Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,534
Không có gì xây dựng và duy trì uy tín của một nhà lãnh đạo tốt bằng những việc ông ta làm. Nhân viên sẽ xem bạn là tấm gương cho họ soi vào.
Sau đây là 10 chiến lược hữu ích cho các nhà lãnh đạo để thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, duy trì lòng trung thành với tổ chức và giúp cho tổ chức phát triển:
1. Lãnh đạo với lòng trung thực. Tạo ra môi trường làm việc tin tưởng lẫn nhau. Bất kì cuộc giao tiếp giả dối nào đều không được khuyến khích. Cố gắng nói thật và tuân thủ khẩu hiệu của tổ chức.
2. Tạo ra một đội ngũ cố vấn hùng mạnh. Những nhà lãnh đạo thành công nhất thường tập hợp xung quanh họ những cố vấn có khả năng và tin tưởng được, những người có thể đưa ra các chiến lược và những lời gợi ý để nhà lãnh đạo chọn được một giải pháp hợp lý. Đừng e ngại khi lắng nghe họ, đặc biệt là khi đó là những gì bạn không thích nghe hay không trông đợi sẽ được nghe.
Khi nhân viên của bạn thấy bạn là người biết lắng nghe, họ cũng sẽ lắng nghe. Tất nhiên, hãy chọn một nhóm cố vấn “đa dạng” để bạn có thể biết được nhiều khía cạnh của vấn đề. Điều đó cũng khuyến khích nhân viên của bạn hành động như vậy.
3. Luôn nhận trách nhiệm. Cách tốt nhất để một nhà lãnh đạo mất uy tín là đổ lỗi cho người khác. Nếu bạn làm sai, hãy thừa nhận. Nếu bạn quên, hãy nhận là bạn quên. Khi đó, nhân viên của bạn cũng biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi lầm và họ cũng sẽ nhận thức được trách nhiệm của họ.
4. Biết khen ngợi. Làm lãnh đạo không có nghĩa là bạn phải “kìm nén” những lời khen của mình. Mọi người đều cần đến một sự động viên và khuyến khích, không riêng gì các nhân viên giỏi của bạn. Bạn càng đưa ra nhiều lời khuyên cho người khác, bạn sẽ càng thấy rằng các nhân viên của bạn khi được tạo động lực sẽ làm việc tốt như thế nào.
5. Tạo ra văn hóa khuyến khích. Nếu bạn muốn các nhân viên có cảm hứng, có động lực và luôn tràn đầy năng lượng làm việc, hãy tạo ra thái độ như vậy cho chính bạn. Sử dụng ngôn ngữ (nói và viết) với mục đích và niềm đam mê. Cho nhân viên biết bạn đang phấn khích về những gì tổ chức đang làm, cho dù đó là một chương trình quảng cáo sản phẩm, tài trợ cho một hội chợ triển lãm hay đăng thông tin trên tờ báo địa phương.
6. Xác định rõ nhiệm vụ. Một khi bạn nói chuyện với các nhân viên của mình với sự tự tin và thành công, họ có thể hiểu được nhiệm vụ của tổ chức. Hãy giúp họ hiểu vai trò của mình trong tổ chức. Nói rõ ràng và trực tiếp để họ tự tin rằng bạn có một tầm nhìn rõ ràng đối với các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.
7. Hòa nhã. Cho các nhân viên thấy có thể giải quyết vấn đề bằng biện pháp hợp tác. Tỏ ra bạn biết lắng nghe một cách chủ động và cung cấp các thông tin phản hồi mang tính xây dựng. Tìm cách giúp mọi người cảm thấy gần gũi với các hoạt động và quá trình sử dụng để hoàn thành các mục tiêu, để từ đó họ hợp tác với nhau tích cực.
8. Chia phần thưởng. Nếu tổ chức hoạt động tốt, hãy bắt đầu lập kế hoạch khen thưởng. Điều này sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn với những thành công tiếp theo của tổ chức. Khen thưởng cũng tái củng cố những đánh giá của bạn với công việc, cam kết, và sự trung thành của nhân viên. Nó cũng khiến nhân viên thấy rằng cần phải hợp tác với nhau để tạo ra sự thành công chung.
9. Xắn tay áo. Cho mọi người thấy rằng khi có việc cần phải hoàn thành, tất cả mọi người ở mọi cấp độ đều phải tham gia vào công việc đó. Làm phần của bạn và bảo đảm rằng điều gì cần làm thì phải làm.
10. Thể hiện sự thống nhất. Truyền cảm hứng cho nhân viên là điều quan trọng, nhưng họ cũng phải tin vào bạn. Họ sẽ nhìn vào bạn để xem bạn có làm đúng các cam kết của mình không, cho dù đó là những điều vô cùng nhỏ nhặt như đi họp đúng giờ.
Nguồn: Theo Lãnh đạo
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này