Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 34,105
Hiện nay, có một số việc làm phổ biến bạn có thể tham khảo như tuyển dụng kế toán, việc làm Đồng Nai, việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên,... trong đó phải kể đến việc làm nhân viên lái xe. Việc làm lái xe là một ngành nghề không đòi hỏi bằng cấp cao, tuy nhiên, điều kiện tối thiểu để hành nghề nhân viên lái xe là phải có bằng lái đủ tiêu chuẩn. Yêu cầu cao hơn nữa là kinh nghiệm lái xe đường trường ít nhất 2 – 3 năm. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về công việc của một nhân viên lái xe hay chưa? Để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này, đừng bỏ lỡ những chia sẻ sau đây của CareerViet nhé!
Có lẽ, công việc nhân viên lái xe đã không còn xa lạ gì trong cuộc sống, nhất là trong thời đại mà nhu cầu đi lại của con người ngày càng nhiều như hiện nay. Có 2 hình thức lái xe phổ biến trong xã hội đó là lái xe cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc lái xe tự do.
Đối với những nhân viên lái xe theo tổ chức, họ có thể chọn làm việc trong cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân. Tùy thuộc vào năng lực và nguyện vọng của bản thân mà các ứng viên sẽ lựa chọn nơi làm việc phù hợp. Chưa kể, nghề lái xe cũng bao gồm đa dạng chủng loại khác nhau và các nhân viên lái xe tự do có thể chọn một trong các hình thức như: lái taxi, lái xe khách, lái xe tải, lái xe buýt, lái xe container,...
Nhân viên lái xe có thể chọn hình thức lái xe tự do hoặc lái xe theo tổ chức
Thực tế cho thấy, một nhân viên lái xe giỏi không phải là người chỉ biết chuyên tâm vào công việc lái xe mà còn phải biết cách bảo quản, vận hành phương tiện được giao, đảm bảo chiếc xe luôn hoạt động ổn định, an toàn, đáp ứng mọi yêu cầu từ cấp trên.
Công việc của nhân viên lái xe khá phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là lái xe, điều khiển phương tiện được giao mà còn bao gồm nhiều công việc khác. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của xe bao gồm: hệ thống thiết bị, máy móc như: hệ thống phanh – ga, đèn, còi, xi nhan, độ cứng lốp xe, xăng, gạt nước, dây an toàn, dầu, nhớt,... đảm bảo mọi thứ đều đạt yêu cầu trước khi cho xe khởi hành.
- Vệ sinh xe sạch sẽ.
- Trang bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết trên xe như hộp thuốc y tế, nước uống, khăn lạnh cho hành khách đúng theo tiêu chuẩn xe vận tải (xe khách du lịch hoặc xe khách đường dài).
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ xe, giấy tờ vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách đi trên chuyến xe và một số giấy tờ liên quan khác để trình cơ quan chức năng khi cần thiết.
Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng xe trước khi vận hành
Đây chắc chắn là công việc cũng như nhiệm vụ chính của một nhân viên lái xe. Cụ thể các công việc như sau:
- Tiếp nhận đơn hàng cần vận chuyển hoặc danh sách hành khách trong chuyến đi, kiểm tra vé xe, xác nhận tính chính xác về số lượng và tình trạng hàng hóa ký gửi hoặc hành lý của khách hàng, tránh phát sinh mâu thuẫn sau đó.
- Hỗ trợ sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho hành khách, sắp xếp hành lý của khách hoặc hàng hóa đúng quy định, đảm bảo gọn gàng, an toàn và không bị xê dịch khi xe di chuyển.
- Trả khách và hàng hóa tại trạm dừng hoặc bến bãi theo đúng quy định, ký nhận, giao trả hàng hóa đầy đủ (nếu có).
- Xử lý các sự cố có thể phát sinh như mâu thuẫn giữa các hành khách, mâu thuẫn giữa hành khách với tài xế/phụ xe, thất lạc hành lý, hàng hóa, mất cắp tài sản,...
Thống kê và báo cáo cuối tháng là công việc rất cần thiết đối với cả nhân viên lái xe cho tổ chức và nhân viên lái xe tự do.
