Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,214
Rất nhiều lý do. Lý do đầu tiên là không thể ngồi ở nhà khi các bạn đều chọn cho mình một chiếc ghế trong giảng đường ĐH, dù là trường dân lập hay công lập.
Sức ép tâm lý ấy buộc các thí sinh trượt nguyện vọng 1 phải cố gắng tìm cho mình một mái trường khác thấp điểm hơn dù không thích hay không đúng chuyên ngành. "Cứ học tạm rồi ôn thi tiếp, nếu đỗ thì chuyển, nếu không đỗ vẫn có một chốn nương thân", đó là tâm sự của bạn Nguyễn Hương Ly - Trường đại học Dân lập Thăng Long. Kỳ thi tuyển sinh Đại học 2005 vừa qua, vì thiếu 3 điểm cô bị rớt Khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, do đó buộc phải đăng ký vào Đại học Dân lập Thăng Long.
Nhưng với Lê Hữu Hà - sinh viên Khoa Thông tin thư viện - Trường Đại học KHXH&NV coi trường mình là một "cõi tạm" lại vì lý do khác: "Sau khi hết học kỳ đầu tiên, em phát hiện ra rằng nghề này không hợp với con trai, vả lại với em xin việc có lẽ sẽ rất khó khăn. Từ đó em nung nấu quyết tâm ôn thi sang Khoa Báo chí. Trong trường hợp xấu nhất là không đỗ, em cũng không trắng tay".
Trong đợt tuyển sinh vừa qua, cả nước có hơn 60% tương đương với nửa triệu thí sinh trượt ĐH. Nhưng rất nhiều các cánh cửa khác được mở ra, đó là các trường CĐ, THCN. Song thử hỏi, khi mà mục tiêu của họ không phải là tấm bằng của những ngôi trường này thì chắc chắn họ sẽ không coi đây là ngôi nhà của mình để rèn luyện, phấn đấu. Nhưng cũng không đủ tự tin bỏ hẳn để tập trung ôn thi tiếp bởi sẽ mất cả hai nếu lại rớt ĐH lần nữa. Chính tâm lý không ổn định ấy đã dẫn nhiều sinh viên đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Hậu quả
Với các sinh viên này sẽ có hai khả năng, hoặc thi vào trường khác đậu hoặc lại rớt. Trong hai khả năng này, họ và gia đình đều phải chịu những thiệt hại nhất định về kinh tế và thời gian. Hoàng Hải (sinh viên trường CĐ Giao thông vận tải) cho rằng: "Cuộc đời đã không mỉm cười với em, có lẽ em bị vận đen đeo đuổi rồi".
Vốn là một học sinh khá giỏi, chỉ thiếu 1 điểm mà rớt ĐH Bách khoa, Hải đăng ký vào Cao đẳng Giao thông vận tải với ý nguyện sẽ ôn thi tiếp. Song đáng buồn là lần 2, lần 3 đều trượt, điểm còn "tệ" hơn lần đầu.
Nhưng khổ hơn là do không tập trung học tập nên điểm tại trường CĐ cũng chẳng sáng sủa gì, cứ thi lại rồi học lại liên miên. Thế là coi như mất cả chì lẫn chài. Còn bản thân thì như một "xác ve" mà theo Hải nói "suốt hai năm lúc nào em cũng mâu thuẫn, không biết có thi nữa hay không, có lúc còn như bị stress. Lại tốn mất của bố mẹ hàng chục triệuc đồng đi ôn thi và mua sách vở."
Sau này, dù có tấm bằng trên tay Hải cũng khó lòng có được một công việc như ý bởi chẳng ông chủ nào muốn tuyển dụng một nhân viên với bảng điểm "lẹt đẹt" kể cả những môn chuyên ngành và không thiết tha với nghề.
Đó là về phía sinh viên, còn đối với nhà trường, vấn đề "học tạm" cũng để lại những hậu quả không nhỏ. Trước hết là sự thiếu hụt do sinh viên học giữa chừng bỏ khá nhiều. Sự "rụng " dần về số lượng sẽ kéo theo chất lượng suy giản bởi sinh viên không chuyên tâm và hứng thú với ngành học của mình.
Một giáo viên thuộc trường ĐHDL Phương Đông cho biết: "Tại các trường này, chất lượng giáo viên khá tốt, song các em luôn có tâm lý tấm bằng dân lập không bằng và khó xin việc hơn chính quy nên với các em có ý chí thì bỏ, thi sang trường khác, các em còn lại thì học "chờn vờn". Kết quả là khi ra trường những sinh viên này thực sự kém, khó đáp ứng được yêu cầu công việc".
Có trường trung cấp đầu vào và đầu ra vênh nhau đến 30%. Đây cũng là hiện tượng phổ biến tại các trường ĐHDL, ĐH chính quy với những ngành khó xin việc và CĐ do sinh viên cứ lần lượt "khoác áo ra đi" để tìm đến những cổng trường nhiều ánh hào quang hơn. Nhất là gần đây các chuyên gia đã chỉ ra những ngành nào "có giá" khi Việt Nam gia nhập WTO thì khả năng "rơi rụng" sinh viên ở những ngành học không có tên trong bảng danh sách ấy sẽ là điều khó tránh khỏi.
Nguồn: (Theo ANTĐ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này