Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 5,392
Chiến lược đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, và lĩnh vực marketing cũng không phải là ngoại lệ. Không chỉ đơn thuần là kế hoạch, mà chiến lược còn là sự kết hợp giữa tầm nhìn sâu xa và chiến thuật hiệu quả. Trong bài viết này, CareerViet.vn sẽ cùng bạn khám phá vấn đề cốt yếu của chiến lược, quy trình và top các chiến lược marketing đỉnh cao , đã được chứng minh làm nên thành công trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
>>> Xem thêm:
Chiến lược là kế hoạch tổng thể mà một tổ chức hoặc cá nhân xác định để đạt được mục tiêu cụ thể. Trong lĩnh vực marketing, chiến lược định hướng các hoạt động quảng bá để tạo sự khác biệt, tối ưu hóa tài nguyên và định vị thương hiệu. Một chiến lược sẽ bao gồm việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu, cạnh tranh và tạo ra các hướng dẫn chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.
>> Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Ra trường làm gì?
Một chiến lược Marketing hiệu quả có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp - Nguồn: Internet
Hoạch định chiến lược nói đơn giản là đặt ra những chiến lược có mục tiêu cụ thể. Đó là quá trình xác định hướng đi và phương pháp cụ thể để đạt được mục tiêu dài hạn của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trong lĩnh vực marketing, hoạch định chiến lược bao gồm đến việc lựa chọn các phương án phù hợp nhằm tối ưu hóa tài nguyên và sức lực, từ việc nắm bắt thị trường đến cách tiếp cận với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Hoạch định chiến lược bao gồm việc đánh giá tình hình nội ngoại bộ, phân tích SWOT và xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
Quản trị chiến lược trong Marketing là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động marketing của một tổ chức theo hướng tập trung vào việc thực hiện chiến lược cụ thể. Công việc của một người quản trị chiến lược bao gồm việc xây dựng, triển khai và theo dõi các kế hoạch marketing nhằm đảm bảo rằng những hoạt động này đồng nhất và phù hợp với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược trong Marketing liên quan đến việc sắp xếp nhân lực, xác định các bước thực hiện, đo lường hiệu suất và điều chỉnh chiến lược theo thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc tiếp cận thị trường và tạo giá trị cho khách hàng.
>> Xem thêm:
Mục tiêu của các chiến lược Marketing - Nguồn: Internet
Mục tiêu của chiến lược là những kết quả cụ thể mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp hướng đến thông qua việc thực hiện các hoạt động chiến lược. Trong lĩnh vực marketing, mục tiêu này thường liên quan đến việc tăng doanh số bán hàng, tạo ra nhận thức thương hiệu, mở rộng thị trường, hay cải thiện tương tác với khách hàng. Mục tiêu được xác định rõ ràng và đo lường được để đảm bảo rằng các hoạt động chiến lược đang đóng góp vào việc đạt được thành công kinh doanh.
>>> Xem thêm: Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả
Bắt đầu của các vấn đề luôn là nghiên cứu, hiểu rõ thị trường, đối tượng mục tiêu và tình hình cạnh tranh trong ngành. Các chiến lược marketing cũng bắt đầu bằng bước phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chiến dịch.
Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua chiến lược, ví dụ như tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu, hay mở rộng thị trường.
Sau khi đã nghiên cứu và xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch, ta tiếp tục chọn ra các chiến lược phù hợp như chiến lược tập trung vào sản phẩm, chiến lược tập trung vào thị trường, hay chiến lược tập trung vào tương tác khách hàng.
Định rõ các bước thực hiện, tài nguyên cần thiết, thời gian và ngân sách. Điều này giúp đảm bảo rằng kế hoạch chi tiết giúp đạt được mục tiêu và phản ánh đúng chiến lược đã chọn.
Triển khai kế hoạch theo thời gian đã định sẵn, sau đó theo dõi và đo lường hiệu suất của chiến dịch. Sử dụng các chỉ số như doanh số bán hàng, tương tác trang web, hay tăng trưởng khách hàng để đánh giá sự thành công của chiến lược.
Bằng cách tuân thủ các bước này và liên tục điều chỉnh dựa trên phản hồi và dữ liệu, bạn có thể tạo ra một chiến lược marketing thành công đáp ứng được mục tiêu kinh doanh và thị trường.
>>> Xem thêm: Ngành digital marketing là gì? Tổng quan kiến thức và cơ hội
Điện máy xanh rất thành công với các chiến lược marketing độc đáo - Nguồn: Internet
Không chỉ xuất phát từ Việt Nam, mà còn thuộc vào ngành bán lẻ đồ dùng gia dụng, Điện máy xanh đã thành công trong việc tạo ra một video quảng cáo "viral" đích thực, khiến cả cộng đồng mạng ở Việt Nam bị cuốn theo suốt một khoảng thời gian dài. Bằng cách này, họ đã tăng đáng kể sự nhận diện của thương hiệu, và tại thời điểm đó, khả năng tiếp cận của họ cũng đứng đầu tại Việt Nam. Những nỗ lực này đã xếp Điện máy xanh vào hàng ngũ những chiến lược kinh điển tại Việt Nam.
>>> Xem thêm: Lập kế hoạch marketing chỉ trong 1 ngày
Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Với chiến lược sử dụng Viral Video quảng cáo để tạo nên “khoảng cách” trên đường đua marketing. Một trong những chiến dịch nổi bật của “ông trùm” trong làng “E-commerce” chính là bài hát “Shopee... pee... pee…” được viết lại từ bài hát nổi tiếng toàn cầu “Baby Shark”. Giai điệu này đã tạo ra trào lưu lớn trong cộng đồng, một tiếng vang giúp Shopee “bỏ xa” các đối thủ như Lazada, Tiki,... tại thị trường Đông Nam Á.
>>> Xem thêm: Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Chiến dịch “Baby Shark” đưa Shopee bay cao khắp Đông Nam Á - Nguồn: Internet
Coca- Cola đã cực kỳ thành công trong việc xây dựng thương hiệu từ nhiều năm về trước. Là một trong những “đàn anh” đi đầu trong các chiến dịch marketing, Coca- Cola luôn có sự nhất quán về cá thương hiệu cá nhân như màu sắc, phông chữ hay những thiết kế sản phẩm riêng biệt, mang nét độc đáo riêng. Logo của nhãn hàng này có mặt ở khắp Việt Nam cũng đủ chứng minh độ nhận diện của họ tốt như thế nào. Rất ít người biết rằng, Coca- Cola đã tồn tại trong hơn 130 năm và chắc chắn rằng sản phẩm của họ chưa bao giờ bị lãng quên bằng các bản sắc riêng biệt mà không hãng hàng nào có thể thay thế được. Đây được xem là chiến dịch marketing dài hạn và kinh điển nhất.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của Content Marketing trong doanh nghiệp
Độ nhận diện thương hiệu của Coca -Cola là ví dụ cho một chiến dịch thành công - Nguồn: Internet
Qua bài viết này, ta có thể thấy việc áp dụng một chiến lược marketing thành công đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo và kiên nhẫn. Chiến dịch marketing được xem là một công cụ mạnh mẽ để định hình và phát triển tương lai của doanh nghiệp và tạo ra những kết quả đáng kinh ngạc. Việc tạo ra một chiến lược marketing thành công không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn tạo ra nhận thức thương hiệu, mở rộng thị trường và tạo giá trị cho khách hàng. Đừng quên theo dõi cẩm nang CareerViet để cập nhật thêm nhiều kiến thức nghề nghiệp nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function