Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 6,884
Đón “bình minh” vào lúc 11g trưa, “sếp” loàng quàng khăn, bàn chải ra rửa mặt, đánh răng... rồi ra quán cơm đánh chén. Chiều đến giảng đường mà có kẻ còn mang theo “hương vị nồng nàn” của giấc ngủ ngày mỏi mệt.
Ngày: giá 360 phút = 1 gói xôi
Đó là “công thức kinh doanh” hằng ngày của những sinh viên có năng lực ngủ vượt xa năng lực học tập và rèn luyện.
Phan Song (ĐH Mỏ - địa chất) cho biết: “Học chiều, ngủ xuyên cả buổi sáng, đỡ phải mất tiền quà ăn sáng, nhiều khi chỉ có 1.000đ tiền xôi! Sinh viên mà, tiết kiệm là trên hết!”. Còn Văn Toàn (ĐH Xây dựng), ở trọ tận Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), bộc bạch nỗi niềm: “Thức dậy sớm cũng chẳng để làm gì. Ở cái dãy trọ khép kín này tìm đâu ra khoảng sân trống cho việc tập thể dục buổi sáng”. Hình như cái môtip quen thuộc của những tay “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm” này chỉ có chút thay đổi khi mùa thi đến với lịch các môn thi xếp kín nhau mà thôi.
Đêm: lời khẩn cầu học bổng “u ta chi”
Chân dung những tay biết “biến tấu” qui luật “kéo dài ngày ra trong đêm” không kém phần đa dạng.
Một sinh viên năm cuối: cả ngày “mài quần” trên giảng đường, thư viện, tối về cứ cà phê để thức đến 2-3g sáng viết bài, làm niên luận, khóa luận là chuyện bình thường. Phương Linh (ĐH KHXH&NV), trọ ở làng Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội), tâm sự: “Sắp ra trường, nhiều lúc lo lắng chuyện công việc sau này nên ngủ không nổi đó chứ. “Cày” chữ kiểu như... vạc này có lẽ không hiệu quả mấy”.
Còn những SV đang thênh thang ngày rộng tháng dài thì nhiều khi thức đến khoảnh khắc của ngày mai đơn giản là để... “nấu cháo” điện thoại với người yêu, bạn bè. Hoặc một lần, chúng tôi được chứng kiến những “tín đồ” của “thần” bài tây, bói chén khi đến thăm phòng trọ của một người bạn ở Trung Hòa (Cầu Giấy).
0g, chúng tôi nghe những khách trọ SV lẩm nhẩm: “Dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn, xin thần bài cho con biết...”. Rồi thì đủ các vấn đề để hỏi được cất lên: “Thần ơi, tháng nào con gặp được người yêu con thật lòng?”; “Khi nào con nhận được học bổng utachi (u, tức mẹ của ta, chi )?”... Những trí thức trẻ tương lai ấy đặt những ngón tay lên cái chén để úp xuống tờ giấy trắng với dọc ngang chữ cái, con số, đợi “thần” chạy...
Cứ thế, hàng tiếng đồng hồ trôi qua. Cô bạn rỉ tai tôi: “Thật ra họ không còn trò gì nữa để nghịch cho vui chứ tin gì vào mấy trò này!”.
Còn bạn, bạn sở hữu và “chi tiêu” thời gian của mình như thế nào?
TRÂM ANH (ĐHKHXH&NV Hà Nội)
Nguồn: (Theo Tuổi Trẻ)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này