Hành "nghề" học giả

Lượt xem: 12,490

Chuyện “học thuê, thuê học” thường xảy ra ở những lớp tại chức như thế này. Ảnh: Nguyễn Thắm

Ra trường rốt cuộc cũng chỉ cần có tấm bằng, nhiều người học xem nhẹ việc đến lớp nghe giảng. Từ nhu cầu của một bộ phận “ham chơi quên học” đã xuất hiện đội ngũ sẵn sàng đi học mướn lấy tiền.


“Thuê học” như…đi chợ

Gặp được T.P (ĐHSPHN), thành viên của một nhóm môi giới “học thuê”, tôi ngỏ ý muốn tìm một người đi học thay mình lí do: “Dạo này mê làm thêm kiếm tiền mà thầy cô thì điểm danh ghê quá...”. Như chỉ chờ đợi có thế, T.P kéo tôi ra một góc sân vắng người, nói nhỏ: “Cần người đi học chứ gì? Chuyện đó dễ thôi. Chỉ cần nói tên, địa chỉ trường, phòng học và lịch các môn. Phần còn lại cứ để bọn tớ”.

“Yên tâm đi, đảm bảo chép bài, làm bài kiểm tra đầy đủ. Nhưng phải sòng phẳng, mỗi buổi 30000đ, hết tuần trả tiền ngay”, T.P hứa hẹn.

T.P còn cho biết thêm: “Chẳng hiểu sao bây giờ bọn SV lại ngại học đến thế. Ngày nào cũng có người đến đặt vấn đề “đi học hộ”.

Đối tượng thuê học nhiều nhất vẫn là SV các lớp tại chức, những người luôn vướng mắc với công việc và lúc nào cũng rủng rỉnh tiền nong. Người đi học thuê thì đủ mọi thành phần từ trung cấp, cao đẳng đến đại học thậm chí cả những người vốn chẳng phải là SV cũng “tranh thủ”.

Lí do để phải thuê học thì có nhiều: bận rộn với công việc, “chạy sô” nhiều trường nên không có đủ thời gian, thậm chí là “học nhiều thấy chán, đi chơi cho sướng”...

Hành "nghề" học giả

Từ nhu cầu của một bộ phận “ham chơi quên học” đã xuất hiện đội ngũ sẵn sàng đi học mướn lấy tiền. Với cái giá phổ biến từ 25-30 nghìn đồng/buổi, thu nhập từ nghề "học thuê" cũng chẳng kém gì nghề gia sư hay những công việc mà SV vẫn thường làm.

Mai Hương (Đại học Ngoại thương) hiện đang làm nhân viên PR cho một công ty nước ngoài. Công việc đúng chuyên môn, mức lương lại hấp dẫn khiến Hương “mê tít”. Thỉnh thoảng lại một đợt đi xa, thành ra cứ triền miên nghỉ học. Đang lo lắng trước nguy cơ bị “miễn thi” thì Hương được cô bạn giới thiệu cho một SV sư phạm, người có thể sẵn sàng đi học thay. Vậy là ngay buổi học hôm sau, cô bạn học sư phạm kia sáng ở ĐH Sư phạm, chiều nhập vai Hương sang ĐH Ngoại thương.

Thu Huyền (Đại học Thăng Long) đã có thâm niên hai năm học thuê thì chẳng ngần ngại kể: “Mỗi tháng chạy lăng xăng cũng được khoảng 400-500 nghìn. Ngày trước, mình cũng tìm đến vài trung tâm việc làm để nộp hồ sơ nhưng bị lừa mãi rồi cũng thấy sợ. Những ngày đầu đi học thuê cũng ngại lắm. Thầy gọi phát biểu, cả lớp quay xuống nhìn, cũng không ít người bĩu môi khinh bỉ. Nhưng rồi cũng quen hết”.

Khóc, cười chuyện “học thuê, thuê học”

K. SV tại chức “chạy sô” liền lúc 3 trường và học cũng chỉ để “sưu tập” bằng cấp. Không đủ sức để chạy theo lịch học dày đặc nên chỉ “bám” được một trường. Hai trường còn lại đành phải “thuê người đi học” theo kiểu “hợp đồng trọn gói”, thường là cả học kì 5 tháng luôn. Khổ một nỗi, chỉ có thể thuê người đi học, còn thi cuối kì thì phải…tự thân vận động. Thế là tiền mất mà cái bằng thì chật vật mãi mà vẫn không lấy được.

Gặp lại Mai Hương vào dịp thi học kì, thấy cô bạn sụt sùi: “Mình lại phải “chậm” một năm rồi. Nghỉ học nhiều quá nên kì 6 vừa rồi có tới 3 môn không qua được”.

Người “thuê học” tiền mất mà vẫn chẳng “nên cơm nên cháo”. Còn người “học thuê” thì cũng “dở khóc dở cười” không kém. Trần Hà (Đại học Văn hóa) kể về “hợp đồng đi học 3 tháng” cho một SV Bách khoa: “Mình là dân khối xã hội lại phải đi học cho người ở khối tự nhiên - kĩ thuật. Thành thử ra những lời thầy giảng cứ như “đấm vào tai” ấy. Hôm nào “dính” kiểm tra thì khổ lắm, bị trừ lương, thậm chí còn bị “cắt đứt hợp đồng” giữa chừng là chuyện thường”.

Còn Huyền thì ngậm ngùi kể về một kỉ niệm trong đời “học thuê” của mình: “Thường thì các hợp đồng học thuê đều trót lọt. Các lớp tại chức thường có đông SV, từ 100-120 người nên khó bị phát hiện lắm. Nhưng một lần đi học bên ĐH Thương mại, gặp đúng hôm Phòng Chính trị và Công tác SV đi điểm danh, thế là bị tóm cổ, phải xin mãi mới được tha".

Đã nghe nhiều việc SV giờ lười đến giảng đường, đi học chỉ để điểm danh, nay lại thêm việc "thuê học". Không biết khi ra trường, những SV này có thể làm tốt công việc của mình được không khi mà thời đi học, việc đến giảng đường của họ luôn phập phù như thế? 

Nguồn: Theo VietNamNet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Bạc Liêu | Tiền Giang | Bến Tre

CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED
CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN SPEED

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Long An

Newtecons
Newtecons

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bangkok

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam

Lương : 50 Tr - 65 Tr VND

Hà Nội

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC
VIETNAM AMERICAN OIL TOOLS., JSC

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 60 Tr - 90 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BẮC SÀI GÒN

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Fubon Insurance
Fubon Insurance

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT
Công Ty Cổ Phần Thiết Bị TAT

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam - TRUNGNAM GROUP

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Ninh Thuận | Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback