Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,535
Ảnh minh họa |
Ngân sách dành cho xây trường cũng bị cắt xén để làm những việc khác.
"Sáng kiến" nhân rộng
"Sáng kiến" lấy trường tiểu học đã xuống cấp để làm trường THPT không chỉ có ở thị xã Tân An.
Từ năm 2001, Trường THPT bán công Gò Đen (huyện Bến Lức) do có nguy cơ bị sập, nên được dời đến cơ sở cũ của Trường Tiểu học Gò Đen khi trường này có cơ sở mới. Đó là dãy nhà cấp 4 được xây dựng từ năm...1903, các bức tường (tô bằng vôi) giờ đụng tới là bong ra từng mảng. Các kết cấu chịu lực bằng gỗ nhiều chỗ mục, gãy. Có lớp phải chống đỡ 2 cây cột tạm ở giữa lớp mới không bị sập. Những ngôi trường có tuổi 50 - 70, thậm chí hơn 100 (như Trường THCS Nhựt Tảo, Trường THPT bán công Gò Đen) nay có nguy cơ bị sập là điều dễ hiểu.
Thế nhưng có những ngôi trường mới xây hơn 10 năm, thậm chí 3 năm cũng có nguy cơ bị sập. Điển hình là Trường THCS Trần Phú đã kể ở trên. Ngôi trường mới đưa vào sử dụng từ năm học 1990 - 1991, sử dụng được hơn 10 năm đã bị cảnh báo có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Kỳ lạ hơn, Trường Tiểu học Mỹ Bình (xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ) mới đưa vào sử dụng chưa tới 3 năm mà cũng "lo" chuyện "sụp, sập". Những tấm phông trần, những thanh sắt trần có thể rớt xuống đầu HS bất cứ lúc nào.
Có phải tỉnh quá nghèo, ngân sách dành cho giáo dục quá eo hẹp? Hoàn toàn không phải như vậy! Ở Long An hiện có rất nhiều điểm trường mới xây khang trang, nhưng không có HS để dạy. Chỉ riêng huyện Tân Hưng đã có 8 điểm trường (23 phòng học) xây xong, không đủ HS, phải xóa điểm, trường lớp dùng làm nhà kho...
Đã 2 năm qua, điểm trường Hưng Thạnh (xã Hưng Thạnh) trở thành kho chứa lúa gạo, nuôi trăn, chứa máy móc thiết bị của người dân xung quanh. Ở nhiều điểm trường khác, số phòng học được sử dụng chưa tới 50%, như điểm trường Tiền Giang (ấp Cả Bát, xã Vĩnh Thạnh) chỉ có 4 trong 9 phòng học có HS, số còn lại là phòng trống...
Cắt xén ngân sách dành cho xây trường học
Ngoài nguồn ngân sách trung ương đầu tư cho giáo dục, tỉnh Long An còn có nguồn thu từ xổ số kiến thiết (XSKT) 290 tỉ đồng/năm. Thông tư 107/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20.11.2006 "Hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2007" ghi: "... Sử dụng toàn bộ nguồn thu này (từ XSKT) để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư các công trình về giáo dục, y tế; không sử dụng nguồn thu này vào mục đích khác".
Thực tế trong năm tài chính 2007, hai ngành giáo dục và y tế được nhận phần rất khiêm tốn từ số tiền 290 tỉ đồng của XSKT. Dự toán thu chi ngân sách năm 2008 cũng tương tự như thế, mặc dù ngày 3.12.2007, HĐND tỉnh đã có ý kiến: "Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh (...) bố trí vốn XSKT đúng theo tinh thần QĐ 151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ". Trong số 290 tỉ đồng từ nguồn thu XSKT đầu tư XDCB năm 2008, ngành giáo dục được phân bổ 52 tỉ đồng, còn y tế 25 tỉ đồng. Trong đó, không thấy hạng mục các "trường chờ sập" của bài viết này.
Một vị lãnh đạo tỉnh cho biết, từ năm 2009 địa phương sẽ không còn có thể "vận dụng" phân bổ tùy tiện nguồn thu từ XSKT, bởi trung ương đã có quy định phải dành 100% nguồn vốn này cho giáo dục và y tế. Như vậy, có thể sau đó vài năm (thời gian cần cho xây dựng trường mới) hàng ngàn HS ở Long An mới thoát được cảnh "ngồi học dưới bóng tử thần".
Nguồn: Theo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này