Project Manager và những yêu cầu công việc khi ứng tuyển

Viewed: 59,861

 

Trong công ty, bạn thường nghe về vị trí Project Manager - quản lý dự án nhưng vẫn chưa biết trong thực tế  Project Manager là gì và một nhân sự cần có những yếu tố nào để đảm nhiệm được vị trí đó. Nhằm giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi chia sẻ chi tiết về công việc Project Manager ngay sau đây!

1. Vị trí Project Manager là gì?

Project Manager (PM) là người được công ty/doanh nghiệp chỉ định, giao nhiệm vụ lên kế hoạch, thực thi, đo lường kết quả dự án theo mục tiêu ban đầu.
Có thể hiểu nôm na, Project Manager là vị trí có sức ảnh hưởng đến sự chi phối công việc của các dự án. Nhiệm vụ chính của họ là lên kế hoạch, dự trù ngân sách, phân phối nhân lực, tài liệu,... từ khi chuẩn bị cho đến khi dự án hoàn thành.

Project Manager là gì?
Project Manager là gì?

Thêm vào đó, người đảm nhiệm vai trò này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án trước công ty/doanh nghiệp, đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng tiến độ, liên tục theo dõi, báo cáo và cập nhật tiến trình cho các  Leader Project.

2. Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager

2.1 Vai trò Project Manager là làm gì?

Trong một quy trình làm việc, công việc của Project Manager đóng vai trò như một người chủ trì, thực hiện lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh trong suốt quá trình dự án diễn ra. Họ đảm nhiệm vai trò phân chia công việc đến từng nhóm, cá nhân, theo dõi tiến độ, yêu cầu của dự án nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi nhất. Do đó, Project Manager được xem là một vị trí hết sức quan trọng trong các công ty.

2.2 Nhiệm vụ của Project Manager là làm gì?

Project Manager sẽ thực hiện giám sát tổng thể dự án về mọi mặt mà ít khi tham gia vào quá trình trực tiếp tạo ra kết quả. Họ phải đảm bảo các công cụ, kỹ thuật cần thiết có thể hoạt động tốt.

Đồng thời, quản lý dự án sẽ đảm nhiệm tuyển dụng, xây dựng các đội nhóm phù hợp với tính chất công việc và dự báo trước các rủi ro có thể gặp phải để chuẩn bị các phương án dự phòng.

Họ đóng vai trò là cầu nối để thực hiện các yêu cầu của ban giám đốc bằng cách phân chia nguồn lực, thời gian, công việc cho các bên liên quan. Do đó, một Project Manager giỏi có thể hiểu rõ tính cách của từng thành viên trong đội để duy trì mức độ thân thiết khi làm việc. Điều này sẽ cải thiện giao tiếp giữa hai bên và tăng cường mức độ hợp tác của người quản lý với nhóm.

Làm việc tập thể sẽ bao gồm bất đồng quan điểm và nhiều cuộc tranh cãi. Project Manager phải đảm bảo rằng dù có xung đột diễn ra nội bộ thì cũng phải tìm được cách giải quyết hợp lý để duy trì tiến độ dự án.

 

3. Mô tả chi tiết công việc của Project Manager

Sau khi tìm hiểu Project Manager là gì, ta đã biết được nhiệm vụ và vai trò mà người quản lý này đang nắm giữ. Họ phải theo dõi quá trình phát triển của dự án từ khi lên kế hoạch đến khi hoàn thành. Vậy, chi tiết những công việc của Project Manager là gì?

 

3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- Làm việc trực tiếp với các bên liên quan như lãnh đạo công ty, đối tác, khách hàng,... để thống nhất về yêu cầu, mục tiêu dự án.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, từ đó chia nhỏ thành các giai đoạn cũng như đề xuất các chương trình để các bên liên quan cùng phối hợp nhằm theo sát mục tiêu.

- Đảm bảo các thông tin, nguồn lực cần thiết để tối ưu dự án.

Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án
Project Manager làm gì? Lập kế hoạch dự án

3.2 Quản lý các bên liên quan đến dự án và quản lý nguồn lực

- Đóng vai trò là cầu nối, Project Manager cần đảm bảo luồng thông tin thông suốt, đồng bộ giữa các bên có liên quan (khách hàng, thành viên dự án,...).

- Phân bổ nhân sự, tài chính hợp lý cho các giai đoạn công việc, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất thêm hay cắt giảm nguồn lực để phù hợp với tình hình thực tế, tránh lãng phí.

- Phân chia công việc cho các cá nhân, đội nhóm phù hợp với thế mạnh của từng người.