- Đối với nhân viên lái xe cho tổ chức: Bạn cần báo cáo các vấn đề như mức sử dụng nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe định kỳ (nếu có), chi phí mua bổ sung các công cụ, thiết bị cần thiết cho xe,... Ngoài ra, những trường hợp hỏng hóc xe do tai nạn hoặc đóng phạt do vi phạm luật giao thông cũng cần cập nhật trong bảng báo cáo để trình cấp trên và tìm ra phương án xử lý kịp thời.
- Đối với nhân viên lái xe tự do: Bạn cần thống kê, cập nhật báo cáo hàng ngày để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý. Bảng báo cáo bao gồm các mục như lộ trình di chuyển, biên bản ký giao và nhận hàng, hiệu suất sử dụng xe,...
Nhân viên lái xe cần thống kê và báo cáo hoạt động thường ngày để thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý
- Tham gia các lớp đào tạo về nghiệp vụ lái xe để nâng cao trình độ, đảm bảo lái xe an toàn, tiếp nhận và xử lý tình huống nhanh chóng khi lái xe.
- Mang xe đến cơ sở bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
- …
Có thể nói, lái xe là một ngành nghề không bao giờ “lỗi thời” vì nhu cầu đi lại của con người ngày một tăng cao. Sau đây là một số đánh giá cơ bản nhất về nghề lái xe.
Xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, kéo theo đó, đời sống của con người cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do đó, nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa là vô cùng lớn. Chính vì vậy, khi trở thành nhân viên lái xe, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề thiếu việc làm.
Đặc điểm của nghề lái xe là không đòi hỏi quá cao về bằng cấp như những ngành nghề khác. Điều kiện tiên quyết là bạn phải có giấy phép lái xe theo đúng quy định. Bên cạnh đó, để phát triển xa hơn trong nghề này, bạn cần phải tham gia nhiều khóa học tương đương với từng hạng xe như: xe tải, xe taxi, xe khách,...
Nghề lái xe mang lại những cơ hội gì?
Với mỗi khóa học lái xe, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 3 – 6 tháng để hoàn thành và sau đó thi lấy bằng. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể xin việc làm tài xế và trở thành một nhân viên lái xe hợp pháp.
Bên cạnh những mặt lợi thì nghề lái xe cũng tồn tại một vài điểm hạn chế nhất định. Không thể phủ nhận, lái xe là một nghề đầy khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng khi phải đối mặt với các vấn đề như: ùn tắc giao thông, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, những tình huống bất ngờ trong quá trình lưu thông,...
Hơn nữa, các tài xế lái xe cũng thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ do tính chất công việc. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề an toàn khi lái xe. Tuy nhiên, những nhược điểm kể trên vẫn có thể khắc phục được nếu bạn trang bị cho bản thân một kỹ năng lái xe tốt, hiểu rõ Luật Giao thông, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống,...
Một số mặt hạn chế trong nghề lái xe
Để làm tốt vai trò của một nhân viên lái xe, bạn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây.
Như đã đề cập, nhân viên lái xe là vị trí công việc thuộc trình độ phổ thông, không yêu cầu bằng cấp cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết được một số yếu tố thuộc về chuyên môn như sau:
- Hiểu biết về cách điều khiển các loại xe, đặc biệt là loại xe mà bạn lựa chọn để theo nghề.
- Có đầy đủ bằng lái xe tương ứng với loại xe mà bạn lựa chọn để điều khiển.
- Các loại giấy tờ, bằng cấp liên quan bắt buộc phải còn hiệu lực và đảm bảo đã được Nhà nước công nhận, cấp phép sử dụng, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Một số yêu cầu đối với nhân viên lái xe khi vào nghề
Tất nhiên, không phải nơi nào tuyển nhân viên lái xe cũng yêu cầu kinh nghiệm từ trước hoặc có quy định cụ thể cho vị trí công việc này. Thông thường, người cầm lái nên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Tuy nhiên, với các loại hình vận tải nặng như container, xe chuyên dụng (xe cứu hỏa, xe cứu thương,...) hoặc lái xe cho cán bộ cấp cao, ứng viên sẽ được ưu tiên nếu đã có 5 năm kinh nghiệm trở lên hoặc từng làm việc tại các đơn vị vận tải chuyên nghiệp.
