO CŨNG CÓ GIỚI HẠN

GS.TS Peter Pscheid, Hiệu trưởng ĐH Thuỵ Sỹ - Đức chi nhánh châu Á

GS Peter Pscheid

Tôi đã từng giảng dạy tại 3 trường ĐH ở cả Thuỵ Sỹ và Indonesia, vì thế tôi hiểu rằng, tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường ĐH là vấn đề mang tính lịch sử và phụ thuộc vào quá trình dân chủ của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, chốt lại thì tự chủ hay không, tự chủ đến đâu thì mục đích cuối cùng của trường ĐH là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Vì thế, tuỳ điều kiện từng nước sẽ có những cách quản lý và trao quyền tự chủ khác nhau.
Nhưng dù tự chủ thế nào cũng có giới hạn.

Ở Indonesia, Chính phủ có quyền xem xét cấp giấy phép hoạt động cho các trường sau khi đã kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu về chất lượng nhưng sau đó không can thiệp vào các vấn đề chuyên môn của trường.

Ở cấp trường, các GS cũng phải tuân theo chương trình học thống nhất và chiến lược nghiên cứu của trường. Nếu muốn hợp tác với công ty bên ngoài, GS phải trao đổi và được sự đồng ý của hội đồng trường bởi vì nếu hợp tác tốt đẹp thì không sao, lỡ xảy ra sự cố, trường sẽ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp và tổn thất cả về danh tiếng.
CÂN BẰNG SỨC MẠNH HỌC THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG

GS Futao Huang, Viện Nghiên cứu giáo dục ĐH thuộc ĐH Hiroshima, Nhật Bản):

Có 4 yếu tố dẫn tới sự thay đổi trong tự chủ ĐH hiện nay là: xã hội tri thức, toàn cầu hoá, thị trường hoá và đại chúng hoá giáo dục.

Những yếu tố này dẫn tới sự thay đổi, hình thành nên 4 mô hình mới thể hiện mối quan hệ giữa trường ĐH với quyền lực bên ngoài trong thế kỷ 21.

Thứ nhất là mô hình ở Vương quốc Anh, chuyển từ học thuật chi phối nhưng trợ cấp bởi nhà nước sang nhà nước và thị trường cùng quản lý.

Mô hình thứ hai được xây dựng ở các nước châu Âu lục địa là sự hợp nhất giữa thị trường và vai trò của nhà nước dẫn dắt.

Thứ ba là mô hình ở một số nước châu Á với sự hợp nhất của thị trường nhưng không có sự cắt giảm quyền lực của nhà nước.

Một số nước khác tại châu Á thì theo mô hình cuối cùng là giáo dục ĐH được dẫn dắt nhiều hơn bởi thị trường và mục tiêu lợi nhuận.

Theo tôi, hiện nay các trường ĐH cần chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu mới nhưng cũng phải duy trì các thế mạnh vốn có. Quan trọng hơn, chính phủ cần đóng vai trò quyết định hơn nữa trong việc giữ cân bằng sức mạnh học thuật và thị trường trong việc ảnh hưởng tới quản trị và điều hành trường ĐH.

Ở Nhật Bản, các trường ĐH công lập hiện đã chuyển đổi thành “tập đoàn ĐH công lập”.

Mặc dù được nhận hỗ trợ tài chính nhiều từ Chính phủ nhưng các trường này có nhiều quyền tự chủ không kém các trường tư. Họ được phép lựa chọn giáo sư, trả lương phù hợp, quyết định mức học phí, mở cửa thị trường để hợp tác với bên ngoài, không lệ thuộc vào chính sách của nhà nước mà dựa trên đánh giá hiệu quả đầu ra.

Mỗi “tập đoàn ĐH công lập” xây dựng kế hoạch trung hạn trong 6 năm để trình Bộ GD. Bộ sẽ cử hai uỷ ban chuyên trách đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường theo kế hoạch này và ngân sách được phân bổ theo kết quả đó.

MẠO HIỂM MỚI CÓ TỰ CHỦ

PGS.TS Lê Quang Minh, Phó GĐ ĐHQG TP.HCM 

PGS Lê Quang Minh

Cơ chế tự chủ của giáo dục Việt Nam mặc dù ngày càng sáng hơn nhưng vẫn đang nằm trong vùng xám, giữa trắng và đen. Có nghĩa là tại cùng một thời điểm, bất cứ vấn đề gì có thể đúng hoặc cũng có thể sai.

