Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,099
(NLĐO) - Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất quy định các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo Điều 36 Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
- Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
+Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
+ Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
- Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều 36 Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cụ thể, theo Điều 43 Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Người lao động được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận thời gian điều trị phải nghỉ việc và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;
+ Bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;
+ Bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
+ Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, có thể thấy so với quy định hiện hành tại Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bổ sung thêm các trường hợp như bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định điểm c khoản 1 Điều 43 Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
Cụ thể tại Điều Điều 74 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi quy định về BHXH một lần như sau:
(1) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH;
Trường hợp người lao động không hưởng BHXH một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 22 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi.
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS hoặc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế;
- Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
**Phương án 1:
- Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.
**Phương án 2:
- Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng chế độ BHXH.
- Trường hợp đối tượng quy định tại điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không thuộc diện tham gia BHXH buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
(2) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã chấm dứt tham gia BHXH mà có đề nghị thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH;
- Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, AIDS hoặc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế;
- Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
- Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
(3) Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH và không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 74 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần.
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm.
(4) Thời điểm tính hưởng BHXH một lần là thời điểm cơ quan BHXH ban hành quyết định hưởng BHXH một lần.
(5) Trường hợp người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 và các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 74 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu vừa đủ điều kiện hưởng BHXH một lần thì người lao động được lựa chọn hưởng lương hưu hằng tháng hoặc BHXH một lần.
(6) Trường hợp tại thời điểm cơ quan BHXH ban hành quyết định hưởng BHXH một lần mà không có thông tin về việc người lao động vi phạm về điều kiện hưởng tại điểm đ khoản 1 Điều 74 Dự thảo Luật BHXH sửa đổi thì phải hoàn trả số tiền hưởng không đúng.
Nguồn: Người lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này