Do bạn hay do sếp khi công việc cứ phải “làm lại từ đầu”

Viewed: 12,671

Sau nhiều tuần dốc hết thời gian và sức lực vào dự án mới, bạn bàn giao nó với một chút cảm giác chiến thắng. Chỉ phút chốc sau, bạn thấy quản lý nhóm trực tiếp nhanh chóng tiến về phía mình. Bạn có thể sẽ nhủ thầm, “không nhất thiết phải khen ngợi mình liền vậy đâu, nhưng tốt thôi!” Mà rồi, chuyện gì thực sự đã xảy ra nhỉ? Sếp ngồi xuống và bảo rằng bạn phải quay lại phần phác thảo ý tưởng. Đợi một chút, có nhầm lẫn gì thế?

Sau lời thông báo như “sét đánh ngang tai”, sếp bắt đầu mô tả các phiên bản mà sếp đang tìm kiếm, và chúng thực sự không giống chút nào với dự án bạn được phân công. Vậy là do sếp của bạn bỗng nhiên thay đổi ý tưởng ban đầu hay sếp đã liên tục nói về điều đó mà bạn lơ đãng bỏ sót trọng điểm?

Dưới đây là hai câu quan trọng bạn có thể hỏi để tìm hiểu điều gì đã xảy ra và ngăn chuyện tương tự lặp lại nhiều lần trong tương lai, cùng xem với CareerViet.vn nhé!

 

“Có phải chúng ta đã thay đổi mục tiêu chính?”

Việc ưu tiên nhất của bạn lúc này chính là tìm hiểu xem có những sự cân nhắc lại hay xem xét mới nào không. Mặc dù sẽ khó chịu ít nhiều khi phải bắt đầu lại, nhưng nếu đã có quyết định cắt giảm ngân sách hay khách hàng vừa cập nhật hướng đi mới thì câu hỏi này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mình đã nắm rõ và đầy đủ những gì cần thiết để điều chỉnh công việc. Nó còn giúp bạn trấn an bản thân rằng “tôi đã lắng nghe sếp một cách chính xác ngay từ lần đầu tiên”, điều này thực sự ý nghĩa về hiệu quả giao tiếp đồng thời bảo vệ lòng tự trọng cho bạn. Thêm vào đó, hành động này còn là cú huých nhẹ nhàng khiến sếp lưu tâm hơn đến việc giữ bạn có mặt trong các buổi họp hoặc chuỗi email liên quan hết mức có thể.

Ngược lại, nếu xác định là toàn bộ thông tin đều như cũ từ đối tượng khách hàng, mục tiêu cho đến số liệu, hãy nhận thức rằng bạn và sếp đã ở quá xa nhau, gần như không chung đường. Đầu tiên phải xoá ngay tình trạng sai sót này nhằm tránh mắc sai lầm tương tự. Lần này, thay vì tham khảo các gợi ý của sếp, hãy bám sát mọi yêu cầu chi tiết. Ghi chú rõ từng câu từng chữ. Và bất cứ khi nào có điều kiện trò chuyện, hãy hỏi để được sếp giải thích hoặc tư vấn. Sếp của bạn có những kỳ vọng cụ thể, bạn sẽ khiến công việc của cả hai trở nên dễ dàng hơn khi chủ động làm rõ phần việc mình được phân công.

“Tôi có thể làm gì để kết quả lần này thành công như mong đợi?”

Trước hết, cần ghi nhớ, giọng điệu khi bạn nói câu này là mấu chốt. Việc thảo luận và bày tỏ sự chân thành sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc lên cao giọng hoặc tỏ ra gay gắt khi sắp phải làm lại mọi thứ từ đầu.

Mục tiêu của bạn chính là nhận diện vấn đề và hướng đến những mặt cần cải thiện chứ không phải là làm nổ ra một cuộc tranh luận vì bất đồng ý kiến với sếp. Bạn sẽ không phải tốn nguồn lực làm lại những thứ đã hoạt động tốt, trong khi đó, câu trả lời sẽ cung cấp cho bạn đủ thông tin và chỉ dẫn để sửa đổi và hoàn thành công việc đúng kỳ vọng của sếp.

