Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 11,684
Có hàng ngàn câu hỏi dành cho các ứng viên trong một buổi phỏng vấn. Và bạn không thể học thuộc lòng tất cả những câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tuyển dụng như thế này. Hơn thế nữa, hầu hết các nhà tuyển dụng rất ghét những ứng viên trả lời như một “con vẹt”.
Bạn không thể qua mặt nổi nhà tuyển dụng nếu như bạn cố tình tạo ra những hành vi giả tạo, vậy làm gì khi phải đối đầu với những dạng câu hỏi này đây?
Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao là câu trả lời phải rõ ràng, tự nhiên và trên hết là phải thực tế. Chắc chắn một điều là bạn không hề muốn đánh mất cơ hội duy nhất khi được nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự là một ứng viên sáng giá thông qua những câu trả lời của bạn.
Để thật sự có một cuộc phỏng vấn như mong đợi, bạn cần phải có những câu trả lời hoàn hảo và xuất sắc đối với những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Chúng tôi – www.HRVietnam.com xin được giới thiệu với các ứng viên quy trình 3 bước nhằm giúp các ứng viên phát huy những câu trả lời ấn tượng nhất nhằm “chống” lại những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng.
Bước 1: Hiểu những gì thật sự được hỏi
Một trong những nhiệm vụ của bạn trong buổi phỏng vấn là phải hiểu những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi và đang tìm kiếm từ phía các ứng viên. Nhìn chung thì những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn thường rơi vào 3 lĩnh vực, và những câu hỏi của nhà tuyển dụng thì được thiết kế nhằm khai thác những thông tin mà họ cần thiết từ phía các ứng viên. 3 lĩnh vực mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất là:
1. Những kỹ năng nghề nghiệp
Liệu bạn có những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của công ty hay không?
Bạn có chứng minh được rằng bạn thật sự phù hợp với công việc mà công ty sẽ giao cho bạn. Bạn đã từng làm những công việc như thế này bao giờ chưa?
Nếu trước đây bạn chưa bao giờ làm những vioệc như thế này thì bạn có chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng đảm nhận những công việc mà họ giao hay không?
2. Những động cơ thúc đẩy bạn trong suốt quá trình công tác
Động lực nào thúc đẩy bạn tìm đến với công việc này, và bạn có đủ tự tin để đảm nhiệm công việc này không? Điều gì chứng minh rằng bạn đủ năng lực để đảm nhận vai trò này.
Bạn sẽ luôn tận tâm chu đáo với nhiệm vụ được giao chứ? Hoặc có thể do áp lực công việc, các mối quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp sẽ khiến bạn đôi khi quẫn trí, bạn có chịu đựng được áp lực công việc hay không?
Bạn có yêu thích công việc này không, điều gì có thể chứng minh rằng bạn thật sự yêu thích công việc này?
Bạn có chấp nhận trải qua một thời gian đào tạo và đo lường chất lượng mà tổ chức dành cho bạn?
3. Những kinh nghiệm và kiến thức quản lý
Bạn có chấp nhận sự điều hành của người khác?
Bạn có thực hiện nổi các quy định và chính sách của tổ chức
Bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm hay không? Và bạn có kiến thức về quản trị hay không?
Bạn có sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc hay không?
Bước 2: Trả lời thật ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa
Những câu trả lời xuất sắc phải ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, nội dung của câu trả lời cần mang những thông tin và kiến thức cần thiết và hữu ích đối với nhà tuyển dụng.
Bước 3: Trong những câu trả lời bao giờ cũng kèm theo những kỹ năng có liên quan
Những câu trả lời dạng này cho thấy rằng bạn thật sự hiểu nhà tuyển dụng muốn gì và đây cũng là một trong những cơ hội để bạn trình diễn các kỹ năng kiến thức cá nhân cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự phù hợp với vị trí cần tuyển.
Source: HRVietnam
Please sign in to perform this function