Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 31,450
Fintech là gì? Fintech được hiểu đơn giản là Công nghệ tài chính - giải pháp nâng cao chất lượng cho các phương pháp dịch vụ tài chính truyền thống. Hiện nay, có khá nhiều tranh cãi liên quan đến hiệu quả cũng như tính ứng dụng của công nghệ này đối với hoạt động tài chính tại Việt Nam. Đó là những vấn đề gì? Cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Fintech là gì? Fintech là tên viết tắt của từ Financial Technology có nghĩa là Công nghệ tài chính. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện chất lượng của các dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech hiện được dùng cho công nghệ lưu trữ dữ liệu tại các tổ chức tài chính thương mại với các hình thức như dịch vụ ngân hàng di động, đầu tư trực tuyến, ví điện tử…
Xem thêm: Team Leader là gì? Tố chất, kỹ năng cần có của một team leader
Tổng quan về Fintech (Nguồn: Internet)
Nếu như Fintech là công nghệ tài chính thì công ty Fintech chính là tên gọi chung cho những công ty xây dựng nền tảng tài chính số hoặc các tổ chức áp dụng kỹ thuật số, công nghệ vào hoạt động của họ.
Có thể bạn không biết rằng, Fintech đã đặt những nền móng đầu tiên trên thế giới vào những năm đầu 1800. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Fintech mới có những bước chuyển mình vĩ đại và bùng nổ như ngày nay. Tại Việt Nam, Fintech lần đầu tiên được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động vào năm 2008 với 9 công ty. Cho đến thời điểm cuối năm 2021, số công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam đã đạt đến con số 150 công ty.
Công nghệ tài chính Fintech đã có những đóng góp đáng kể đến cuộc sống của con người.
Xem thêm:
Vai trò của Fintech đối với kinh tế của Việt Nam những năm gần đây (Nguồn: Internet)
Phục vụ dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ
Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, tương tự như một chú robot có khả năng nhận diện, phân tích và cung cấp các dịch vụ tài chính. Điều này giúp đơn giản hóa trải nghiệm tài chính hiện đại và thay đổi thói quen tiêu dùng của người dùng từ truyền thống sang trực tuyến.
Ví dụ, cách đây hơn 10 năm, để chuyển tiền từ một tài khoản ngân hàng này sang tài khoản khác, người dùng phải đến quầy giao dịch ngân hàng. Nhưng bây giờ, chỉ cần thao tác trên điện thoại thông minh trong tích tắc. Ngoài ra, còn có rất nhiều dịch vụ khác có thể được thực hiện trực tuyến như thanh toán điện tử, cho vay, đầu tư chứng khoán…
Xem thêm
Phục vụ dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ (Nguồn: Internet)
Fintech cũng đang thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai
>>Xem thêm: Vai trò, công việc của CFO - Giám đốc Tài chính là gì?
Fintech cũng đang thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai (Nguồn: Internet)
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, Fintech đã cho ra đời khá nhiều sản phẩm ấn tượng.
Ví điện tử là hình thức đơn giản nhất, tác động tích cực nhất đến thói quen sử dụng tiền mặt của người dùng khi chi tiêu tài chính. Ví điện tử ra đời giúp việc chuyển nhận tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm hàng hóa trở nên đơn giản và tiện lợi do các hoạt động đều trực tuyến.
Một số ví điện tử thông dụng trên toàn thế giới như PayPal, Apple Pay, Venmo. Ở Việt Nam có một số loại ví điện tử như Momo, Zalopay, ShopeePay…
E-Banking là công cụ quản lý tài chính hiệu quả các giao dịch trên hệ thống Mobile-banking, Internet-banking, SMS-banking,... của ngân hàng. Dịch vụ này sẽ được cung cấp cho khách hàng thực hiện đăng ký và nhận thẻ ATM tại ngân hàng. Mọi hoạt động kiểm tra số dư, lịch sử giao dịch, chuyển tiền, thanh toán đều có thể thực hiện trên E-Banking. Khách hàng không cần mất thời gian di chuyển mà còn tăng tốc độ giao dịch cũng như bảo mật tài khoản. Sự ra đời của E-Banking là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác giữa hệ thống ngân hàng với- Fintech.
P2P Lending hay còn gọi là cho vay ngang hàng, là ứng dụng được xây dựng dựa trên thành quả của nền công nghệ số 4.0. Ứng dụng này cho phép người vay tiền kết nối trực tuyến với người cho vay mà không cần qua trung gian là ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.
