Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 348,147
Sẽ thật thiếu sót nếu một CV không có phần mục tiêu nghề nghiệp hay một mục tiêu nghề nghiệp sơ sài. Bạn đang băn khoăn không biết viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc như thế nào để phù hợp với giai đoạn hiện tại của bạn? Hãy đọc bài viết dưới đây, sự băn khoăn đó sẽ được giải đáp.
Mục tiêu nghề nghiệp là 1 đoạn văn có vị trí ngay sau phần thông tin cá nhân trong CV hay là một trong những câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Và nó chính là yếu tố có thể giúp bạn ghi điểm với người phỏng vấn.
Xem thêm: Recruiter là gì? Phân biệt Recruiter, Headhunter và Talent acquisition
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp là một cái đích đến trong công việc và kế hoạch bạn lập ra để hướng tới cái đích đến đó. Đây chính là phần cho các ứng viên giới thiệu, bày tỏ những dự định và mong muốn trong từng giai đoạn phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc một mục tiêu dài hạn cho vị trí công việc. Các ứng viên cần xác định rõ mục tiêu đó cũng như là cần phải nêu một mục tiêu thực tế thay vì quá phù phiếm. Qua đó, các nhà tuyển dụng có thể xem xét các kỹ năng cũng như sự phù hợp giữa ứng viên với vị trí công việc và với công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp các nhà tuyển dụng xem xét được sự phù hợp giữa ứng viên với công việc mà còn giúp các ứng viên xác định rõ hướng đi trong tương lai. Từ đó, người tìm việc có thêm động lực, tạo ra các khuôn khổ để thực hiện được đúng hướng đi đó.
Xem ngay: Độ dài “chuẩn” cho bản sơ yếu lý lịch
Tại sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp từ sớm
Và tùy vào từng đối tượng khác nhau mà mục tiêu nghề nghiệp tương ứng sẽ có vai trò cụ thể:
Những người chưa đi làm ở đây đa phần là học sinh/sinh viên. Việc xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp cho bạn trẻ định rõ được hướng đi sau này của mình, tạo tiền đề vững chắc hơn cho sự nghiệp tương lai.
Từ đó, để lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh/ sinh viên có thể tập trung, trau dồi kiến thức hơn trong một lĩnh vực cụ thể mà sau này mình muốn theo đuổi. Chẳng hạn nếu bạn muốn theo đuổi ngành marketing, bạn có thể tập trung vào những nhóm môn, kỹ năng cũng như các hoạt động truyền thông, quảng cáo trong trường và ngoài xã hội.
Và việc không xác định rõ được một mục tiêu cụ sớm cũng có thể khiến bạn mông lung trong tương lai, cảm thấy chán chường và không có động lực phấn đấu.
Đây là đối tượng đã có một định hướng nhất định. Và việc xác định rõ hơn mục tiêu đó sẽ tạo thêm động lực để ứng tuyển vào những vị trí cấp cao và chuyên sâu hơn.
Ngoài ra nếu bạn cảm thấy không còn phù hợp với công việc hiện tại và cảm thấy chán nản, thì việc xác định mục tiêu sau này cũng giúp bạn tìm hiểu rõ hướng đi bạn thực sự muốn, tạo động lực hơn trong công việc để bắt đầu một hành trình mới.
Thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV, nhà tuyển dụng có thể thấy một số khía cạnh về các ứng viên:
Mỗi người có một mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Và mục tiêu nghề nghiệp trong CV đó cũng phần nào thể hiện bạn là người như thế nào.
Nếu bạn là một người tham vọng và cầu tiến trong công việc, thích sự mạo hiểm, ham muốn kiếm được nhiều tiền thì mục tiêu của bạn phải cực kỳ khủng với ngôn từ mạnh mẽ, dứt khoát và thể hiện sự quyết tâm.
Tuy nhiên với những mục tiêu công việc nhẹ nhàng như muốn hòa nhập nhanh, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm,,… thì có thể bạn là một người thích sự ổn định và thanh bình.
Như đã đề cập, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy một phần nào tính cách, khía cạnh con người qua mục tiêu nghề nghiệp mà các ứng viên đề cập. Bạn là một người tham vọng với lý tưởng lớn hay là một người thích sự ổn định trong công việc?
Có những công việc cần người không quá tham vọng và có những công việc cần sự xông pha dũng mãnh trên chiến trường. Và tùy thuộc vào con người bạn, nhà tuyển dụng sẽ nhanh đoán được xem bạn có phù hợp với công việc mà họ đang cần tuyển không.
Bạn có thực sự phù hợp giữa hàng chục CV ứng tuyển
Sẽ chẳng một công ty nào muốn tuyển một nhân viên về và sau quá trình đào tạo giúp họ vững hơn về nghiệp vụ thì họ lại vỗ cánh bay đi cả. Điều này sẽ khiến công ty vừa tốn chi phí, nhân lực cũng như tốn thời gian.