- Thường xuyên tham gia các cuộc họp với khách hàng để nắm rõ nhu cầu của họ cũng như cập nhật thông tin, báo cáo tiến độ và xử lý các vướng mắc để tìm hướng giải quyết với các bên liên quan.

Project Manager quản lý nguồn lực con người
Project Manager quản lý nguồn lực con người

3.3 Quản lý ngân sách, chất lượng và tiến độ dự án

- Theo dõi sát sao các đầu mục công việc của dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

- Giám sát các khoản chi ngân sách, tối ưu chi phí và phát hiện kịp thời các dấu hiệu biển thủ, chiếm đoạt tài sản để xử lý kịp thời.

- Thực hiện đo lường, đánh giá hiệu quả dự án bằng các công cụ chuyên môn.

Project Manager dự trù và quản lý ngân sách
Project Manager dự trù và quản lý ngân sách

3.4 Quản lý những rủi ro, xung đột của dự án

- Là người đứng ra giải quyết chính, làm việc với các bên liên quan để đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề nếu có phát sinh xảy ra.

- Nếu vấn đề vượt tầm kiểm soát, cần báo cáo ngay lên cấp trên để xử lý.

- Cứng rắn, quyết đoán để đưa ra các quyết định cũng như mềm dẻo, khích lệ các thành viên làm việc với tinh thần thoải mái nhất để cùng hướng đến kết quả chung.

Project Manager quản lý rủi ro
Project Manager quản lý rủi ro

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí Project Manager

Để tuyển dụng Project Manager, các công ty thường đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, CareerViet đã tổng hợp và lọc ra một số tiêu chí chung sau đây bạn có thể tham khảo:

- Tốt nghiệp trình độ đại học hoặc sau đại học với chuyên ngành liên quan.
- Tiếng Anh 4 kỹ năng tốt.
- Ưu tiên ứng viên có trên 3 năm kinh nghiệm.
- Hiểu rõ các nghiệp vụ chuyên môn của ngành nghề.
- Đã từng “thực chiến” nhiều dự án và đạt được thành tích nổi bật.
- Kỹ năng định hướng, lãnh đạo, giao tiếp tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ, dám đương đầu với thách thức.
- …

Tuyển dụng Project Manager tại CareerViet
Tuyển dụng Project Manager tại CareerViet

5. Những kỹ năng cần có để trở thành một Project Manager giỏi

5.1 Kỹ năng lãnh đạo

Về bản chất, trong thực tế, vị trí Project Manager chính là người đứng đầu dự án, chịu trách nhiệm cho việc hoạch định, định hướng và lãnh đạo dự án đi theo đúng kế hoạch đã đề ra theo từng giai đoạn cụ thể.

5.2 Kỹ năng tổ chức/hoạch định

Trong một dự án, người được chọn là Project Manager bắt buộc phải có kỹ năng lập kế hoạch bởi đây được xem là công việc chính. Các bản kế hoạch này được tạo nên căn cứ vào mục tiêu chính, tổng thể, từ đó sẽ phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn tương ứng với các công việc cụ thể ở từng giai đoạn. 

Một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết, đúng hướng và phù hợp với điều kiện thực tế sẽ giúp cho quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy, suôn sẻ hơn và rút ngắn con đường tiến đến điểm đích. Đây được xem là nền tảng quan trọng, chi phối đến toàn bộ dự án cũng như kết quả cuối cùng của công việc.

5.3 Kỹ năng giao tiếp

Ngoài lãnh đạo, tổ chức, một Project Manager giỏi cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Nếu trước giờ bạn thường suy nghĩ: “Chỉ cần giỏi chuyên môn là được!” thì đó là quan niệm sai lầm. 

Trong công việc, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến yếu tố thành công của dự án cũng như sự thăng tiến trong tương lai. Project Manager được xem là một vị trí cấp cao, thường xuyên làm việc với đối tác, khách hàng, ban giám đốc, nhân viên cấp dưới,... Họ là người trình bày kế hoạch, dẫn dắt vấn đề, thuyết phục, phản biện,... nên việc ăn nói lưu loát, trôi chảy, logic, hợp hoàn cảnh là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, với thế mạnh trong giao tiếp, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt trước mọi người, đặc biệt là quản lý cấp cao trong công ty và sẽ được đánh giá là người khôn ngoan, dẫn đến có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai hơn.

