Vì sao Đề án tăng học phí không thể “ra mắt” bình yên?

Lượt xem: 12,174

Với Đề án tăng học phí, ngành giáo dục trong 3 năm qua đã nhiều lần phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt của dư luận. Đâu là nguyên nhân khiến Đề án này vấp phải nhiều khó khăn ngay từ đầu như vậy?


Rậm rịch tăng từ năm 2003 nhưng đến tận tháng 9/2005 mới chính thức “trình làng”, lý do mà Bộ GD-ĐT đưa ra để tăng học phí là với khoảng thời gian gần 8 năm thực hiện cơ chế học phí theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế học phí hiện hành chưa khuyến khích việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục... Trong khi đó, học phí là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, nguồn lực cần thiết để hiện đại cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, thực hiện hội nhập với các cơ sở giáo dục nước ngoài có chất lượng cao...

Đề án điều chỉnh học phí mà Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ lúc ấy có nội dung là khung học phí trần một tháng của THPT cao gấp 3 lần, của đào tạo cao gấp 5 lần. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển khi đó khẳng định, tăng thêm mức trần học phí là để tạo điều kiện cho các trường có thêm nguồn thu hợp lý, trang trải cho hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, huy động nguồn lực xã hội...

Ngay trong lần ra mắt đầu tiên, ngành đã công bố một con số quá “choáng” như vậy. Việc phải đối mặt với một làn sóng phản đối dữ dội là đương nhiên. Chỉ vài ngày trước khi đăng đàn trả lời phỏng vấn Quốc hội vào 9/11/2005, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã phải rút lại Đề án tăng học phí.

Và như đã thành... thông lệ, sau lần đó, cứ lần nào Đề án học phí định ra mắt là y như rằng xảy ra... giông tố!

Vấn đề đặt ra là, Đề án tăng học phí nếu được triển khai trong thực tế thì không thể gánh quá nhiều kỳ vọng như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục... Ngành giáo dục đã “quá tham” trong khi đặt ra mục tiêu xây dựng đề án và “quá vội” khi dựa vào những mục tiêu ảo tưởng đó để lấy cớ đẩy học phí lên mức trần quá cao so với thời điểm lúc bấy giờ, trong khi ngành chưa hề có một động thái nào để “dọn đường” cho việc tăng và điều đó đã thực sự gây nên sự ức chế trong dư luận mỗi khi nhắc đến vấn đề tăng học phí.

Trước khi rút lui Đề án tăng học phí vào năm 2005, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cũng đúc kết: “Phương án tăng học phí hợp lý phải dựa trên cơ sở giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề: học phí, học bổng và các chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên”.

Ngày 7/11/2005, Bộ GD-ĐT đã chính thức có lời gần như là “nhận lỗi” trước dư luận về vấn đề học phí: “Học phí là vấn đề lớn, nhạy cảm. Vì vậy, cần được trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Bộ GD-ĐT đang cùng các bộ, ngành có liên quan xin ý kiến các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, lắng nghe các ý kiến khác nhau trong dư luận xã hội.

Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để xây dựng phương án hợp lý, có tính khả thi cao, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc này cũng đòi hỏi phải có thêm thời gian”.

Các mục tiêu để tăng học phí cũng được xác định lại là: Tăng nguồn lực để các trường có thêm điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và thực hiện tốt hơn công bằng trong giáo dục.

Khi đó, ngành đã có 6 lời hứa sẽ thực hiện khi tăng học phí. Đó là:

1. Điều chỉnh học phí sẽ được thực hiện từng bước, không có sự thay đổi đột ngột, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường, với khả năng hỗ trợ của ngân sách và mức thu nhập trung bình của người dân.

2. Mở rộng đối tượng miễn giảm và tăng mức miễn giảm học phí.

3. Tăng mức học bổng.

4. Mở rộng đối tượng, đơn giản thủ tục, tăng mức cho vay từ quỹ tín dụng đào tạo và kéo dài thời gian hoàn trả.

5. Cùng với chính sách học phí, Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án học bổng. Học sinh, sinh viên giỏi sẽ được nhận học bổng khuyến khích từ nhiều nguồn khác nhau. Những sinh viên giỏi thuộc diện chính sách không những được miễn giảm học phí, mà còn được nhận cả học bổng chính sách và học bổng khuyến khích.

6. Không để xẩy ra tình trạng HSSV nghèo phải bỏ học vì điều chỉnh học phí mà không có các giải pháp hỗ trợ để giúp đỡ họ.

Để đảm bảo cho 6 lời hứa này trở thành hiện thực, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: Học phí tăng trước hết chỉ ở bậc ĐH. Và trước khi quyết định tăng học phí bậc ĐH thì ngay trong tháng 9/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký liên tiếp hai Chỉ thị về việc cho sinh viên vay vốn và tăng mức học bổng cho sinh viên diện chính sách. Tinh thần của cả hai Chỉ thị này đều là không để cho HSSV nghèo phải bỏ học.

Nguồn: Theo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

VIVIAN
VIVIAN

Lương : 8 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM
Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Đà Nẵng | Thanh Hóa

CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A
CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hưng Yên

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Lương : 12 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam
Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương : 20 Tr - 37,5 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Sunjin Vina
Công Ty TNHH Sunjin Vina

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Sóc Trăng | Trà Vinh

Xuân Cầu Holdings
Xuân Cầu Holdings

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback