Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 59,597
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Dù bạn có định hướng làm designer, developer hay merchandiser thì CV xin việc của bạn vẫn phải xóa ngay những từ này để lọt mắt xanh của các nhà tuyển dụng
Theo bà Mary Lorenz, quản lý truyền thông tại trang tuyển dụng CareerViet danh tiếng, một trong số những vấn đề dễ gặp nhất là việc lạm dụng những từ thừa thãi trong CV. Những từ ngữ này tưởng như nhỏ bé nhưng sự xuất hiện của chúng sẽ khiến bản CV của bạn trở nên vô nghĩa dần đều.
Hơn nữa, chúng cũng không giúp bạn trở nên khác biệt trong mắt nhà tuyển dụng giữa hàng trăm ứng viên sáng giá khác, chưa nói đến việc rất có thể chúng sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy quá mất thời gian vào việc đọc CV của bạn và muốn bỏ qua ngay lập tức.
Thay vào đó, Lorenz gợi ý các ứng viên xin việc nên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện chứ không phải nói ra miệng: "Tránh lạm dụng các từ phổ biến trong CV có thể giúp các ứng viên truyền tải thông điệp hiệu quả và vì thế sẽ trở nên nổi bật hơn".
Hãy luôn tâm niệm trong đầu về một bản CV "sạch sẽ". Sự sạch sẽ này không đến từ việc chọn màu giấy hay phông chữ, mà nó đến từ cách bạn trình bày thông tin đến người đọc. Dưới đây là những ví dụ điển hình cho những từ ngữ bạn nên tránh để có một bản CV vừa mắt nhất.
(Nguồn:Internet)
Ai ở đây đi xin việc nhưng không biết dùng Microsoft Word giơ tay?
(Nguồn: Internet)
Một khi bạn đã tốt nghiệp, điểm số thực chất không còn mang nhiều ý nghĩa. Ngoại trừ bạn chỉ vừa mới ra trường vài tháng và có số điểm cực kỳ xuất sắc, hãy bổ sung điểm tổng kết vào CV nếu muốn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Nhưng nếu đã có 3 năm thâm niên làm cựu sinh viên, hoặc nếu điểm số của bạn chỉ loanh quanh dưới 8, hãy cẩn thận trước quyết định này.
Làm việc chăm chỉ, đương nhiên tốt. Nhưng sao bạn không nghĩ đến việc làm dày cho luận điểm đó bằng những bằng chứng cụ thể? "Hãy nêu ra những ví dụ về sức làm việc phi thường của bạn, thay vì chỉ thao thao những từ ngữ rỗng tuếch", McDonald gợi ý.
Thật thà là một trong những thứ bạn cần thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ nói suông. Friedman hóm hỉnh: "Bạn vẫn có thể trở nên nổi bật với một CV "thật thà" nếu các ứng viên khác tự mô tả bản thân là "hay nói dối" hoặc "lươn lẹo".
Tự giới thiệu bằng những cụm từ "củ chuối" như thế này sẽ không bao giờ có khả năng khiến người khác ấn tượng tốt về bạn. Không ít nhà tuyển dụng chia sẻ, họ đã nghe từ này đến phát ngán và sẽ... bỏ luôn CV đó qua một bên như phản xạ vô điều kiện.
(Nguồn: Internet)
Hãy chắc chắn Facebook của mình không dày đặc những tấm ảnh "tự sướng" nhạy cảm cùng những đoạn trạng thái ướt át, hận đời... trước khi thêm thông tin này vào CV.
(Nguồn: Internet)
Đừng quá sa đà vào câu chữ khi dành hẳn một mục để trình bày mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Mục tiêu của bạn là gì nếu không phải giành được công việc này? Các nhà tuyển dụng luôn trong tư thế sẵn sàng được biết về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Và đừng có dại mà chen chân vào mối quan tâm hàng đầu của họ bằng những câu chữ vô giá trị.
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Amanda Augustine cũng chia sẻ, "Đọc CV mà đập ngay vào mắt là những yêu sách và đòi hỏi quyền lợi của ứng viên thì chắc chẳng ai muốn đọc tiếp".
(Nguồn: Internet)
Trừ khi những hoạt động này có đôi chút liên quan đến công việc bạn đang kiếm tìm, sẽ chẳng ai có thời gian quan tâm đến những hoạt động ngoại khóa khi đọc hồ sơ xin việc của bạn.
Những từ như “sáng tạo”, “ngoại lệ”, “đột phá” hay gì đó tương tự vốn chỉ là lời đánh giá chủ quan của bản thân bạn, và sẽ có khả năng khiến nhà tuyển dụng… chướng mắt. Thậm chí tệ hơn, những từ này còn khiến bạn trở thành một người tự kiêu tự đại trong mắt người khác. Một mẹo nhỏ để tránh lặp lại sai lầm: Tưởng tượng xem bạn có dám nói những từ này trước mặt nhà tuyển dụng hay không? Không à? Bạn biết phải làm gì rồi đấy.
(Nguồn: Internet)
Chả ai quan tâm đâu, bạn thân mến. Nếu sở thích đó không liên quan đến công việc bạn đang "tia" thì đừng nên lãng phí giấy của mình và thời gian của nhà tuyển dụng.
Bà Lorenz chia sẻ, "Thay vì chỉ đơn thuần nói tôi thế này tôi thế nọ, hãy thử viết về những việc bạn đã làm để thể hiện bạn chính là người luôn phấn đấu đạt mục tiêu".
Bạn biết không, trong mắt những nhà tuyển dụng, cụm từ này luôn đồng nghĩa với "khả năng chấp nhận được trong khâu...". Còn một bản CV nào chán hơn một tờ giấy liệt kê từ đầu chí cuối những nhiệm vụ cơ bản và nhạt nhẽo của một công việc đơn thuần? Liệu ai sẽ có đủ kiên nhẫn để đọc hết đống chữ khô khan đó?
Theo bà Alyssa Gelbard, nhà sáng lập kiêm chủ tịch hãng tư vấn nghề nghiệp Résumé Strategists, cho hay, những từ ngữ như vậy không chỉ làm mờ cá tính mà còn che khuất đi những kinh nghiệm thực sự của bạn: "Hãy tỏ ra trực tiếp và chuẩn xác bằng những động từ chủ động mô tả thành tích của bản thân". Ví dụ, thay vì ghi là "Có trách nhiệm đào tạo thực tập sinh...", hãy viết: "Đào tạo thực tập sinh...".
McDonald cho biết, những từ như "trình độ chuyên môn cao" hay "dày dặn kinh nghiệm" sẽ không giúp bạn cạnh tranh được với các ứng viên khác, thậm chí còn phản tác dụng. Thay vào đó, anh gợi ý ứng viên nên tập trung vào thể hiện các kỹ năng và thành tích cá nhân để gây ấn tượng đúng nghĩa với nhà tuyển dụng.
Tại sao phải tốn giấy mực để viết về những thứ ai cũng biết? Nếu nhà tuyển dụng quan tâm đến bạn và muốn đối chiếu thông tin với sếp cũ của bạn, họ sẽ chủ động hỏi bạn cách liên lạc. Đây là một trong những lỗi phổ biến và truyền thống nhất trong mọi CV và có khả năng "tố cáo" độ... lỗi thời của người ứng tuyển.
Friedman khẳng định, đây là một trong những từ tưởng như gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất lại hoàn toàn phản tác dụng trên CV: Các nhà tuyển dụng có thể cảm thấy... bất an trước những ứng cử viên không ngại để lộ "tham vọng" cá nhân từ quá sớm.
Nguồn: Bản dịch từ cafebiz.com
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này