Chính vì vậy mà cả mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn trong công việc bạn phải thực sự gắn bó với công ty. Hãy bày tỏ rằng bạn muốn cống hiến công sức của mình, giúp công ty phát triển và ngày càng tiến xa hơn trong tương lai.
Việc ứng viên định rõ hướng đi trong tương lai cũng góp phần giúp nhà tuyển dụng nhìn ra phần nào kế hoạch cho công việc của bạn. Bạn xác định trong khoảng thời gian này, mình thực hiện được gì và tiến tới đâu, làm gì và lập kế hoạch thế nào cho mục tiêu đó. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tầm nhìn của bạn cũng như cách sắp xếp công việc sau này.
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hiệu quả
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng cách viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho thật ấn tượng đối với nhà tuyển dụng cũng là một bài toán khó. Vậy viết mục tiêu như thế nào để tạo được sự thiện cảm đó?
Thêm nữa, mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp các nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của các ứng viên:
Với mục tiêu ngắn hạn trong CV
Mục tiêu ngắn hạn là việc ứng viên đề cập đến mục tiêu công việc của mình trong 1 khoảng thời gian nhất định. Có thể là 6 tháng, 1 năm hoặc hơn chút. Hãy viết những gì bạn có thể làm và đạt được trong khoảng thời gian đó, mở rộng sự thăng tiến cho mục tiêu dài hạn sau này.
VD: “Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành.. từ trường… Đạt được tấm bằng giỏi và đã từng thực hiện một số dự án nhỏ, tôi có thể tự tin có thể hòa nhập nhanh chóng trong môi trường mới cũng như hoàn thành tốt các chỉ tiêu công việc với tinh thần học hỏi cao, …”
Với mục tiêu dài hạn trong CV
Từ các mục tiêu ngắn hạn ban đầu, bạn có thể triển khai thành các mục tiêu dài hạn. Có thể là 5,10 hay 20 năm, tùy vào định hướng cũng như các kế hoạch phát triển vị trí của bản thân mình.
So với ngắn hạn, bạn có thể viết sâu hơn nữa về mục tiêu dài hạn: “Để nâng cao trình độ, phát triển hơn nữa trong công việc sau này góp phần thúc đẩy, mở ra nhiều lợi ích cho công ty hơn nữa, tôi xác định mình cần phải nỗ lực thêm thật nhiều để trở thành một chuyên viên chuyên nghiệp. Biết rằng quá trình này có thể khá khó khăn nhưng tôi tự tin mình sẽ bỏ ra 100% sự nỗ lực và kiên định, tiến xa hơn với các vị trí quản lý: trưởng phòng, trưởng bộ phận, phó phòng, ...”
Xem thêm: Mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp, ấn tượng
Một sinh viên mới ra trường có thể sẽ thấy khó khăn khi viết mục tiêu nghề nghiệp với nhiều bạn còn định hướng được rõ ràng cũng như chưa biết mình sẽ làm những gì cho tương lai. Tuy nhiên, hãy hướng theo nguyên tắc viết mục tiêu ngắn hạn trước, xác định được mình phù hợp với cái gì rồi mới triển khai sang các mục tiêu dài hạn.
Định hướng rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp cho hiện tại và tương lai
Với mục tiêu ngắn hạn, hãy viết thật súc tích, ngắn gọn và viết những điều trung thực so với các tài lẻ và thế mạnh của mình:
Rồi tiếp theo, suy nghĩ thật kỹ càng về những gì bản thân thực sự mong muốn để xác định cho các mục tiêu dài hạn trong nghề nghiệp tương lai của mình. Và cũng hãy nghiên cứu về mục tiêu của công ty và định hướng bản thân trong mục tiêu đó. Tránh viết quá viển vông, không bám sát với thực tế. VD: “ Sau một thời gian gắn bó với công ty, tôi cảm thấy mình đã hoàn thành tốt công việc và có thể lên chức trưởng phòng trong 1 năm tới”.
Là một mục khá quan trọng giúp tạo ấn tượng đầu tiên của ứng viên đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tạo sự ấn tượng này. Và dưới đây là một số lỗi trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp mà bạn cần lưu ý.
Các lỗi cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp
Với một tin tuyển dụng mà có hàng trăm CV ứng tuyển. Sẽ là hiển nhiên bạn sẽ trở nên nhạt nếu phần mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung.
Cái ''chung chung'' ở đây có nghĩa là không có sự đặc sắc cũng như nét riêng biệt của về người cũng như mục tiêu đối với vị trí việc của công ty đó. Có thể bạn viết sẵn một mục tiêu và cái mục tiêu đó có thể áp dụng cho mọi ngành nghề lẫn mọi công ty. VD: "Tôi muốn sử dụng những kinh nghiệm trước đó của mình để đóng góp vào sự phát triển của công ty cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm".
