Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 11,758
Thanh tra Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố bản báo cáo kết quả thanh tra tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2005 với nhiều vi phạm đáng lo ngại trong tất cả các khâu: chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển. Đáng lưu ý là những vi phạm này rất có thể bị tái diễn trong kỳ thi năm nay.
Đề thi: Còn nhiều sơ hở:
Theo kết quả thanh tra, tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005, những vấn đề liên quan đến công tác bảo mật đề thi ở một số hội đồng tuyển sinh còn nhiều sơ hở, đặc biệt là những trường dùng đề thi riêng. Ví dụ: Trường CĐ Công nghiệp Sao Đỏ đã hợp đồng ra đề thi quá sớm, hay Trường CĐ Tài chính Vĩnh Long không cách ly cán bộ ra đề thi, do đó khó đảm bảo tính bí mật của đề thi. Có trường trong thành phần ra đề thi không có trưởng môn thi, không có người phản biện đề thi...
Với những trường dùng đề thi chung của Bộ GD-ĐT cũng đã để xảy ra những sai sót có thể dẫn đến việc lộ đề. Tại Trường ĐH Luật Hà Nội, trong đợt thi thứ 2 có một túi đề thi ngoài phong bì ghi đề thi Toán khối A nhưng ruột lại là Toán khối D1! Tại Trường ĐHDL Thăng Long cũng có hiện tượng ngoài bì ghi đề thi ngoại ngữ khối D1, D3 nhưng ruột chỉ có đề thi khối D1... Tuy những sai sót trên đều được xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến lịch thi chung nhưng đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ xảy ra tình trạng lộ đề. Năm nay, với quy định mới ban hành đề thi nằm trong danh mục các tài liệu tối mật của quốc gia vì vậy nếu sơ suất để lộ đề thì mức kỷ luật là án hình sự chứ không còn nằm trong phạm vi của quy chế tuyển sinh.
Coi thi: Vẫn có giám thị chưa nắm vững quy chế:
Trong kỳ thi năm 2005, vẫn có một số hội đồng tuyển sinh chưa coi trọng công tác phổ biến quy chế tuyển sinh cho giám thị, dẫn đến một số cán bộ coi thi chưa nắm vững quy chế tuyển sinh và đã mắc phải sai phạm như: cả hai cán bộ coi thi cùng ký trước giấy thi và giấy nháp cho thí sinh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Ngân hàng, ĐH Tây Nguyên, ĐH Đà Lạt); có cán bộ làm việc riêng hoặc sử dụng điện thoại di động trong khi coi thi. Đặc biệt, có cán bộ làm mất bài thi của thí sinh hoặc bỏ vào túi xách cá nhân mang về những tờ giấy thi đã có đủ chữ ký của hai giám thị coi thi... Những hành vi đó đã dẫn đến tiêu cực như thi kèm rồi tráo bài thi tại Trường ĐHDL Phương Đông, khai gian số tờ giấy thi... Tuy nhiên, theo quy chế trước đây, một số hành vi như làm mất bài thi của thí sinh chỉ bị kỷ luật ở mức cảnh cáo nhưng với quy chế mới, giám thị sẽ bị buộc thôi việc hoặc truy tố trước pháp luật.
Chấm thi: Chưa đảm bảo hai vòng độc lập:
Mặc dù quy chế tuyển sinh quy định việc chấm thi phải đảm bảo quy trình hai vòng độc lập nhưng trong kỳ thi năm 2005, tại thời điểm thanh tra đã phát hiện hiện tượng cán bộ chấm thi lần 1 và lần 2 ngồi lẫn trong cùng một phòng (ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng); chấm lần 2 nhưng không có bút tích trên bài làm của thí sinh; nhiều người vừa chấm lần 1, vừa chấm lần 2 cho cùng một túi bài thi. Thậm chí còn có hiện tượng cán bộ chấm thi lần 1 đánh dấu hoặc cho điểm trực tiếp vào bài thi như ĐH Luật TP.HCM; ĐH Thủy lợi, ĐHDL Phương Đông; ĐH Huế...
Tình trạng chấm ẩu cũng đã diễn ra như: cán bộ chấm thi không cho điểm thành phần,
Cho phép thí sinh sử dụng nhiều loại máy tính: Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm tin học (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết: Tại kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, quy định về việc thí sinh (TS) mang máy tính cá nhân thí sinh vào phòng thi có một số thay đổi. Cụ thể TS được mang theo nhiều loại máy tính vào phòng thi, trong đó có cả máy tính loại FX 570 MS và FX 570 ES (là loại máy tính năm trước TS không được phép mang). Ngoài ra, TS còn được phép mang vào phòng thi các loại máy tính khác chứ không chỉ có máy tính hiệu Casio như quy định mọi năm. Đó là những máy tính cầm tay thông dụng làm được các phép tính số học đơn giản, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt như: Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 570MS, FX 570 ES; Sharp EL 124 A, EL 250S, EL 506 W, EL 509 WM; Canon FC 45S, LS153 TS, F 710, F 720. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu đề thi có bài toán tích phân như đề thi năm 2005 thì TS phải trình bày cả cách tính, trình tự tính đến kết quả chứ không chỉ đưa ra đáp số bởi máy tính có thể thực hiện được chức năng này. |
chỉ cho điểm của cả câu mặc dù không làm hết các ý của câu, đặc biệt là đối với môn Văn; cán bộ chấm thi quy tròn điểm, thay phiếu chấm hoặc sửa điểm trên phiếu tùy tiện hoặc không tổ chức chấm lần 3 những bài bị lệch điểm giữa hai lần chấm theo quy định. Ví dụ: Tại Trường ĐH Tây Nguyên khi kiểm tra môn Địa lý thấy trong 19 bài có tới 14 bài lệch từ 0,5 đến 1 điểm; 5 bài lệch trên 1 điểm; môn Văn: túi có 137 bài có 6 bài lệch trên 2 điểm...
Đáng nói là tình trạng chấm thi chưa đảm bảo quy trình theo quy chế tuyển sinh đã diễn ra nhiều năm nay nhưng năm nào cũng vẫn tái diễn. Vì vậy, việc chấm thi cần được kiểm soát nghiêm ngặt hơn đặc biệt là khâu thanh tra công tác chấm thi để không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh.
Xét tuyển: Thấp hơn điểm sàn vẫn trúng tuyển
Hiện tượng này đã diễn ra tại Trường ĐHDL Bình Dương, ĐHDL Cửu Long. Qua kiểm tra xác suất, đoàn kiểm tra đã phát hiện có một số trường hợp thí sinh có điểm trúng tuyển thấp hơn điểm sàn.
Đáng lưu ý là qua khâu xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 đã cho thấy tỷ lệ thí sinh "ảo" rất cao như ĐH Hồng Đức phát giấy gọi 2.989 thí sinh nhưng chỉ có 1.579 (khoảng 50%) thí sinh đến nhập học; ĐHDL Lương Thế Vinh phát giấy gọi 2.303 thí sinh nhưng chỉ có 1.380 thí sinh nhập học... Nhiều trường khác cũng trong tình trạng tương tự. Do số thí sinh ảo nhiều nên nhiều trường cứ có thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi có điểm sàn trở lên coi như trúng tuyển dẫn đến tình trạng có ngành quá đông, có ngành lại không có sinh viên. Đây là một bài học kinh nghiệm và cũng cần có một giải pháp từ phía các nhà quản lý để khắc phục tình trạng này trong mùa tuyển sinh năm nay.
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này