P2P Lending mang đến cơ hội vay vốn lãi suất hấp dẫn cùng khả năng giải ngân nhanh cho khách hàng. Đây là cứu cánh tuyệt vời cho những cá nhân hay tổ chức gặp khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp. Một số công ty cho vay ngang hàng uy tín tại Việt Nam có thể kể đến như Vayonline247, Tinma…
Xem thêm: Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV
Tổng hợp sản phẩm chủ đạo của Fintech (Nguồn: Internet)
Nếu bạn là người ưa thích thị trường chứng khoán và đang đầu tư vào thị trường này thì đây là ứng dụng được tạo ra dành cho bạn. Ứng dụng đầu tư chứng khoán hỗ trợ người dùng thực hiện các giao dịch, theo dõi biến động thị trường và đưa ra các chỉ số phân tích giúp nhà đầu tư có quyết định phù hợp. Một số ứng dụng đầu tư chứng khoán mà bạn có thể biết như: VnDirect, Finhay, Infina…
Nhờ công nghệ tài chính Fintech mà việc quản lý tài chính cá nhân trở nên dễ dàng hơn thông qua ứng dụng quản lý ngân sách. Ứng dụng giúp người dùng theo dõi các khoản chi tiêu, thu nhập và hỗ trợ thiết lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả theo từng quãng thời gian. Một số app quản lý ngân sách tối ưu hiện nay như Money Lover, Spendee, MISA Money Keeper,…
Ứng dụng mua trước trả sau là hình thức mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng mua sắm mà không cần chi trả 100% chi phí trong một lần. Số tiền này sẽ được chia nhỏ thành nhiều lần theo từng chu kỳ theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Người dùng sẽ không mất bất kỳ chi phí nào nếu thanh toán đúng theo thời hạn quy định.
Tiền điện tử (Cryptocurrency) là loại tiền mã hóa phi tập trung và hiện vẫn không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan trung ương nào. Tiền được lưu trữ và giao dịch dựa trên các phần mềm hay ứng dụng di động và được thực hiện trên thiết bị smartphone hoặc máy tính.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận sự bảo vệ của loại tiền này theo khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, ở các nước lớn trên thế giới, tiền điện tử đã và đang trở thành phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị và đơn vị đo lường.
Một số công ty Fintech lớn nhất nhì Việt Nam, dĩ nhiên là đây đều là những công ty có thương hiệu và mức độ uy tín cao.
Momo, VNPay, ShopeePay, ZaloPay, Napas, ViettelPay, Moca, VinID, Finhay, Timo, TpBank, CAKE, JetPay, Epay,...
Sơ đồ các công ty Fintech tại Việt Nam vào năm 2021 (Nguồn: Internet)
Đối tượng chính của Fintech gồm có 3 bộ phận chính: Công ty Fintech, Định chế tài chính và Khách hàng cá nhân.
Công ty Fintech là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của công ty Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng hoặc các định chế tài chính.
Ví dụ: Ví điện tử momo, VNPay - Ví gia đình, Time, Zalo Pay, Shopee Pay v.v.
Công ty Fintech là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tài chính (Nguồn: Internet)
Định chế tài chính bao gồm các tổ chức như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, v.v. Đây là những tổ chức có vai trò quan trọng trong ngành tài chính.
Nhận thấy tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ trong tài chính, các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech. Đồng thời, chính các định chế này cũng đầu tư mạnh cho các hoạt động nghiên cứu nội bộ, giúp chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm lĩnh thị trường.
Khách hàng cá nhân là những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ tài chính nói chung. Với sự cạnh tranh của các ứng dụng công nghệ tài chính hiện nay, khách hàng chính là những người hưởng lợi nhiều nhất.
Khách hàng sử dụng ví điện tử thuộc các công ty tài chính, ngân hàng một cách phổ biến (Nguồn: Internet)
Thông qua khái niệm công nghệ tài chính Fintech là gì, chúng ta nhận thấy 3 giá trị mà công nghệ này mang lại cho cuộc sống con người:
Song song với những lợi ích mà Fintech mang lại, công nghệ vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn nhất định ở cả hai phía người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó:
Công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức:
Xem thêm: Học Tài chính - Ngân hàng ra làm gì? Có dễ xin việc khi ra trường không?