Vì thế, việc tự chủ đến đâu còn phụ thuộc vào sự mạo hiểm của các trường. Nếu anh dám mạo hiểm, anh có thể đạt tới mức độ tự chủ cao. Tuy nhiên, đa số các trường của ta thường hay chọn giải pháp an toàn.

Một vấn đề quan trọng trong tự chủ ở ĐH là quyền hạn và trách nhiệm của hiệu trưởng. Tuy nhiên, trong khi luật của Việt Nam, mới chỉ đề cập khoảng 10 dòng thì ở Đức, người ta dành tới 2 trang để xác định rõ vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng. Vì thế, tôi mong rằng luật giáo dục sửa đổi năm 2010 sắp tới sẽ dành ít nhất nguyên một chương cho vấn đề này.

Hội đồng trường cũng chỉ tồn tại ở các trường dân lập và khoảng 10 trường công lập trên cả nước.

Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rằng tự chủ và trách nhiệm giải trình là 2 mặt của một đồng xu, gắn kết chặt chẽ với nhau. Đa phần mọi người mới chỉ nhìn thấy một mặt tự chủ mà quên đi trách nhiệm giải trình.

MUỐN CÓ A, PHẢI CÓ B

Ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

Ông Phạm Vũ Luận

Tự chủ và trách nhiệm xã hội, quản trị ĐH còn là những khái niệm mới ở Việt Nam nên việc đổi mới quản trị ĐH cần có sự nghiên cứu thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ các nước.

Gắn với tự chủ là trách nhiệm xã hội của mỗi nhà trường. Từ kinh nghiệm các nước, chúng ta sẽ áp dụng một cách sáng tạo vào Việt Nam. Chúng ta sẽ phải nghiên cứu chứ không sao chép vì các trường ĐH Việt Nam có điều kiện đặc thù.

Hiện nay, chúng ta mới đang trong quá trình chuẩn bị nhưng nguyên lý chung của quản trị ĐH là bắt đầu từ con người, từ tổ chức bộ máy, tài chính và các vấn đề khác. Vấn đề quan trọng nhất là tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành.

Về dự thảo cơ chế tài chính, hiện nay Bộ GD-ĐT đã soạn xong, hiện đang trình lên các cấp có thẩm quyền cho ý kiến và hoàn thiện.

Chúng tôi cũng chia sẻ bức xúc với nhà trường khi mới bắt đầu được giao quyền tự chủ tài chính đã bị cắt ngân sách chi thường xuyên. Nhưng các trường cũng phải hiểu rằng, muốn có A thì phải có B, muốn có B lại phải có C nên dứt khoát phải có một khâu làm trước. Muốn phát triển phải mất cân đối, phải phá vỡ thế cân bằng vốn có để bước sang trạng thái mới.

Về nguyên tắc, phần chi thường xuyên bị cắt hoặc giảm thì có thể chuyển sang đầu tư xây dựng cơ bản. Chúng tôi sẽ tính toán để các trường không bị đột ngột khi bị cắt ngân sách.

Nguồn: Theo VNN

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Lương : 16 Tr - 25 Tr VND

Kiên Giang

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Maker Sixty Four
Công Ty TNHH Maker Sixty Four

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH VIRIYA
CÔNG TY TNHH VIRIYA

Lương : 25 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ ASP
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ ASP

Lương : Trên 1,000 USD

Hồ Chí Minh

Công Ty NABATI Việt Nam
Công Ty NABATI Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH HỌC THỨC TIÊU ĐIỂM
CÔNG TY TNHH HỌC THỨC TIÊU ĐIỂM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Đà Nẵng

DatVietVAC Group Holdings
DatVietVAC Group Holdings

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited
Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited
Simpson Strong Tie Viet Nam Company Limited

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH PMAS
Công ty TNHH PMAS

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Bình Dương

Vietnam Furniture Resources (VFR)
Vietnam Furniture Resources (VFR)

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty CP Xluxury Việt Nam
Công ty CP Xluxury Việt Nam

Lương : 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

ALLIANCE CONSTRUCTION AND FINE FURNITURE
ALLIANCE CONSTRUCTION AND FINE FURNITURE

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh | Long An | Bình Dương

HD SAISON Finance Co., Ltd
HD SAISON Finance Co., Ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

PepsiCo Foods Vietnam Company
PepsiCo Foods Vietnam Company

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Vietnam Concentrix Services Company Limited
Vietnam Concentrix Services Company Limited

Lương : 18 Tr - 38 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 2,000 USD

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Soctrip
Soctrip

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback