|
Ảnh minh họa
|
Kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng. Với nhiều nhân viên, không bị sa thải, cắt giảm lương... đã là may mắn, nói gì đến việc đàm phán để tăng lương. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị kỹ bạn vẫn có thể có được mức lương hoặc mức trợ cấp mong muốn.
Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia tư vấn:
Chuẩn bị kỹ: Bạn cần chuẩn bị thật kỹ về mặt tâm lý trước khi gặp sếp để đưa ra yêu cầu tăng lương. Ngoài ra, bạn cần tham khảo kỹ mức lương chung ở vị trí của mình để có thể đưa ra một mức phù hợp.
Nắm chắc những lợi thế bạn có: Công ty sẽ không tăng lương nếu bạn chỉ đơn thuần mô tả công việc đang làm. Thay vào đó, hãy nói với giám đốc nhân sự rằng bạn đủ khả năng giải quyết những vấn đề lớn: làm tăng doanh số công ty, điều hành công việc hiệu quả và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng, giúp công ty tiết kiệm được tiền bạc và thời gian, từng góp phần đem lại những cơ hội ký kết hợp đồng lớn cho công ty…
Vạch ra kế hoạch tương lai: Hãy vạch ra những dự định, ý tưởng mà bạn sẽ đóng góp cho công ty trong thời gian tới để công ty thấy quyết định tăng lương cho bạn là hoàn toàn phù hợp.
Đề nghị đúng thời điểm: Nếu công ty đang trong giai đoạn khủng hoảng và một nửa nhân viên công ty bị giảm lương, bạn hãy chờ thêm một thời gian nữa. Đề nghị tăng lương không đúng thời điểm, bạn không những không nhận được sự đồng ý mà còn có thể "mất điểm" trong mắt sếp.
"Đàm phán" những lợi ích ngoài lương: Trong trường hợp ngân sách của công ty gần như đóng băng, bạn có thể đàm phán những lợi ích khác như tăng thêm ngày nghỉ, thời gian làm việc linh hoạt hoặc làm việc tại nhà... Trong đó làm việc tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn.