Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,637
Có chuyện gì ám muội ở động từ quá mạnh này? Xin thưa không! Đây chỉ là cách nói vui của các bạn muốn tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng Anh bằng cách tìm đến những điểm du lịch có nhiều khách nước ngoài và bắt chuyện.
Muôn nẻo "bắt" Tây
Phương Lan, sinh viên (SV) năm cuối Học viện Báo chí tuyên truyền, giắt lưng tờ chứng chỉ Anh ngữ TOEFL quốc tế 573 điểm - số điểm đủ để nộp đơn nhập học ở các nước châu Âu. Nghe, viết và ngữ pháp thì tạm ổn, nhưng giao tiếp thì Phương tự nhận thấy là rất tệ! Ngoài mấy câu giao tiếp thông thường, nói chuyện sâu hơn một chút thì Phương chào thua. Quyết tâm cải thiện tình hình, Phương lên website giới thiệu về du lịch thế giới www.travoogle.com, gửi một bài viết có tiêu đề khá ấn tượng: "Du lịch vòng quanh Hà Nội - thủ đô Việt
Vũ Long, SV năm cuối Đại học Xây dựng Hà Nội thì chọn cách phổ biến hơn cả trong cánh học sinh, sinh viên: tìm tới những nơi danh lam thắng cảnh mà du khách nước ngoài thường lui tới như hồ Hoàn Kiếm, Quốc Tử Giám, viện bảo tàng... Hầu hết khách nước ngoài tại những nơi này là dân du lịch ba-lô - những người có thời gian không gò bó và thường rất háo hức tìm hiểu nơi họ đến thông qua cuộc sống thường nhật và người bản địa. Long bảo: "Mùa hè là mùa du lịch đã đành. Mùa đông Việt
Những kinh nghiệm... đau thương
Sau vài lần "bắt chuyện với Tây" không thành, Nguyệt Ánh, cựu SV Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội mới rút ra quy tắc đầu tiên: Kiên trì! Và nhất là đừng bắt chuyện với những người đang đi, lúc đó họ không sẵn sàng nói chuyện với mình. Tốt nhất là nên chọn ai đang ngồi ngắm cảnh, xem bản đồ hay đọc sách hướng dẫn du lịch - những người này sẵn sàng bắt chuyện hơn nhiều. Người này không chịu nói chuyện với mình thì bỏ qua và tìm người khác, không được vội nản.
Sự khác biệt về văn hóa lắm khi cũng đem lại nhiều chuyện hiểu lầm tai hại. Huyền, bạn gái cùng lớp Nguyệt Ánh hồi năm thứ nhất cũng lang thang ra hồ Gươm, gặp một ông người Úc khoảng hơn 30 tuổi. Huyền: "Hello". Khách chào lại vui vẻ: "Hello". Huyền: "Where do you go?" (Anh đi đâu đấy?). Khách khựng lại nhìn và lắc đầu liên tục rồi... đi thẳng! Sau chuyện này Huyền rút ra kinh nghiệm nên mở đầu câu chuyện bằng những câu hỏi kiểu như: "Anh thấy nơi này thế nào?", "Anh đã đi thăm những đâu ở đất nước tôi?", "Có điều gì làm anh không thích ở đây?" . Nên đặc biệt tránh các câu hỏi về tôn giáo hay chính trị. Huyền cũng nhấn mạnh: "Dân Tây ba-lô ăn mặc khá xuềnh xoàng, thoải mái. Nhưng mình là người đi bắt chuyện thì phải ăn mặc lịch sự, đàng hoàng để tạo niềm tin cho người ta. Ăn mặc cẩu thả, nói năng lóng ngóng mất tự tin thì thất bại là cầm chắc".
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
"Có nói chuyện bằng ngoại ngữ mới thấy mình nói sai rất nhiều" - Vũ Long (ĐH Xây dựng Hà Nội) kể: "Có lần ở đền Ngọc Sơn, mình kể cho một cặp vợ chồng người
Ở Hà Nội, Phương
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này