Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
Một câu trả lời kinh điển mà có lẽ bạn đã nghe được khi tìm việc là “hãy theo đuổi đam mê”. Một ý tưởng có vẻ đơn giản, nhưng việc xác định và theo đuổi chính xác thứ bạn đam mê có thể không dễ chút nào.
Có óc quan sát và giỏi tìm kiếm - nhóm Nhà thám hiểm rất tự phát, thiết thực và sáng tạo, họ có thể nhanh chóng đưa ra kết luận và biết tận dụng tối đa mọi thứ ở môi trường xung quanh họ.
Rất tinh ý và có kế hoạch - nhóm Nhà giám sát rất thực tế, tỉ mỉ và truyền thống, họ đón nhận và đảm bảo các nguyên tắc, sự an toàn và ổn định ở bất cứ nơi nào họ đến.
Tử tế và trực quan - nhóm Nhà ngoại giao rất có tinh thần cộng tác, đồng cảm và giàu trí tưởng tượng. Họ tập trung vào sự chia sẻ, ý thức cộng đồng và làm việc nhóm.
Khi tìm kiếm một công việc, thường bạn sẽ cân nhắc ngành làm việc, mức lương, vai trò, trách nhiệm, văn hóa công ty, sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân hoặc hệ giá trị cá nhân.
Công việc mơ ước gần như đã về tay, hoá ra lại “lạc trôi” mất vì một vài câu đàm phán vào phút chót. Cảm giác này chẳng dễ chịu, nhưng lại là thực tế không thể chối bỏ của khá nhiều ứng viên.
Nếu bạn đang nung nấu ý định thử thách bản thân ở môi trường làm việc tại một quốc gia khác và trước khi thật sự có thể gói ghém hành lý đi xa, cùng CareerViet.vntìm hiểu xem Vicki Salemi – chuyên gia nghề nghiệp của Monster, đã chia sẻ bí quyết gì cho các ứng viên tìm việc ở nước ngoài nhé.
Khi đi phỏng vấn, ứng viên đều cần chuẩn bị chu đáo với suy nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra trong bầu không khí chuyên nghiệp nhất. Thế nhưng, bạn đừng quá ngạc nhiên khi có những lúc mọi thứ lại không diễn ra như mong đợi bởi vì phỏng vấn viên mà bạn tiếp xúc có kỹ năng phỏng vấn khá yếu kém dẫn đến việc buổi nói chuyện có thể sa đà vào những câu hỏi lan man.
Văn hoá của một công ty, cách mà những người ở đó suy nghĩ và hành động, thường được hình thành bởi nhà sáng lập và luôn thay đổi theo từng thời kỳ tiếp quản của các CEO khác sau khi nhà sáng lập rời đi. Nếu bạn làm việc cho một công ty có CEO cũng chính là người sáng lập – và công ty có lộ trình phát triển liên tục mạnh mẽ – thì văn hoá của công ty có khả năng sẽ ăn sâu vào vào mọi tổ chức và quy trình làm việc. Đây có lẽ là một văn hoá doanh nghiệp tốt.
Nhận được lời mời làm việc rõ ràng là một thành công đáng mừng, nhưng bạn đang băn khoăn chưa biết quyết định sao với vị trí có vẻ chưa phù hợp này. Rồi bạn sẽ đưa sự nghiệp của mình đến đâu đây?
Lương thưởng luôn là đề tài thu hút sự chú ý hầu hết mọi người. Những lời đồn đoán về mức thu nhập bao giờ cũng gây sự tò mò và thích thú cho người lao động, là câu chuyện bất tận trong những lúc" trà dư tửu hậu" của dân văn phòng.
Bạn và các đồng nghiệp có sợ tương tác với sếp không? Bạn có lo lắng là đường hướng phát triển công việc không được tốt không? Trong văn phòng của bạn có tồn tại cảm giác sợ hãi mơ hồ về điều gì đó ví dụ như tương lai của bạn, phong cách quản lý, phản ứng của đồng nghiệp không?
“Lương cho công việc mới của tôi phải cao hơn hiện tại” chắc hẳn luôn là tâm lý chung của hầu hết người đi làm. Tất nhiên lý do là chúng ta đều muốn tiến bộ hơn từng ngày. Và đã bỏ công thay đổi việc làm thì thu nhập cũng phải tăng để bù cho các rủi ro và nỗ lực mới?
Bạn thường lầm tưởng có một công việc dù thích hay không cũng chính là sự nghiệp cả đời phải theo đuổi? Đừng nhầm lẫn giữa có một công việc và có một sự nghiệp. Hãy cùng CareerViet xem sự khác nhau đó dưới đây và suy ngẫm nhé!