Khó khăn, thách thức mà Fintech Việt Nam phải đối mặt (Nguồn: Internet)
Fintech là một lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ thông tin và tài chính, đem lại nhiều tiện ích và cơ hội mới cho người dùng. Tuy nhiên, như bất kỳ lĩnh vực công nghệ nào khác, Fintech cũng mang theo những rủi ro liên quan đến an toàn dữ liệu và thông tin cá nhân, đặc biệt là trong việc xử lý giao dịch tài chính và thông tin nhạy cảm của người dùng.
Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực Fintech, các công ty Fintech cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân, bao gồm cả quy định về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư, và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế như Nghị định bảo mật dữ liệu chung của Liên minh châu u (GDPR) hoặc các quy định tương tự ở các quốc gia khác.
Tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, công nghệ an toàn cũng là một yếu tố quan trọng trong Fintech, bao gồm các biện pháp bảo mật kỹ thuật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố, kiểm tra an ninh mạng, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống, và giám sát liên tục để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động giả mạo, lừa đảo hoặc xâm nhập vào hệ thống.
Ngoài ra, người dùng cũng cần tự thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân của mình, chẳng hạn như không chia sẻ thông tin đăng nhập, mật khẩu hoặc thông tin tài khoản với người khác, sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi định kỳ, cập nhật phần mềm an toàn và tránh truy cập vào các liên kết đáng ngờ hoặc website không tin cậy.
Xem thêm:
Chất lượng dịch vụ khách hàng với sự phát triển của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Tại Việt Nam, thị trường Fintech trong thời gian qua chứng kiến sự phát triển lớn mạnh với số vốn lớn rót và thị trường tài chính cùng sự ra đời của hàng trăm công ty Startup hoạt động trong lĩnh vực này.
Hiện tại, điểm Fintech của Việt Nam đang xếp hạng thứ 70 của thế giới theo thông tin của bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021. Trong đó, Hà Nội và Hồ Chính Minh xếp thứ hạng lần lượt là 28 và 33 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là thành quả đáng tự hào đối với Việt Nam và là động lực để cố gắng nhiều hơn trong tương lai.
Khi nhắc đến các công ty Fintech tại Việt Nam, chúng ta không thể quên những cái tên như:
Xét về bản chất, Fintech không được sinh ra nhằm mục đích lừa đảo người dùng. Tuy nhiên, do thiếu sự kiểm soát về pháp lý và công nghệ nên một số đối tượng đang lợi dụng kẽ hở của Fintech để tiến hành lừa đảo khách hàng. Người dùng cần cẩn thận với những chiêu trò lừa đảo như: Tổ chức các khóa học, thu học phí cao nhưng không có giá trị thật; Cung cấp công cụ robot kém chất lượng nhằm lừa tiền người dùng; Kêu gọi thêm thành viên mới để nhận hoa hồng; Xây dựng các dự án ma với lợi nhuận siêu khủng.
Fintech blockchain cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu tiền, tài trợ thương mại, phòng chống rửa tiền, chống khủng bố, tín dụng tiêu dùng cực hiệu quả. Fintech blockchain được ví như cuốn sổ kế toán trong lĩnh vực kỹ thuật số thông qua hoạt động mã hóa dữ liệu để truyền tải mọi thông tin một cách an toàn.
Fintech hay còn gọi là công nghệ tài chính là một ngành học được đào tạo chính quy. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể trở thành chuyên gia trong công ty phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ tài chính, công ty phát triển công nghệ và phần mềm…
POS (Point of Sale) trong lĩnh vực Fintech là một thuật ngữ chỉ định điểm hoặc vị trí mà một giao dịch tài chính được thực hiện giữa người bán và người mua. Nó thường được sử dụng để chỉ các thiết bị hay hệ thống được sử dụng để chấp nhận thanh toán từ khách hàng tại điểm bán hàng (point of sale) - nơi mà giao dịch thực sự diễn ra.
Trên đây là thông tin liên quan đến Fintech là gì mà CareerViet muốn chia sẻ với bạn đọc. Fintech hiện là thị trường màu mỡ để phát triển trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về Fintech cũng như các vấn đề về nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến hãy tham khảo thêm các bài viết khác do CareerViet cung cấp.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tuyển nhân viên đóng gói tại Hà Nội | Tuyển dụng IT Hải Phòng | Tìm việc làm ở Quận Tân Bình
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function