Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,476
Các cháu học sinh tiểu học trong giờ ăn (học bán trú) |
Chất lượng bị thả nổi
Với kỳ vọng "đổi đời cho thế hệ F1", các ông bố, bà mẹ luôn chăm chút cho con từng miếng ăn đến giấc ngủ. Nhưng không ít trẻ đi học đang phải ăn những bữa thiếu chất, không đảm bảo vệ sinh.
Những gì đang diễn ra trong bữa ăn hàng ngày của học sinh ở trường, ban giám hiệu đều biết, nhưng làm ngơ. Điều đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta đang đánh mất "cơ hội vàng" để nòi giống người VN thoát khỏi hình ảnh "thấp bé, nhẹ cân".
Bữa ăn trưa tại các trường bán trú (TBT) lâu nay đã có nhiều lời cảnh báo kém chất lượng, chưa đảm bảo VSATTP. Trước tình hình giá thực phẩm tăng cao, bữa ăn của học sinh (HS) đang ngày một "teo", đã ảnh hưởng phần nào lớn đến sự phát triển của trẻ và còn là nguy cơ gây suy dinh dưỡng cho trẻ.
Bữa ăn quá đạm bạc
Chị Nga có con học Trường THPT Lômônôxốp nói: "Tôi thật sự lo lắng về bữa ăn trưa của con. Trước tình hình giá lương thực, thực phẩm tăng cao, các phụ huynh đều vui lòng đóng thêm tiền ăn cho con, song vẫn nghe con than phiền: Một suất cơm chỉ có 2-3 miếng thịt rang mỏng tang, ít canh dưa loãng toẹt và một ít muối vừng. Sợ con đói, hàng ngày tôi phải cho con mang thêm bánh, sữa, ruốc... đến trường để ăn thêm...". Một HS của trường than thở: "Bọn con gái đứa nào cũng bỏ lại nửa suất cơm. Có đứa ăn qua loa rồi chạy xuống căngtin ăn thêm bát mì...".
Đến thầy cô giáo của trường cũng phải thừa nhận "không thể ăn nổi suất cơm của HS". Rất nhiều phụ huynh đã phản ánh về bữa ăn của HS quá dở đến ban giám hiệu, song đều nhận được câu trả lời do giá thực phẩm tăng và hứa sẽ cố gắng nâng cao chất lượng bữa ăn, mong muốn các phụ huynh thông cảm. Tưởng rằng, sự cố gắng của nhà trường sẽ dần được cải thiện, nhưng bữa ăn của HS vẫn chẳng mấy khả quan hơn. Chỉ thấy rằng, sau mỗi bữa ăn của gần 3.000 HS của trường này là những thùng chứa cơm canh thừa của HS bỏ ăn được chuyển xuống nhà bếp.
Đi học - sút cân
Đây là mối lo lắng thường trực của các bà mẹ có con gầy còm, lười ăn. Chị Hải Yến, có con học lớp 1 Trường Quang Trung kể: Cháu lười ăn chỉ nặng có 20kg, đi học được hết học kỳ 1 thì tụt 1 cân, vì bữa trưa ở trường, cháu ăn rất ít. Cháu kể có hôm chỉ ăn cơm không, vì thịt dai hoặc đậu phụ chua... Những gia đình có con học PTCS, THPT thì luôn sợ hãi khi nghe con nói do buổi trưa ăn ít, buổi chiều giờ tập thể dục chạy được một tí thì hoa mắt, chóng mặt, có lần ngất xỉu. "Tội nghiệp lắm, buổi chiều vừa đón con là phải có hộp sữa, từ đó cho đến lúc đi ngủ là ăn liên tục để lấy năng lượng cho hôm sau. Nghe con nói, nước canh rau luộc ở trường nhạt hơn cả nước lọc chẳng ngon bằng canh mẹ nấu ở nhà, mà thấy xót xa quá..." - chị Yến than thở.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi suất ăn như hiện nay của HS chỉ cung cấp từ 800-1.000kcal, trong khi nhu cầu năng lượng của trẻ trai từ 13-15 tuổi là 2.500kcal và 16-18 tuổi là 2.700kcal, trong khi nhu cầu năng lượng của người trưởng thành lao động nhẹ chỉ là 2.200kcal. Với bữa ăn như thế thì khó lòng có thể gọi đó là bữa ăn đủ chất, đủ năng lượng.
Bữa ăn ở TBT đang thật sự bị thả nổi về chất lượng dinh dưỡng. Như hiện nay, mỗi trường có một thực đơn và thực đơn đó không dựa trên bất cứ tiêu chí nào về năng lượng, mà chỉ là có cái để ăn. Những đứa trẻ đang ở độ tuổi tốt nhất cho phát triển thể lực cần ưu tiên đặc biệt về dinh dưỡng hiện đang bị "đói" năng lượng và không ít trẻ cận kề với nguy cơ suy dinh dưỡng.
Nguồn: Theo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này