5.4 Kỹ năng quản lý rủi ro

Cuối cùng, nếu bạn đã hoặc đang có mong muốn trở thành một Project Manager giỏi thì đừng quên rèn luyện thêm kỹ năng quản lý rủi ro. Trong thực tế, công việc không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch ban đầu hay cụ thể hơn là sẽ có vô vàn những lý do chủ quan và khách hàng tác động làm trễ hay thay đổi một phần kế hoạch ban đầu của dự án.

Khi đó, Project Manager phải linh hoạt, có tư duy, tầm nhìn, dự đoán trước những rủi ro để chuẩn bị nhiều phương án dự phòng, kịp thời khắc phục sự cố để đưa tiến trình công việc trở về nhịp độ ổn định.

6. Lộ trình trở thành Project Manager

Nếu bạn đang hướng đến mục tiêu quản lý các dự án thì đây là lộ trình trở thành Project Manager bạn có thể tham khảo

6.1 Hoàn chỉnh những kỹ năng thiết yếu

Chi tiết về kỹ năng của một người Project Manager giỏi đã được liệt kê ở phần trước, và bạn có thể nâng cao kinh nghiệm của mình ở những mục đó. Nếu bạn đã từng lập kế hoạch, lên lịch trình sự kiện, theo dõi tiến độ một chương trình thì bạn đang rèn giũa kỹ năng quản lý của mình đấy.

Những kinh nghiệm trong quá khứ có thể góp phần giúp bạn hoàn chỉnh khả năng làm việc trong tương lai ở vị trí Project Manager

6.2 Tăng vốn kinh nghiệm quản lý dự án

Nếu bạn mong muốn có nhiều kinh nghiệm hơn trong một lĩnh vực nào đó, cách nhanh nhất đó chính là tham gia nhiều hoạt động. Hãy xông pha tìm kiếm cơ hội trong công việc hiện tại của bạn. Dù là ở ngành nghề nào cũng sẽ có những đầu mục cần được hoàn thành. Khi đó, bạn có thể đưa ra ý tưởng quản lý hoặc xung phong đảm nhiệm công việc để làm dày kinh nghiệm quản lý của mình.

6.3 Học các chứng chỉ đào tạo quản lý

Bạn có thể nâng cao vốn kiến thức chuyên môn trong việc quản lý thông qua việc học các chứng chỉ đào tạo. Ngoài việc “thực chiến” và tham dự các buổi workshop về cách quản lý, bạn có thể đăng ký các khóa học liên quan ở trung tâm hoặc qua các trang dạy học trực tuyến như Google.

6.4 Nâng cấp thư ứng tuyển vị trí Project Manager

Nếu đã nắm được những kỹ năng quan trọng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn cần thể hiện kiến thức của mình vào thư ứng tuyển.

Hãy xem xét danh sách công việc ở vị trí bạn đang ứng tuyển và tìm hiểu nhà tuyển dụng mong muốn điều gì ở một ứng cử viên. Đó sẽ là những mục tiêu mà bạn nên cải thiện trong tương lai.

Tiếp đó, hãy làm nổi bật thư ứng tuyển của mình bằng những chứng chỉ và kỹ năng. Nêu lại những công việc mà bạn đảm nhận trước đây có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển và nhấn mạnh những kết quả bạn đã đạt được trong quá trình làm việc là gì.

Lộ trình trở thành Project Manager là gì?

Lộ trình trở thành Project Manager là gì? (Nguồn: Internet)

Mở rộng cơ hội

Bạn có thể mở rộng những ngành nghề mà mình có thể tiếp cận như:

  • Associate project manager
  • Program Manager
  • Director Of Construction
  • Director Of Operations
  • Operations associate

7. Mức lương Project Manager

Nếu bạn đã đủ kinh nghiệm, kỹ năng để tự tin trở thành một Project Manager thì mức lương sẽ cải thiện đáng kể đấy! Hiện nay, mức lương trung bình của một Project Manager dao động từ 1000$ - 3000$, cao nhất có thể lên đến 5000$. Con số chính xác thường phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề cũng như chính bản thân bạn.

Mức lương Project Manager là bao nhiêu?
Mức lương Project Manager là bao nhiêu?

8. Cơ hội thăng tiến của Project Manager

Một lần nữa, chúng tôi xin nhắc lại, Project Manager là vị trí cấp cao trong công ty và không phải ai cũng có thể đảm nhận được.

Sau khi ra trường, ít nhất bạn phải làm 4 – 5 năm trong nghề, “thực chiến” nhiều dự án thì mới đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và tầm nhìn vĩ mô để đảm nhận chức vụ này. 

Lấy một ví dụ cụ thể, tại CareerViet có rất nhiều cơ hội việc làm Project Manager ở mảng xây dựng. Ban đầu, một bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm vị trí Kỹ thuật công trình, sau đó là Quản lý công trình và tiếp đến là Quản lý dự án (Project Manager). 

Tuy đây là công việc đầy thách thức nhưng cũng không thiếu những cơ hội. Nếu năng lực của bạn tốt, thực hiện thành công nhiều dự án được lãnh đạo công ty công nhận thì khả năng thăng tiến trong công việc lên các vị trí cao hơn là Giám đốc dự án hay Giám đốc điều hành là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, hãy liên tục học hỏi kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng làm việc bạn nhé!

Tìm việc ngay tại CareerViet
Tìm việc ngay tại CareerViet

Một số câu hỏi liên quan đến Project Manager là gì

Project Manager là gì?

Project Manager, gọi tắt là PM, là người quản lý dự án. Họ sẽ lên kế hoạch, timeline, ngân sách, theo dõi dự án, giải quyết sự cố nhằm đảm bảo chất lượng của dự án.

Project Manager cần làm những gì?

Nhiệm vụ của Project Manager là quản lý một dự án. Họ phải đảm bảo mình có thể đánh giá số liệu để lên kế hoạch dự án trước khi chuyển khai. Đồng thời, PM phải có kiến thức về cách lập ngân sách, quản trị rủi ro, kỹ năng giao tiếp và giữ mối quan hệ tốt với các bên, sự quyết đoán, cách quản lý thời gian và giải quyết mâu thuẫn.

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp cho bạn hiểu được chi tiết Project Manager là gì cũng như công việc của Project Manager cần thực hiện. 

Hiện tại, trên website của CareerViet : https://CareerViet.vn/ đang có rất nhiều việc làm Project Manager ở các công ty lớn với mức lương hấp dẫn, vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm kiếm công việc thì tham khảo ngay nhé! Đừng quên liên lạc với chúng tôi thông qua hotline hay chat box để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Cuối cùng, CareerViet xin chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Thực tập sinh C&B | Tuyển dụng Vsip 1 | Tìm việc làm phổ thông tại Hải Phòng mới nhất

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM
CÔNG TY TNHH HISENSE VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BVBank - Ngân hàng Bản Việt
BVBank - Ngân hàng Bản Việt

Salary : Competitive

Dak Nông | Thai Nguyen

Viet Thai International
Viet Thai International

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng
Công ty TNHH Dược Phẩm Thú y Thịnh Vượng

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DANCO

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Salary : Competitive

Ha Noi

Alphanam Group
Alphanam Group

Salary : 18 Mil - 23 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CUỘC SỐNG
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CUỘC SỐNG

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần A25 Hotel
Công Ty Cổ Phần A25 Hotel

Salary : 20 Mil - 34 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Levinci
Công ty TNHH Levinci

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : 23 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Salary : 30 Mil - 45 Mil VND

Ha Noi

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary : Competitive

Ba Ria-VT

CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING
CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH 4M F&B
CÔNG TY TNHH 4M F&B

Salary : 30 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : Up to 1,500 USD

Hung Yen

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Hung Yen

Công ty TNHH Nesta
Công ty TNHH Nesta

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Hung Yen

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh | Dong Nai

Circle K Việt Nam
Circle K Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Vanity Aesthetics & Beauty Clinic
Vanity Aesthetics & Beauty Clinic

Salary : Over 25 Mil VND

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

Hạch toán là gì? Đặc điểm và phân loại hạch toán phổ biến
Tìm hiểu hạch toán là gì, các loại hạch toán phổ biến và cách áp dụng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bài viết chi tiết dành cho sinh viên và người làm kế toán.
Thạc sĩ là gì? Điều kiện học và chi phí thi bằng thạc sĩ
Thạc sĩ là gì và giá trị ra sao? Cùng tìm hiểu về chương trình thạc sĩ, yêu cầu, các chuyên ngành, cũng như những lợi ích mà bằng thạc sĩ mang lại cho sự nghiệp
Ngành tâm lý học tội phạm là gì? Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Khám phá ngành tâm lý học tội phạm, những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cùng cơ hội nghề nghiệp. Đây là lĩnh vực đầy triển vọng cho người yêu thích tâm lý học
Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khủng
Tìm hiểu lập trình game là gì, các bước cơ bản, kỹ năng, công cụ và cơ hội nghề nghiệp trong ngành lập trình game. Cách trở thành lập trình viên game chuyên nghiệp!
Khái niệm quản trị học là gì? Vai trò và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu khái niệm quản trị học, vai trò và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp. Cách quản trị giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát triển tổ chức.
Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback