Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 15,414
Ông bắt đầu làm cho Caltex với chân bán hàng, để rồi 10 năm sau trở thành Chủ tịch Công ty dầu nhờn Caltex tại Việt Nam - ông Lê Văn Khải. Ông không gọi đó là thành công, mà đó là những gì ông có được nhờ biết nhìn thẳng vào thực tế để sống, để làm việc. Khi ở bộ phận thanh quyết toán của một công ty xây dựng nhà nước, ông từng “bôn ba” qua Iraq để làm công nhân vào những năm 1989-1991. Ông cũng trải qua nhiều nghề trong giai đoạn đất nước mở cửa…
* Hai năm làm việc ở Iraq giúp ông rút ra điều gì?
- Lúc đó, đi ngoại quốc được coi như là một ân huệ. Tuy nhiên, qua đó, phần lớn kỹ sư làm công việc của công nhân, bác sĩ làm y tá. Trước thực tế đó, có khá nhiều người đã bị “sốc” và ngồi than thời trách phận. May mắn là tôi đã lạc quan và chịu đựng vất vả khá tốt. Hơn nữa, tôi cho rằng nên nhìn thẳng vấn đề để giải quyết hơn là ngồi than thở. Ở lại có cái giá của sự ở lại, nếu anh chịu không được có thể đi về. Mọi việc có 50% là quyết định của mình.
* Trong 10 năm qua, kể từ khi vào Caltex, điều gì giúp ông đứng được đến vị trí hiện giờ?
- Khi về Caltex, lúc đó mới chỉ là một văn phòng đại diện có vài người. Chiếc cửa hỏng - có tôi, cửa kính vỡ - tôi thay, xây văn phòng - tôi đứng trông coi từng li từng tí. Tôi đã tham gia vào những “dự án” như vậy đấy.
Nói đến điểm tốt thì tôi cũng có đấy. Sở trường của tôi là không giấu dốt. Có thể nói tôi là người có khả năng không giấu dốt tốt hơn người bình thường một chút. Với tư tưởng không giấu dốt, mình sẽ cởi mở trong suy nghĩ, điều chỉnh được điểm yếu khi có người góp ý kiến. Chính vì vậy, ngay cả trong những cuộc họp của các giám đốc khu vực, tôi vẫn rất thoải mái để học hỏi và “bắt chước”. Nói thật, chỉ mỗi bắt chước thôi là cũng đủ giỏi rồi.
* Từ xây dựng chuyển qua một lĩnh vực hoàn toàn mới, theo ông, vì sao Caltex chấp nhận ông?
- Lúc đó các công ty Mỹ hy vọng ở mình điều gì? Theo tôi, chỉ có logic suy nghĩ mới thuyết phục được các công ty Mỹ. Bằng cấp là để đảm bảo anh không phải là “trẻ con”. Họ sẽ đào tạo anh từ đầu. Hơn nữa, tôi may mắn làm việc ở một tập đoàn lớn, tiếp xúc với nhiều cơ hội để tập luyện và phát triển suy nghĩ của mình. Nghĩ lại, nếu bây giờ vác đơn đi xin việc với trình độ thời ấy chắc tôi cũng “rớt” dài. Chẳng qua ngày đó các công ty cần có người như vậy.
* Là tổng giám đốc một công ty nước ngoài, dưới ông chắc có nhiều chuyên gia nước ngoài. Ông có chịu sức ép công việc?
- Toàn bộ nhân viên của Caltex Việt Nam hiện nay là người Việt Nam, không có người nước ngoài. Giám đốc nhà máy Caltex là một người Việt Nam “cực kỳ” khá. Người Mỹ rất “vô tình”, họ không chú trọng anh là người nước nào. Chi phí được đặt lên hàng đầu. Nếu mình làm được việc mà chi phí giảm thì đương nhiên sẽ được trọng dụng. Trong số các giám đốc khu vực, chỉ có hai người là người bản xứ, còn lại đứng đầu là người nước ngoài.
* Việt Nam đang thử nghiệm mô hình giám đốc làm thuê. Theo ông, các tập đoàn nước ngoài có cơ chế gì để vừa kiểm soát, vừa có thể trao quyền để các giám đốc phát huy hết hiệu quả?
- Tôi đang đảm nhiệm 3 chức vụ. Chức Chủ tịch Caltex Việt Nam chuyên phát ngôn và đại diện cho hoạt động của Caltex tại Việt Nam. Chức thứ hai là Tổng giám đốc của Công ty TNHH Caltex dầu nhờn Việt Nam. Chức vụ chính yếu của tôi là Tổng giám đốc bán hàng và tiếp thị của dầu nhờn tại Việt Nam và Campuchia, đây thực chất mới là nhiệm vụ với những khó khăn hàng ngày mà tôi phải đương đầu.
Tôi được trao quyền để hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hoạt động đó. Tuy nhiên, ở các công ty Mỹ, việc trao quyền cho một người không bao giờ ở mức độ tối thượng để lũng đoạn một công ty. Nhiệm vụ được chia rạch ròi để kiểm tra chéo lẫn nhau. Hơn nữa, còn có hệ thống kiểm toán. Kiểm toán “nó” ghê lắm, mình trả tiền mà “nó” chẳng coi mình ra gì, việc “nó” cứ thế mà làm thành hệ thống, có muốn “bắt tay” cũng không được.
* Hiện nay, các bạn trẻ ra trường có khuynh hướng thành lập công ty riêng. Ông nghĩ gì về điều này?
- Khi nước Nhật trả lời câu hỏi nền kinh tế dựa vào đâu, tôi cứ chăm chăm cho là các tập đoàn lớn của Nhật. Nhưng không phải, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Nhật 95% là dựa vào các công ty vừa và nhỏ. Xu hướng mở các công ty kinh doanh của các bạn trẻ là tốt, không có gì sai, phù hợp với khu vực Đông Nam Á chúng ta. Điều này giúp cho nền kinh tế của bất kỳ nước nào cũng trở nên linh hoạt hơn.
* Gia đình có là động lực để ông làm việc?
- Nói tới gia đình là nói tới nghỉ ngơi, là chỗ dựa, là giảm stress. Tôi “thích” vợ và con tôi lắm. Đối với tôi, gia đình là “khu vực” giảm stress rất tuyệt. Nhiều người hạn chế tiếp xúc với khu vực bị stress, đôi khi lại stress hơn, vì có thể dẫn đến tình hình kinh doanh tệ chẳng hạn. Có người thích “bồ nhí”, nếu xác định đó là điểm làm mình giảm stress thì cứ thế mà tiến tới thu xếp để… không bị stress. Tôi nghĩ, cái gì làm cho mình thích thì mình cố gắng bảo vệ nó. Mấu chốt là mình nhìn thẳng vấn đề để giải quyết.
Source: Theo TN
Please sign in to perform this function