Câu hỏi này dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng giải quyết dứt điểm những gì sếp cho là thiếu sót hoặc sai lầm. Đôi khi, nó tạo ra cơ hội để bạn giải thích lý do vì sao quá sáng tạo/mạo hiểm, hoặc khéo léo thảo luận về những điều chưa nhất quán trong yêu cầu của sếp. Bằng cách nào đó, việc này sẽ giúp bạn và sếp trở lại cùng nhịp điệu và hướng đến mục tiêu thống nhất.

Chúng ta vẫn không ngừng cố gắng để giành lại vài giây phút quý báu từ danh sách việc-phải-làm mỗi ngày. Cho nên, về cơ bản, yêu cầu phải sửa chữa một công việc đã hoàn thành chính là điều khó chịu nhất. Đón nhận cảm giác khi biết công sức “đổ sông đổ biển” không dễ dàng, bạn không vui vì mình phải dành gấp đôi thời gian cho một nhiệm vụ. Nhưng dù muốn dù không, nếu đã rơi vào trường hợp đó thì bạn nên chấp nhận nó với tinh thần tích cực nhất. Hãy sử dụng hai câu hỏi CareerViet.vn đã gợi ý trên đây để tìm ra nơi mình “lạc lối”, sớm quay trở về hành trình với sếp và cam kết đừng để bản thân rơi vào tình huống này lần nào nữa nhé!

Nguồn hình: Freepik

Source: CareerViet Vietnam

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH TOP SOLVENT (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH TOP SOLVENT (VIỆT NAM)

Salary : Up to 2,000 USD

Dong Nai

CÔNG TY TNHH ACTR
CÔNG TY TNHH ACTR

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần In Holdings
Công Ty Cổ Phần In Holdings

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH LF Logistics (Việt Nam)
Công Ty TNHH LF Logistics (Việt Nam)

Salary : Competitive

Binh Duong

Công ty TNHH United International Pharma
Công ty TNHH United International Pharma

Salary : Competitive

Phu Tho | Thai Nguyen | Ha Noi

QT Instruments (S) Vietnam
QT Instruments (S) Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập Đoàn Karofi Holding
Tập Đoàn Karofi Holding

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Salary : 18 Mil - 24 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi | Da Nang | Can Tho

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt
Vietmap - Công ty Cổ phần Ứng Dụng Bản Đồ Việt

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Salary : Competitive

Hung Yen | Ha Noi

Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Sài Gòn Xanh
Công Ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Sài Gòn Xanh

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH SYBSY Ltd.
Công Ty TNHH SYBSY Ltd.

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Salary : 30 Mil - 60 Mil VND

Ha Noi

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM
TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ MIỀN NAM

Salary : 50 Mil - 60 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH XNK Đại Dương Xanh
Công Ty TNHH XNK Đại Dương Xanh

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Salary : Up to 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH OQR
Công ty TNHH OQR

Salary : 22 Mil - 28 Mil VND

Ho Chi Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 25 Mil - 40 Mil VND

Kien Giang

CÔNG TY CỔ PHẦN MORINAGA NUTRITIONAL FOODS VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN MORINAGA NUTRITIONAL FOODS VIỆT NAM

Salary : 35 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi | Thai Nguyen

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions
Công ty TNHH TMDV Sports Turf Solutions

Salary : 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C
CÔNG TY CỔ PHẦN T.T.S.C

Salary : 16 Mil - 25 Mil VND

Kien Giang | Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VITECCONS
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VITECCONS

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi | Bac Ninh | Hai Phong

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Action Composites Hightech Industries
Action Composites Hightech Industries

Salary : Competitive

Dong Nai

Similar posts "Self Development"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback