Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 60,313
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản lý (quản lý công nghiệp, quản lý sản xuất, quản lý kho,...) là lựa chọn những thành viên phù hợp để thực hiện một dự án nào đó. Tiếp nối chủ đề đàm phán lương, sau khi đã xem hướng dẫn cách trả lời câu hỏi "Mức lương mong đợi", bạn hãy cùng CareerViet.vn tiếp tục xử lý câu hỏi về "Mức lương hiện tại"!
Sau khi nộp đơn ứng tuyển công việc mới yêu thích, bạn và nhà tuyển dụng sẽ trải qua nhiều giai đoạn của quy trình phỏng vấn. Lúc nhận ra rằng nhà tuyển dụng có vẻ quan tâm và muốn chọn bạn thì đây cũng chính là lúc câu hỏi đáng sợ nhất đã đến: “Bạn nhận được bao nhiêu trong công việc hiện tại?”
Nên xử trí và phản hồi thế nào? Hẳn sẽ khó xử nếu bạn trốn tránh đưa ra câu trả lời. Nhưng chia sẻ mức lương thực tế quá trung thực có thể làm giảm tiềm năng thu nhập, đặc biệt khi bạn đang có mức lương thấp hơn bình quân thị trường. Dưới đây là gợi ý kịch bản cho các tình huống khác nhau mà bạn có thể áp dụng khi nhận được câu hỏi “nhạy cảm” này!
Nếu bạn tương tác với chuyên viên nhân sự hoặc nhà tuyển dụng thông qua email, có thể họ sẽ hỏi về mức lương hiện tại. Sẽ khá bất lịch sự nếu bạn không trả lời, vì thế đừng phớt lờ hoàn toàn câu hỏi này. Thay vào đó, tiếp nối câu chuyện bằng giọng điệu thân thiện nhằm mở đường cho một cuộc thảo luận sâu hơn về thu nhập trong tương lai. Ví dụ bạn viết: “Tôi mong sẽ trao đổi vấn đề lương bổng sau khi đã nắm bắt đầy đủ thông tin về công việc”. Hoặc làm rõ hơn về lý do: “Nếu xét thấy tôi phù hợp với vị trí này, tôi rất hi vọng được tìm hiểu thêm về trách nhiệm, vai trò để có đủ cơ sở xác định mức lương mong đợi. Rất vui mừng về [điều gì đó cụ thể cho thấy sự quan tâm của bạn đối với công việc], tôi muốn được nghe giới thiệu thêm về công ty cũng như yêu cầu của bạn cho vị trí này.”
Mặt khác, nếu bị yêu cầu cung cấp thông tin lương hiện tại trên ứng dụng trực tuyến, hãy cứ thoải mái bỏ trống hoặc điền số 0 vào, sau đó kèm lời giải thích ngắn với hàm ý như trên vào thư giới thiệu (cover letter) hoặc đâu đó phù hợp trong hồ sơ dự tuyển. Đừng quá lo lắng, nhà tuyển dụng sẽ không cho rằng bạn có ý làm việc miễn phí đâu!
Cũng không cần lo sợ nhà tuyển dụng có thể sẽ loại hồ sơ của bạn. Đây là nỗi lo không hợp lý, lời khuyên vẫn là nên lịch sự tránh câu hỏi này. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia nhân sự, không ai có trải nghiệm quá tiêu cực vì né tránh câu hỏi. Nên tư duy thế này: Nếu có một hồ sơ đủ mạnh, việc để trống thông tin không biến bạn thành người phá luật, miễn sao bạn chứng tỏ bản thân có năng lực, chuyên nghiệp và nhiệt tình với vị trí dự tuyển. Thậm chí, nhiều ứng viên giỏi còn chia sẻ rằng, nếu một công ty từ chối hoặc đề nghị trả lương thấp vì việc này, cá nhân họ cũng không muốn nhận việc.
