Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,713
Năng suất lao động phải đến từ nghiên cứu và phát triển, không phải từ việc đào bán và tăng giá...
Tổng cục Thống kê vừa công bố năng suất lao động (NSLĐ) nói chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện hành đạt 298,7 triệu VND/lao động.
Điều kỳ lạ ở chỗ, khu vực Nhà nước đứng đầu, tiếp đến là FDI, còn tư nhân là bét bảng.
Cụ thể, NSLĐ DNNN đạt 678,1 triệu VND/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 330,8 triệu VND/lao động còn doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ đạt 228,4 triệu VND/lao động. Đặc biệt, ngành khai khoáng vẫn dẫn đầu về NSLĐ trong nhiều năm.
NSLĐ tư nhân thấp vì nhiều yếu tố. Ảnh: VOV
Lý giải thực tế trên, TS Bùi Trinh cho biết, NSLĐ theo từng ngành cho thấy năng suất lao động của một số ngành như khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, kinh doanh bất động sản rất cao (gấp từ 15,1 - 19 lần) so với năng suất lao động chung của nền kinh tế. Khu vực tư nhân là khoảng 8%.
Đáng chú ý, trong giá trị tăng thêm theo giá cơ bản có hai yếu tố cấu thành chủ yếu là thu nhập của người lao động và thặng dư sản xuất.
Tuy nhiên, nhận định của Tổng cục Thống kê cũng thừa nhận, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng chỉ rõ, NSLĐ của khu vực doanh nghiệp nhà nước cao lại không nhờ vào hiệu quả hay ưu việt hơn mà nhờ những cơ chế ưu đãi về vốn, công nghệ, độc quyền thị trường.
Đáng nói, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng là các tập đoàn nhà nước thuộc Bộ Công thương. TKV nâng giá bán tài nguyên lên để EVN nâng tiếp giá điện. Cách làm này về bản chất giống hành động chuyển giá, nhờ sự chuyển giá ấy mà NSLĐ của hai ngành tăng lên và cuối cùng kéo theo NSLĐ chung cao lên.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng mỗi lần tăng giá điện đều đi vào thặng dư của ngành này? NSLĐ của ngành điện, than cao là do người dân phải đóng tiền nhiều?.
Đối với ngành khai khoáng, theo TS Bùi Trinh dù năng suất lao động rất cao (gấp 22 lần so với năng suất lao động chung của nền kinh tế) do phần giá trị tăng thêm của ngành này rất lớn so với số lao động, lao động ngành này thực chất có kỹ năng khá cao. Nhưng một vấn đề khác đặt ra là dù giá trị tăng thêm cao nhưng sau đó, trong quá trình phân phối lại, với 50% phải chi trả nước ngoài (chi trả sở hữu), thì cái được cuối cùng (GNI) của nền kinh tế cũng chẳng là bao!
Ở khu vực FDI phải thừa nhận hiệu suất sử dụng vốn của khu vực này rất cao nhưng những đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế lại rất hạn chế.
Các doanh nghiệp FDI tuy có cải thiện năng suất lao động nhưng tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu nội địa làm đầu vào lại thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Mặc dù xuất siêu mạnh nhưng xuất bao nhiêu lại chuyển về nước bấy nhiêu. Nói là FDI đóng góp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam nhưng thực chất lại làm lợi cho nước ngoài.
Cụ thể, tăng trưởng GDP bình quân theo giá hiện hành giai đoạn 2007-2017 là 22% trong khi luồng tiền chảy ra nước ngoài thuần là 32%, từ đó làm tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP giảm từ 97,2% năm 2000 xuống 95,2% năm 2017. Rõ ràng GDP tăng nhưng nguồn lực của đất nước lại bị mất mát.
Theo vị chuyên gia, nếu chỉ nhìn vào những số liệu báo cáo rõ ràng NSLĐ Việt Nam vẫn tăng đều hàng năm nhưng chưa phản ánh đúng thực chất. Nếu dựa quá nhiều vào khu vực này thì số liệu về NSLĐ có thể đẹp, nhưng cái thực hưởng của nền kinh tế lại không đáng bao nhiêu.
NSLĐ phải đến từ nghiên cứu và phát triển, chứ nếu cố tăng năng suất trong những ngành thâm dụng lao động, bằng cách làm ngày làm đêm, thì chỉ có thể khiến cho người lao động bị vắt kiệt sức lực.
Source: Theo dantri.com.vn
Please sign in to perform this function