Tuy nhiên có nhiều nhà tuyển dụng đủ nhạy bén để nhận ra điều đó, học sẽ biết được bạn có thực sự đầu tư và nghiêm túc tìm hiểu về công việc và các kế hoạch tương lai không. Vậy nên các ứng viên đừng lười cập nhật và thay đổi, hãy tìm hiểu kỹ những ý tưởng mục tiêu nghề nghiệp khác nhau và kết hợp với những định hướng của bạn sau này.
Bạn có lý tưởng lớn và có quá nhiều mục tiêu cũng như các kế hoạch trong công việc. Tuy nhiên thay vì trình bày thật dài vào mục tiêu nghề nghiệp, hãy chắt lọc những ý chính, những dự định cốt lõi.
Bạn nghĩ viết dài mà bạn có thể cho các nhà tuyển dụng thấy tâm huyết của bạn. Tuy nhiên thông thường, với hàng chục thậm chí là hàng trăm các CV được gửi đến, các nhà tuyển dụng chỉ dành được vài phút để đọc CV của bạn. Và nếu quá dài thì có thể nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu và không có thời gian để lướt qua các phần thông tin khác của bạn.
Thay vì quá tập trung vào bản thân bằng cách đưa ra những mục tiêu lớn cũng như định hướng trong tương lai của bạn thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến tiếng nói chung giữa bản thân với công việc, với công ty. Bởi nếu các nhà tuyển dụng không thấy được lợi ích mà bạn tạo được cho công ty sau này, sẽ chẳng ai muốn tuyển bạn đâu. Vậy nên hãy lồng ghép những kế hoạch của bạn vào các mục tiêu và lợi ích của công ty. Có như vậy, CV của bạn mới dễ dàng lọt vào tầm mắt của các nhà tuyển dụng.
Một điều khá quan trọng cũng cần chú ý nữa với các ứng viên là cần thể hiện rõ ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình.
Như ở trên đã trình bày, bạn cần nêu rõ những định hướng trong tương lai. Bạn sẽ làm được những gì trong tương lai gần và có thể phấn đấu, bước tiến đến đâu trong tương lai xa hơn. Có như vậy thì các nhà tuyển dụng mới thấy được sự dụng tâm của bạn cũng như sự phù hợp giữa bạn và vị trí mà họ cần tuyển dụng.
Việc xuất hiện các lỗi chính tả cũng như các câu từ lan man có thể cho thấy sự không chuyên nghiệp và không chuyên tâm của bạn. Nó thể hiện bạn là người thiếu sự cẩn thận khi không kiểm tra kỹ càng lại CV của mình. Có thể một số nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận bỏ qua lỗi đó nhưng một số khác lại không thể chấp nhận được ứng viên mình cần tìm mắc một lỗi khá cơ bản như vậy.
Cho nên đừng ngại bỏ ra vài phút để chau chuốt lại câu từ cũng như kiểm tra cẩn thận lại các lỗi chính tả. Mất thêm vài phút nhưng lại đổi lại được công việc mà mình mong muốn.
Bạn có tham vọng, lý tưởng lớn trong công việc là tốt. Hãy cứ trình bày quan điểm của mình trong mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, tham vọng ở đây phải sát với thực tế cũng như thực lực của bản thân mình. Không nên quá ba hoa và viển vông về những điều quá xa rời. Bản phải xác định được năng lực của bản thân đến đâu hay những yêu cầu của công việc để đưa ra những đích đến, những mục tiêu phù hợp nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp, nhìn qua tưởng đơn giản nhưng nhiều khi đó là phần có thể khiến bạn ứng tuyển thành công hay không. Hy vọng qua bài viết trên, CareerViet đã phần nào giúp bạn hiểu rõ và biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV chính xác và phù hợp nhất cho bạn.
Và nếu bạn đang cần tìm việc làm, truy cập ngay CareerViet.vn. Là một trang web tuyển dụng có uy tín và quy mô, bạn có thể dễ dàng tìm một công việc thích hợp giữa hàng trăm tin tuyển dụng được cập nhật mới mỗi ngày.
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện đích đến cũng như định hướng tương lai trong giai đoạn ngắn hạn hoặc dài hạn.
Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới tốt nghiệp là bám sát thực tế, viết súc tích, ngắn gọn, không dài dòng,.. Để xem thêm chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mời bạn xem thêm trên bài viết nhé!
Thêm nữa, với công cụ CVHay, bạn sẽ có thể thiết kế ra những mẫu CV chuyên nghiệp và đẹp mắt, gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng. Đồng hành cùng đó là công cụ CareerMap sẽ giúp đỡ bạn trong việc định hướng nghề nghiệp, tìm ra lộ trình cho bản thân mình. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp sau này!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function