Nhân viên lái xe sẽ không thể nào dự đoán được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra đối với xe trong quá trình di chuyển. Do đó, là một nhân viên lái xe, bạn cũng nên biết một số kỹ năng bảo trì xe cơ bản như: thay lốp xe, bóng đèn, cầu chì,... Đồng thời, bạn cũng phải dự đoán đúng các bộ phận có thể gặp trục trặc để giải quyết và khắc phục nhanh chóng nhất.
Nhân viên lái xe cần biết một số kỹ năng bảo trì xe cơ bản để xử lý khi cần thiết
Để nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối trong công việc, nhân viên lái xe cần làm việc một cách chủ động, nhanh nhẹn và có tinh thần trách nhiệm cao. Đây là yếu tố giúp bạn lấy được thiện cảm của cấp trên nếu như làm việc trong các tổ chức/doanh nghiệp. Trường hợp là một lái xe tự do thì sự nhanh nhẹn và trách nhiệm trong công việc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đạt năng suất cao nhất.
Một kỹ năng của nhân viên lái xe tưởng chừng không quan trọng nhưng lại vô cùng cần thiết đó là kỹ năng giao tiếp. Nếu bạn là nhân viên lái xe cho tổ chức/doanh nghiệp thì cần phải giao tiếp tốt với cấp trên và các nhân viên trong công ty. Còn nếu bạn là một lái xe tự do, chẳng hạn như taxi công nghệ thì cần đem lại cho khách hàng một không gian trò chuyện thoải mái bằng cách giao tiếp linh hoạt, cuốn hút.
Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng mà các nhân viên lái xe cần đảm bảo để có được những chuyến đi an toàn. Hơn ai hết, tài xế là người phải có tính thận trọng cao, luôn cảnh giác với mọi tình huống khi lưu thông để xử lý kịp thời mọi vấn đề có thể xảy ra.
Do tính chất công việc, nhân viên lái xe thường phải hoạt động theo ca và hầu như không thể tránh khỏi lịch làm việc ca đêm. Ngoài ra, họ còn phải thường xuyên vào ca làm việc đột xuất nếu cấp trên yêu cầu. Điều này đòi hỏi các nhân viên lái xe phải có một sức khỏe tốt, chịu được mọi áp lực trong công việc để có thể hoàn thành vai trò và nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Theo khảo sát và đánh giá chung của CareerViet , mức lương của nhân viên lái xe hiện nay tương đối cao. Tùy thuộc vào môi trường làm việc, quy mô doanh nghiệp, loại xe điều khiển, kinh nghiệm cầm lái,... mà mức lương của mỗi nhân viên lái xe sẽ khác nhau. Nhìn chung, lương nhân viên lái xe dao động khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, nếu làm việc trong các công ty/doanh nghiệp lớn, bạn cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi mà Nhà nước dành cho người lao động như thưởng lễ, Tết, chế độ nghỉ phép và các chế độ bảo hiểm khác.
Trên đây, CareerViet đã chia sẻ đến bạn công việc của một nhân viên lái xe cũng như những kỹ năng và yêu cầu mà một tài xế cần có. Để biết thêm những cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng như cần tìm việc nhân viên lái xe, bạn hãy truy cập ngay CareerViet.vn nhé! Chúc bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho ngành nghề mà mình đang theo đuổi!
Top những việc làm được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc làm Dược sĩ | Việc làm IT | Việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng | Việc làm Nhân viên bán hàng tại showroom | Việc làm Nhân viên kinh doanh | Việc làm Sales Admin | Việc làm Giáo viên tiếng Anh | Việc làm hành chính nhân sự | Việc làm Nhân viên văn phòng | Việc làm Tester
Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:
Việc làm Hà Nội | Việc làm Hà Nam | Việc làm Bắc Giang | Việc làm Kon Tum | Việc làm Gia Lai | Việc làm Lâm Đồng | Việc làm Đà Nẵng | Việc làm Tây Ninh | Việc làm Hậu Giang | Việc làm TPHCM
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function