Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,405
Dù bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn tới và khá yên tâm với kinh nghiệm xin việc của mình thì bạn cũng cần phải đối mặt với một thực tế rằng, mọi việc không được sắp đặt đúng như bạn nghĩ. Có thể, bạn sẽ gặp một người phỏng vấn "non" kinh nghiệm hoặc gặp một người lơ đễnh, không quan tâm đến các ứng viên. Điều đó khiến bạn khá bị động và khó có thể có được một cuộc phỏng vấn như ý muốn.
Chính vì vậy, việc nhận dạng những phong cách phỏng vấn thực sự quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó với bất cứ tình huống nào.
Người đến sớm
Bạn thường lo lắng cho buổi phỏng vấn sắp tới và đến thật sớm, nhưng lạ là, nhà tuyển dụng còn đến sớm hơn bạn, điều đó cho thấy họ là những người còn lo lắng hơn bạn đấy. Thông thường, đây là những người phỏng vấn còn "non tay" nên đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi thứ và có một danh sách các câu hỏi cho ứng viên. Tất nhiên, khá máy móc là họ sẽ hỏi bạn tất cả trong số chúng. Anh ta không quan tâm đến những chi tiết, những vấn đề phát sinh không có trong "kịch bản" cho nên khi bạn nhấn mạnh đến những thành quả mà bạn nghĩ rằng điều đó sẽ khiến bạn nổi bật hơn thì nhận được kết quả là, nhà tuyển dụng chỉ gật đầu một cách lịch sự và tiếp tục câu hỏi các câu kế tiếp.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn nên tiếp tục trả lời các câu hỏi để không làm cho phỏng vấn bị gián đoạn. Để làm nổi bật các thành quả mà bạn cho là quan trọng, hãy tìm cách hướng nhà tuyển dụng đến chủ đề mà bạn đang quan tâm.
Người im lặng
Bạn không ngại trả lời các câu hỏi dài nhưng thực sự rằng, bạn bắt đầu nản khi nhà tuyển dụng không hề có phản ứng gì. Anh ta chỉ im lặng.
Vì thế, cách tốt hơn cho bạn là nghiên cứu thêm về công ty thông qua các mối quan hệ của bạn và có thể yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra mong muốn của họ ở bạn. Và trước khi đi phỏng vấn, bạn cũng nên gặp gỡ, nói chuyện với những người trong công ty, những người sẽ cho bạn nhiều thông tin nhất để có một bức tranh tổng thể về công việc, công ty trước khi bạn chấp nhận một vị trí.
Người kéo dài cuộc phỏng vấn
Dù rất muốn kết thúc cuộc phỏng vấn nhưng nhà tuyển dụng vẫn cứ hỏi bạn. Anh ta không ngừng đặt ra các câu hỏi về kỹ năng, về sự hiểu biết của bạn.
Lời khuyên tốt nhất: Tiếp tục chú ý, mặc dù cuộc phỏng vấn có thể bị đổi hướng không như bạn mong muốn nhưng bằng cách lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ nhấn mạnh được những kỹ năng nổi bật của mình. Sau đó, khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho bạn. Như vậy, chắc chắn bạn sẽ để lại ấn tượng tốt.
Người phỏng vấn lơ đễnh
Từ lúc bước tới văn phòng, người này có thể không chú ý đến bạn, đơn giản là bởi vì anh ta quên rằng, hôm nay hẹn bạn đến phỏng vấn.
Trong tình huống này, bạn có thể hỏi thẳng vấn đề. Sau đó, yêu cầu sắp xếp lại một cuộc phỏng vấn vào ngày hôm khác. Nếu anh ta xin lỗi bạn và đồng ý lên lịch phỏng vấn thì bạn nên cân nhắc đến tiềm năng của công ty. Còn nếu, anh ta cứ hẹn đi hẹn lại bạn thì hãy đặt câu hỏi xem bạn có nên tiếp tục xin việc ở một công ty mà sếp không thể sắp xếp nổi một cuộc phỏng vấn không.
Người phỏng vấn khó tính
Sau khi hỏi bạn một số câu liên quan đến kỹ năng công việc, nhà tuyển dụng chỉ chú ý đến việc đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi về khối lượng công việc mà bạn cần phải hoàn thành, thậm chí còn phải làm việc thêm giờ, và điều đó ngoài sức tưởng tượng của bạn trước khi đến đây. Bạn bắt đầu nhận thấy rằng, vị trí này không phù hợp cho mình.
Tốt nhất là hãy trung thực chia sẻ những đặc điểm, yêu cầu công việc mà bạn sẽ phải hoàn thành như vậy là quá với khả năng của bạn. Như vậy, bạn sẽ không phải mất thời gian để tiếp tục cuộc phỏng vấn nữa.
Source: Theo VTV
Please sign in to perform this function