content-id" style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline;">

Bộ LĐ-TB-XH cho biết ngày 1-3-2020, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Qua thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể: Một số hành vi vi phạm chưa được quy định trong nghị định; một số hành vi vi phạm chưa có hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện  pháp khắc phục hậu quả nên tính răn đe, phòng ngừa còn hạn chế, chưa bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị vi phạm.

Tăng mức phạt doanh nghiệp làm sai lệch hồ sơ bảo hiểm - Ảnh 1.

Hành vi làm sai lệch hồ sơ để trục lợi BHXH có thể sẽ bị phạt nặng hơn trong thời gian tới

Trong dự thảo nghị định mới (gồm 6 chương, 64 điều), Bộ LĐ-TB-XH đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (điều 40). Cụ thể, dự thảo đề xuất phạt tiền 50-70 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất tăng mức xử phạt thay vì 5-10 triệu đồng như hiện nay lên 10-20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.