Nhận được câu hỏi về lương trong khi phỏng vấn có đáng ngại hơn một chút so với email. Vì nếu không giỏi ăn nói hoặc tình trạng lương không thuận lợi, bạn cũng không thể tham khảo và sao chép ở đâu được câu trả lời hay ngay tại buổi phỏng vấn đang diễn ra. Đây là vài lựa chọn cho bạn trong tình huống này, hãy nói: “Lương bổng là thông tin tôi chỉ chia sẻ với nhân sự/ kế toán của mình” hoặc“Công ty hiện tại/ trước đây của tôi yêu cầu phải tuyệt đối bảo mật thông tin lương”. Hay bạn cũng có thể tránh trả lời lịch sử lương bằng cách chuyển hướng câu chuyện đến những gì mình quan tâm: “Dựa trên kinh nghiệm và quá trình tham khảo về các vị trí có cùng mức độ trách nhiệm và phạm vi ở [địa phương] thì tôi đang tìm kiếm mức lương trong khoảng […]”
Lưu ý, nếu có ý định nói rằng công ty yêu cầu giữ kín mức lương thì bạn phải đảm bảo đây là sự thực. Và chỉ nên xem kịch bản này là phương sách cuối cùng. Nhà tuyển dụng sẽ biết về các trách nhiệm cụ thể và ngân sách cho vị trí này rõ hơn bạn, nhưng đưa ra khoảng lương có thể giúp bạn tạm né câu chuyện lịch sử lương.
Bí quyết nhỏ về giọng điệu biểu đạt nguyện vọng: Cứng nhắc hay đòi hỏi sẽ không giúp cho quá trình đàm phán, nhưng yếu ớt, ấp úng hay quá phòng thủ cũng không tốt. Hãy thể hiện sự hào hứng và nhiệt tình của bạn trong suốt quá trình tuyển dụng.
Đôi khi nhà tuyển dụng của bạn rất kiên trì và thôi thúc bạn phải nói ra khi cảm thấy bản thân không còn lựa chọn khác. Vậy nếu mức lương hiện tại của bạn thấp thì cần chia sẻ thẳng thắn: “Lương trước đây của tôi thấp hơn mức thực tế thị trường là [số tiền], vì thế với kinh nghiệm, kỹ năng hiện có tôi đang tìm kiếm [phạm vi lương]”. Bằng cách này bạn cho biết rằng mình có mức lương thấp trong quá khứ, bạn biết thực tế này và sẽ không để điều đó xảy ra nữa.
Khi nói đến đàm phán lương, thực hành nhiều sẽ khiến mọi thứ dần tốt hơn. Tập nói ra thành lời và đừng ngần ngại sắp xếp câu lại theo cá tính, phong cách của bạn. Luyện tập đủ, trong những lần tiếp theo bạn sẽ không cảm thấy e dè khi gặp nhà tuyển dụng – người luôn có nhiều khả năng đào sâu lịch sử lương của bạn. Nhưng biết đâu bạn sẽ vui hơn khi nghe con số mà công ty sẵn sàng chi trả để mời bạn nhận việc.
Câu hỏi “Lương hiện tại là bao nhiêu” có phần khó đối diện hơn câu hỏi "Mức lương mong đợi" một chút, bởi vì cần thông tin cụ thể và xác thực. Nó dễ khiến chúng ta rơi vào tình trạng "nói sai sự thật" nếu như không sở hữu mức lương có lợi cho mục tiêu tìm việc mới. Nếu thường xem tin tức bạn sẽ biết, ở nhiều nước đã có luật cấm người phỏng vấn hỏi về lịch sử tiền lương của ứng viên nhằm ngăn chặn những hệ quả của tâm lý phân biệt giới tính, vùng miền, sắc tộc hoặc định kiến khi định mức trả công. Tuy vậy, luật lệ đặt ra vẫn không thể triệt để ngăn được một số nhà tuyển dụng ráo riết khai thác nhằm khám phá “con số” này. Tuy nhiên, sau tất cả, đừng quá lo lắng bởi bạn vẫn có thể vượt qua tình huống này dễ dàng hơn bằng cách vận dụng các lời khuyên chia sẻ trên đây.
Nguồn hình: Freepik
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: CareerViet.vn
Please sign in to perform this function